Gợi ý cách trị viêm chân lông lâu năm hot nhất hiện nay 2023

1Dùng xà phòng khi tắm

Tắm bằng xà phòng và nước ấm hai lần một ngày, sử dụng khăn khô sạch và không dùng chung với bất kỳ ai. Ngoài ra, nên sử dụng xà phòng và nước ấm để giặt quần áo cũng như khăn tắm đã tiếp xúc với vùng bị viêm nang lông.

Sử dụng xà phòng khi tắm

Sử dụng xà phòng khi tắm

2Mặc quần áo rộng và thoáng mát

Viêm nang lông đôi có thể xảy ra khi có sự ma sát của quần áo vào da gây kích ứng hoặc khi da cọ xát với da.Tránh mặc các loại quần áo như quần tập yoga, các loại quần bó hoặc các trang phục khiến hai vùng da cọ xát vào nhau. Ngoài ra, da ẩm ướt cũng khiến tình trạng nhiễm trùng dễ xảy ra hơn.

Bạn nên mặc quần áo rộng rãi được làm từ các loại vải thoáng khí hoặc hút ẩm, nên lau khô hoặc thay đồ ngay nếu bạn ra nhiều mồ hôi.

Mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí, hút ẩm

Mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí, hút ẩm

3Chườm ấm

Sử dụng một miếng gạc hoặc khăn ẩm và ấm đã được làm sạch và tiệt trùng ấn nhẹ lên vùng da bị viêm có thể giúp làm dịu cơn đau và sưng khi bị viêm nang lông. Bạn có thể thực hiện chườm ấm theo các bước sau:

  • Đun sôi 2 đến 3 cốc nước.
  • Để nước nguội cho đến khi nước ấm hoặc ở nhiệt độ phòng.
  • Thêm 1 thìa cà phê muối ăn và khuấy đều.
  • Ngâm miếng gạc sạch vào dung dịch muối.
  • Vắt bớt nước.
  • Ấn nhẹ khăn lên da.
  • Lặp lại nhiều lần trong ngày, dùng khăn sạch ở mỗi lần lặp lại.

Chườm ấm giúp làm dịu cơn đau

4Thoa gel lô hội

Gel lô hội có khả năng làm dịu tình trạng ngứa, mẩn đỏ và sưng tấy, chữa lành da nhanh hơn và cũng có thể giúp ngăn chặn một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Khi bị viêm nang lông, bạn có thể bôi gel lô hội nguyên chất, không pha thêm bất kỳ chất hóa học nào. Bôi gel lên da sau khi làm sạch vùng da bằng xà phòng và nước để có thể cải thiện tình trạng viêm.

Gel lô hội làm dịu tình trạng ngứa, mẩn đỏ và sưng tấy

5Rửa oxy già

Oxy già có thể giúp loại bỏ một số vi khuẩn và nấm gây viêm nang lông theo cách sau:

  • Pha loãng oxy già với nước sạch, vô trùng hoặc sử dụng trực tiếp.
  • Thoa hỗn hợp lên da bằng tăm bông hoặc có thể sử dụng bình xịt nhỏ cho vùng da lớn hơn.
  • Để khô và thực hiện thoa lại nếu cần.

Lưu ý: tránh sử dụng oxy già trên những vùng da khỏe mạnh để hạn chế tiêu diệt những vi khuẩn có lợi cho da.

Oxi già loại bỏ vi khuẩn và nấm

6Thoa thuốc kháng sinh

Thuốc mỡ, gel hoặc kem bôi chứa kháng sinh có thể giúp bạn làm sạch vùng viêm nang lông nhỏ. Bạn hãy dùng tăm bông sạch bôi vào vùng da bị viêm. Tuy nhiên, tránh sử dụng quá nhiều thuốc chứa kháng sinh và chỉ sử dụng ở những nơi cần thiết.

Thoa thuốc kháng sinh khi cần thiết

7Dùng kem dưỡng giảm ngứa da

Các loại kem dưỡng giảm ngứa da chứa thành phần hydrocortisone, một loại thuốc steroid giúp giảm ngứa, sưng và đỏ – triệu chứng của viêm nang lông. Bạn chỉ nên bôi một lớp mỏng lên vùng da bị viêm và rửa tay sạch sau khi sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Sử dụng kem dưỡng giảm ngứa da

Sử dụng kem dưỡng giảm ngứa da

8Quấn băng ướt

Liệu pháp quấn ướt là một cách giúp giảm ngứa và kích ứng da, giảm các triệu chứng của viêm nang lông. Đặc biệt khi quấn băng ướt, bạn có thể hạn chế gãi vào vùng da bị viêm, giúp ngăn ngừa tình trạng trở nên tồi tệ hơn hoặc lây lan sang các vùng cơ thể khác, đẩy nhanh quá trình chữa lành.

Thao tác quấn băng ướt được thực hiện theo trình tự sau:

  • Rửa sạch khu vực viêm và tay của bạn bằng nước ấm và xà phòng.
  • Dùng một miếng vải cotton sạch được cắt thành dải hoặc băng gạc – loại dùng để băng vết cắt.
  • Nhúng bông hoặc băng gạc vào nước vô khuẩn hoặc nước đun sôi để nguội.
  • Vắt hết nước và đắp lên vùng da của bạn.
  • Lặp lại cho đến khi hết toàn bộ vùng da bị viêm nang lông.
  • Đắp lớp khăn khô bên ngoài lớp băng ướt, để trong tối đa 8 giờ .
  • Tháo băng và sử dụng vải hoặc gạc mới nếu bạn muốn băng lại phần quấn ướt.

Đắp khăn ướt tối đa 8 giờ

9Tránh cạo lông và tẩy lông

Một số tình trạng viêm nang lông xảy ra khi cạo râu do kích ứng, làm nở các nang lông và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, tránh cạo râu khi gặp tình trạng viêm nang lông. Trong trường hợp phải cạo râu, hãy dùng lưỡi dao sạch, sắc bén và làm sạch bằng nước ấm, xà phòng trước và sau khi cạo râu.

Ngoài cạo, tẩy lông (waxing) cũng là một trong những trường hợp gây viêm nang lông. Cũng cùng nguyên nhân trên, tẩy lông có thể làm nang lông nở ra quá nhiều, dẫn đến lông mọc ngược và nhiễm trùng da.

Do đó, hãy thử các loại phương pháp tẩy lông khác hoặc tẩy lông bằng laser, giúp bạn cạo hoặc tẩy lông ít thường xuyên hơn, hạn chế tình trạng viêm nang lông.

Cạo râu có thể gây viêm nang lông

10Dùng tinh dầu

Các nghiên cứu y học cho thấy một số loại tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm giúp điều trị viêm nang lông bao gồm [1]:

  • Tinh dầu quế.
  • Tinh dầu chanh.
  • Tinh dầu đinh hương.
  • Tinh dầu tràm.
  • Tinh dầu hoa cúc.
  • Tinh dầu Bạch đàn.

Bạn nên thêm một vài giọt vào kem dưỡng ẩm, không nên dùng trực tiếp tinh dầu trên da hoặc sử dụng với lượng quá nhiều trong 1 lần vì có thể gây kích ứng.

Lưu ý: tránh sử dụng tinh dầu cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Tinh dầu giúp điều trị viêm nang lông

11Khi nào gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Hãy đặt lịch hẹn gặp bác sĩ nếu tình trạng viêm nang lông của bạn lan rộng hoặc các triệu chứng không biến mất sau một vài ngày để nhận được sự tư vấn và kê đơn thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm cần thiết, giúp kiểm soát tình trạng bệnh.

Chẩn đoán bệnh viêm nang lông

Bác sĩ có thể chẩn đoán viêm nang lông bằng cách xem xét tình trạng da và tiền sử bệnh của bạn bằng kỹ thuật soi da bằng kính hiển vi.

Trong trường hợp phương pháp xét nghiệm cơ bản không hiệu quả, các bác sĩ có thể dùng phương pháp sinh thiết da bằng cách sử dụng tăm bông để lấy mẫu da hoặc tóc bị nhiễm trùng của bạn, gửi đến phòng thí nghiệm để giúp xác định nguyên nhân gây ra nhiễm trùng, loại trừ các bệnh lý khác.

Soi da bằng kính hiển vi là một phương pháp chẩn đoán thông dụng

Soi da bằng kính hiển vi là một phương pháp chẩn đoán thông dụng

Các bệnh viện điều trị viêm nang lông uy tín

  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Da liễu Trung ương – Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Hà Nội (cơ sở 1), Bệnh viện Bạch Mai – Khoa Da liễu,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh – Khoa Da liễu – Thẩm mỹ,…
  • Tác dụng của yến mạch đối với làn da
  • Những tác dụng tuyệt vời từ nghệ đối với chăm sóc da
  • Tác dụng của bạc hà trong làm đẹp, cách phân biệt bạc hà với húng lủi