Đau họng là tình trạng viêm ở cổ họng, thường do virus hoặc nhiễm vi khuẩn gây ra. Thực tế theo như Hapacol nhận định, đau họng trong thai kỳ là một vấn đề không nghiêm trọng vì bệnh sẽ tự khỏi trong 7 ngày.
Tuy nhiên, mang thai là giai đoạn khá “nhạy cảm” nên việc đau họng có thể khiến mẹ bầu thêm khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Để điều trị tình trạng này, bạn cần xác định chính xác triệu chứng và có biện pháp chữa đau họng cho bà bầu hiệu quả
1. Các triệu chứng đau họng trong thai kỳ
Một số triệu chứng đau họng mẹ bầu có thể mắc phải như:
- Cổ họng đỏ
- Khó nuốt
- Cơn đau dai dẳng trong cổ họng
- Sốt
- Đau tai
- Amidan sưng và đỏ
- Khàn giọng
Mẹ bầu có thể không mắc tất cả các triệu chứng cùng một lúc. Vì vậy, hãy đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng kéo dài hơn 7 ngày.
2. Nguyên nhân nào gây đau họng trong thai kỳ?
Việc hiểu rõ nguyên nhân nào gây đau họng trong thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.
Các nguyên nhân gây đau họng trong thai kỳ như:
- Nhiễm virus: Phần lớn các trường hợp đau họng là do nhiễm virus. Đau họng do nhiễm virus thường tự hết trong vòng 7 ngày và không thể điều trị bằng kháng sinh.
- Nhiễm vi khuẩn: Nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây đau họng và có thể được điều trị bằng kháng sinh theo toa. Viêm họng liên cầu khuẩn là một trong những loại nhiễm trùng do vi khuẩn phổ biến nhất gây đau họng. Một trong những đặc điểm nổi bật của viêm họng liên cầu khuẩn là lớp phủ màu trắng hoặc đốm trắng trong cổ họng cùng với sốt cao. Bạn hãy dùng đúng liệu trình điều trị kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, không ngưng nửa chừng dù các triệu chứng đã cải thiện. Tình trạng kháng kháng sinh do điều trị không đủ có thể dẫn đến nhiễm trùng nhiều hơn với vi khuẩn thậm chí mạnh hơn.
- Chất kích thích từ môi trường: Có nhiều chất từ môi trường có thể kích thích cổ họng và đường mũi, khiến bạn khó chịu, bao gồm không khí khô, bụi, phấn hoa, các chất gây dị ứng khác, khói và hóa chất. Nếu một chất kích thích từ môi trường khiến bạn bị đau họng, cách tốt nhất để điều trị là tránh các yếu tố gây kích ứng. Nếu không khí nơi bạn ở quá khô, hãy thử dùng máy tạo độ ẩm trong phòng nhé.
- Hội chứng chảy dịch mũi sau: Khi xoang chảy dịch, chất nhầy chảy xuống cổ họng, khiến bạn cực kỳ khó chịu và có thể bị ho mãn tính. Đây thường là một triệu chứng thứ phát sau khi điều trị nhiễm trùng xoang.
- Hệ miễn dịch yếu: khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu sẽ suy giảm để bảo vệ thai nhi không bị cơ thể mẹ tấn công. Điều này sẽ khiến cơ thể người mẹ dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn gây ra tình trạng viêm hơn, trong đó có đau họng.
- Thay đổi hormone trong thai kỳ: sự thay đổi hormone trong thai kỳ có thể gây ra triệu chứng ở miệng, như khô miệng, khát nước quá mức và đau họng.
- Trào ngược axit: Trào ngược axit xảy ra khi các chất trong dạ dày, bao gồm axit dạ dày trào ngược vào thực quản. Trào ngược axit gây ra một số dấu hiệu, một trong những triệu chứng thứ phát là đau họng. Tình trạng này phổ biến trong thai kỳ vì quá trình tiêu hóa chậm và hệ tiêu hóa bị ép.
Thực tế, những nguyên nhân trên có thể không chỉ gây ra đau họng mà còn gây ra viêm họng liên cầu khuẩn.
3. Mẹo giúp giảm đau họng cho bà bầu
Những mẹo đơn giản sau đây có thể giúp bạn giải quyết cơn đau họng khi mang thai mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
Nên làm
- Uống nhiều nước và không để cơ thể thiếu nước.
- Dùng các loại trà thảo dược như trà chanh và trà xanh để giảm cảm giác khó chịu và đau ở cổ họng.
- Xông hơi có thể giúp giảm nghẹt mũi và đau do nhiễm trùng cổ họng.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý ít nhất ba lần một ngày vì muối chống lại vi khuẩn. Bạn cũng có thể thêm một nhúm bột nghệ vào nước muối vì đây là chất chống viêm và sát trùng tự nhiên.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, gồm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.
- Nghỉ ngơi đầy đủ.
- Rửa tay mỗi khi bạn hắt hơi hoặc ho. Đây là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Không nên làm
- Dùng đồ uống lạnh và có ga trong khi bị viêm họng. Những đồ uống này có thể làm tình trạng nặng thêm.
- Dùng thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến, đặc biệt là những thực phẩm có nhiều phẩm màu và chất bảo quản.
- Dùng chung đồ dùng, khăn hoặc cốc với người bị nhiễm trùng cổ họng vì bạn có thể mắc bệnh này.
- Nói quá nhiều vì dây thanh quản không được nghỉ ngơi và làm tình trạng thêm nặng hơn.
- Hút thuốc và hút thuốc thụ động vì nó có thể làm tình trạng bệnh tồi tệ hơn.
Ngoài việc chăm sóc bản thân, bạn có thể muốn thử một số biện pháp khắc phục tại nhà để giảm đau họng nhanh chóng.
4. 5 cách chữa đau họng cho bà bầu tại nhà hiệu quả
Thực tế, một số biện pháp tại nhà có thể giúp mẹ bầu giảm đau họng hiệu quả, chẳng hạn như:
Trà chanh mật ong
Mật ong giúp làm dịu cổ họng. Chanh giúp chống vi khuẩn và làm sạch chất nhầy trong cổ.
Cách chuẩn bị:
- Một cốc nước nóng
- Thêm mật ong và nước chanh
- Để nguội và uống
Xông hơi hoặc làm ẩm khoang mũi
Xông hơi làm ẩm màng nhầy và giúp cổ họng không bị khô. Bạn cũng có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ ẩm không khí trong phòng.
Cách sử dụng:
- Đun sôi nước trong một nồi lớn
- Đưa mặt vào gần nồi nước sôi, giữ khoảng cách vừa đủ để không làm bỏng da
- Xông hơi trong vài phút
Súc miệng bằng nước muối sinh lý
Đây là một trong những biện pháp khắc phục đau họng tại nhà an toàn nhất. Nước muối hydrat hóa màng nhầy ở họng và làm dịu kích ứng.
Cách sử dụng:
- Dùng nước muối sinh lý súc miệng trong mỗi một giờ để giảm đau
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc là một loại thuốc giảm đau tự nhiên và chống vi khuẩn. Nó giúp giảm viêm và làm dịu kích ứng.
Cách chuẩn bị:
- Một ly nước sôi
- Thêm một túi trà hoa cúc vào nước sôi và ngâm trong 5 phút
- Sau 5 phút, bỏ túi trả và thêm vào ly trà mật ong để uống
Trà gừng
Gừng có đặc tính chống nấm và kháng khuẩn, đồng thời giúp giảm viêm họng.
Cách chuẩn bị:
- 1 ly nước nóng và một lát gừng tươi dày khoảng 2cm
- Bỏ gừng vào ly nước trong 5 phút.
- Sau đó, bạn có thể bỏ mật ong để dễ uống
Bên cạnh việc điều trị hiệu quả, bạn cũng cần tránh các biện pháp gây nguy hiểm cho quá trình mang thai.
5. Những loại thuốc có thể dùng để chữa đau họng cho bà bầu
Đối với các tình trạng đau họng nặng và các biện pháp điều trị tại nhà không hiệu quả, bạn có thể sử dụng thuốc chữa đau họng. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, cho dù là thuốc không kê đơn, vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.
Một số loại thuốc dùng để chữa đau họng cho bà bầu như:
- Kháng sinh: thông thường, bạn chỉ được dùng kháng sinh khi có sự chỉ định của bác sĩ vì thuốc có rất nhiều tác dụng phụ. Họ sẽ biết loại kháng sinh nào là an toàn nhất cho thai nhi và theo dõi chặt chẽ quá trình điều trị của bạn.
- Paracetamol (Hapacol): paracetamol là hoạt chất rất quen thuộc trong các thuốc giảm đau, có tác dụng giảm đau và hạ sốt hiệu quả. Mặc dù đã được chứng minh an toàn cho mẹ bầu, nhưng việc sử dụng quá nhiều paracetamol có thể gây tổn thương gan.
- Thuốc trị ho
- Thuốc xịt họng
- Thuốc kháng axit: nếu bạn bị đau họng do trào ngược axit, bạn có thể sử dụng thuốc kháng axit để điều trị. Tuy nhiên, hãy hỏi bác sĩ để được chỉ định loại thuốc an toàn cho thai nhi nhé.
6. Phòng ngừa đau họng cho bà bầu hiệu quả
Những phụ nữ đang mang thai rất yếu trong sức đề kháng trước tác nhân từ môi trường, thời tiết… Để đối phó với các tác nhân có hại này, một vài mẹo sau sẽ rất hữu ích mà ai cũng nên biết:
- Không ăn thức ăn cay, mặn và nóng.
- Không tiếp xúc với môi trường thuốc lá
- Không ăn đồ ăn lạnh và tắm nước lạnh vào ban đêm.
- Không tiếp xúc với những người đang bị viêm họng, viêm mũi, cảm.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, hút bụi và diệt khuẩn trong môi trường.
- Giữ ấm cơ thể, ăn mặc với chất liệu thoải mái để có thể không bị lạnh khi thời tiết thay đổi và tránh tiếp xúc với máy lạnh.
Tuy vậy, viêm họng ở bà bầu không phải là một bệnh quả nghiêm trọng, nhưng cũng phải hết sức cẩn thận để đảm bảo cho mẹ và bé đều khỏe mạnh, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Đặc biệt phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để không dẫn đến những hậu quả khó lường sau này. Hãy đến tìm bác sĩ ngay khi thấy tình trạng bệnh ngày càng nặng, ho khan, nóng sốt kéo dài.
7. Những phương pháp nên tránh xa khi chữa đau họng cho bà bầu tại nhà
Đối với mẹ, một số biện pháp điều trị đau họng tại nhà có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, chẳng hạn như dùng:
- Aspirin
- Ibuprofen
- Các loại trà có chứa caffeine
- Các thực phẩm bổ sung có chứa vitamin C. Thực phẩm bổ sung vitamin C có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, thường an toàn cho người dùng. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu, dùng nhiều vitamin C có thể gây sinh non. Vì vậy, nếu muốn dùng thêm thực phẩm chứa vitamin C trong thai kỳ, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.
- Viên ngậm bổ sung kẽm. Tương tự vitamin C, dùng quá nhiều kẽm cũng gây hại cho thai nhi. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi dùng viên ngậm bổ sung kẽm.
Đau họng trong thai kỳ có nguy hiểm không?
Đau họng thực chất không phải là một vấn đề nguy hiểm đối với mẹ bầu và không gây bất cứ biến chứng nào. Tuy nhiên, nó có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Vì vậy, hãy đến gặp bác sĩ để có được hướng dẫn điều trị tốt nhất.
Đau họng có phải dấu hiệu sớm của mang thai?
Mặc dù không có bằng chứng khoa học, nhưng những thay đổi trong hormone estrogen và progesterone có thể dẫn đến đau họng cùng với các ảnh hưởng khác như buồn nôn và đau đầu.
Mẹ bầu có thể bị đau họng kèm với các triệu chứng mang thai khác. Hơn nữa, đau họng không phải là một triệu chứng bắt buộc, vì vậy không phải tất cả phụ nữ mang thai đều bị đau họng.
Nguồn tham khảo:
Home Remedies For Sore Throat During Pregnancy. https://www.momjunction.com/articles/tips-to-get-rid-of-sore-throat-during-pregnancy_0079265/
How to Deal With a Sore Throat While Pregnant. https://momlovesbest.com/sore-throat-during-pregnancy
- Bình luận bằng Facebook
- Bình luận
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!