Mấy ngày gần đây chúng tôi liên tục tư vấn cho các trường hợp em bé bị nấm miệng/đẹn miệng/tưa lưỡi. Rất nhiều trong số đó là các em bé dưới 6 tháng,.kể cả những bé bú mẹ hoàn toàn. Một trong những sai lầm lớn nhất của các mẹ là cho rằng.“Bé dưới 6 tháng tuổi không tuyệt đối không được uống nước”. Với quan điểm này rất nhiều mẹ không bao giờ vệ sinh miệng lưỡi cho bé,.không tráng miệng một chút nước lọc sau khi bé bú mẹ hoặc bú bình. Điều này dẫn đến nguy cơ cao.bé bị nấm miệng hay còn gọi đẹn miệng, tưa lưỡi. Một số thông tin dưới đây chúng tôi hy vọng sẽ hữu ích với nhiều mẹ trong việc phòng ngừa và chữa trị nấm miệng ở trẻ nhỏ.
I. Nấm miệng – đẹn miệng – tưa lưỡi ở trẻ nhỏ là gì?
Nấm miệng là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em. Nấm miệng được dân gian gọi là đẹn trăng hay tưa lưỡi. Bệnh nấm miệng là do nấm Candida albicans gây nên. Đây là một loại nấm men thường có trong khoang miệng của trẻ. Loại nấm này sinh sôi nhanh chóng và gây bệnh, bắt đầu là những chấm trắng nhỏ.xuất hiện ở phía trên đầu lưỡi, sau đó lan rộng thành mảng trắng trên mặt lưỡi.
Trẻ còn bú mẹ có thể bị tái nhiễm nấm do núm vú mẹ mang nấm Candida.(biểu hiện là núm vú mẹ đau, rát, bỏng, ngứa hay xuất hiện ban màu hồng…). Khi đó nên kết hợp điều trị nấm tại núm vú của mẹ.
Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi mắc nấm miệng thường do vật dụng có mang nấm Candida hay núm vú mẹ nhiễm nấm,.không vệ sinh miệng lưỡi hoặc nấm từ các đồ dùng vật dụng truyền sang cho bé qua đường miệng. Trẻ trên 6 tháng tuổi mắc nấm miệng thường do.dùng các loại thuốc kháng sinh kéo dài, trẻ có hệ miễn dịch suy giảm, đề kháng yếu.
II. Nấm miệng ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
Nếu để lâu, nấm sẽ ăn loang khắp lưỡi, làm mất vị giác, khiến trẻ biếng ăn, đau đớn, khó bú, bỏ bú và quấy khóc. Nếu nấm mọc dày có thể lan vào đường thở gây viêm phổi,.nấm phổi, lan xuống dạ dày gây tiêu chảy rất nguy hiểm.
Những trẻ có sức đề kháng kém cũng thường bị nấm lưỡi rất nặng, trẻ dùng thuốc corticoid đường hít (ở trẻ hen suyễn),.trẻ dùng thuốc kháng sinh thường xuyên là những trẻ có nguy cơ và hay bị nấm lưỡi.vì thuốc kháng sinh làm hệ cân bằng vi sinh trong cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng tạo điều kiện cho nấm lưỡi phát triển.
III. Tiếp cận xử lý nấm miệng cho trẻ nhỏ như thế nào để hiệu quả?
Khi bị nấm lưỡi, nếu ở mức độ nhẹ, có thể dùng nước muối để súc miệng hàng ngày. Với trẻ bé hơn có thể dùng gạc sạch, thấm dung dịch.nước muối sinh lý và lau miệng, lưỡi cho bé nhiều lần trong ngày.
Trường hợp khi bé bị nặng hơn, mẹ có thể dùng một số loại thuốc kháng nấm, hoặc sử dụng Dizigone là dung dịch kháng khuẩn kháng nấm rất hiệu quả trong trường hợp này.
Với một số thuốc kháng nấm, mẹ có thể sử dụng để rơ miệng cho bé.4 lần một ngày, thường điều trị trong 7 ngày là bé sẽ khỏi.
Ngoài ra có một số thuốc kháng nấm dạng gel. Tuy nhiên khi sử dụng dạng này với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần phải thận trọng để chắc chắn rằng gel không làm tắc nghẽn cổ họng. Với các thuốc kháng nấm chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, thận trọng khi đang cho bé dùng nhiều loại thuốc vì có thể xảy ra tương tác.
Bên cạnh các chất kháng nấm thông thường, mẹ có thể sử dụng dung dịch kháng khuẩn kháng nấm bằng ion oxy hóa như Dizigone. Dùng gạc sạch tẩm Dizigone để lau miệng, hoặc súc miệng trực tiếp 2-3 lần/ngày, làm trong 7-10 ngày cho sạch nấm miệng.
Dung dịch Dizigone – lựa chọn xử lý nấm miệng ở trẻ nhỏ tại nhà của nhiều bà mẹ
Phản hồi hiệu quả khi dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone xử lý nấm miệng
Xem thêm phản hồi của khách hàng và đặt mua sản phẩm Dizigone qua Shopee:
IV. Những lưu ý khi chữa trị nấm miệng ở trẻ nhỏ
1. Rơ miệng đúng cách
Vì rơ miệng có thể kích thích gây nôn ói cho trẻ, nên thời điểm rơ miệng.tốt nhất là lúc bụng bé đói, không có thức ăn. Các mẹ nên làm theo các trình tự sau:
- Trước tiên cần vệ sinh tay mẹ thật sạch sẽ, sau đó lấy miếng gạc rơ miệng quấn quanh ngón tay (ngón tay để rơ miệng phải có kích cỡ phù hợp độ rộng của miệng bé) và nhúng trong nước sôi để nguội để làm mềm miếng gạc rơ miệng nhằm tránh cọ xát mạnh làm đau bé.
- Dùng miếng gạc thấm thuốc chống nấm, hoặc Dizigone với lượng vừa đủ. Nếu nấm miệng xuất hiện ở nhiều nơi, nên rơ theo thứ tự từ hai bên má, vùng khác trong vòm miệng và rơ lưỡi sau cùng, từ ngoài vào trong để giảm thiểu nguy cơ nôn ói cho trẻ.
- Do bệnh dễ tái phát nên sau khi hết triệu chứng, vẫn phải tiếp tục rơ cho trẻ ít nhất 2 ngày, phải phối hợp vệ sinh răng miệng. Không nên cho trẻ bú hay ăn uống trong vòng 20 phút sau khi rơ miệng.
Phản hồi của khách hàng sau khi được xử lý khỏi nấm miệng bằng Dizigone
2. Những điều cha mẹ không nên làm khi trẻ bị nấm miệng
- Chú ý không nên cậy những chấm trắng trên lưỡi trẻ vì sẽ gây chảy máu, dẫn đến nhiễm trùng.
- Không nên lấy mật ong/rau ngót/cỏ mực rơ lưỡi cho bé vì trong các loại này có thể tồn tại các bào tử nấm và việc rơ lưỡi sẽ làm cho các bào tử nấm này theo vào cơ thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nhiều mẹ áp dụng cách này chẳng những không giúp bé đỡ đau hơn mà còn làm cho vết loét lan rộng ra. Nhất là với các bé dưới 1 tuổi.
- Đối với đa số trẻ em bị nấm miệng, mẹ có thể trị tại nhà cho con bằng cách dùng thuốc rơ miệng tại chỗ, sau khoảng 1 tuần là hết bệnh. Chỉ những trường trẻ bị nấm miệng lâu ngày, vết loét nặng cần phải dùng đến thuốc uống tác dụng toàn thân như những trường hợp không đáp ứng thuốc kháng nấm bôi tại chỗ và đối với những bé có hệ miễn dịch quá yếu.
V. Phòng ngừa nấm miệng ở trẻ nhỏ hiệu quả
Trẻ em rất dễ bị mắc nấm miệng, căn bệnh này gây ra rất nhiều khó chịu, rắc rối cho trẻ, tuy nhiên cách phòng tránh lại khá đơn giản.
- Vệ sinh sạch sẽ miệng lưỡi bé hàng ngày:
- Với bé sơ sinh và em bé dưới 6 tháng: Cần vệ sinh miệng, lưỡi, mũi cho các bé bằng nước muối sinh lý mỗi ngày 2 lần. Với trẻ sơ sinh, cần dùng gạc mềm, sạch thấm nước muối sinh lý để lau lưỡi cho bé.
- Với những trẻ bú mẹ, hoặc bú bình: nên tráng miệng vài thìa nước to sạu mỗi cữ bú để giúp miệng bé luôn sạch, han chế cặn sữa lắng đọng.
- Với trẻ lớn: cần hướng dẫn trẻ cách đánh răng và súc miệng sau mỗi khi ăn. Không cho ăn vặt, ăn bánh kẹo, nước ngọt vào buổi tối để tránh tạo điều kiện cho nấm lưỡi phát triển. Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày để tránh khô miệng.
- Giữ vệ sinh cơ thể, đồ dùng: Nên hạn chế tối đa không cho con nghịch bẩn, luôn để ý giữ núm vú giả, đồ chơi, dụng cụ cho bé ăn thật sạch sẽ.
VI. Phòng tái phát sau khi chữa nấm miệng ở trẻ nhỏ
Mặc dù một số trẻ bị nấm miệng được điều trị đúng thuốc, đủ thời gian nhưng sau đó hay bị tái phát,.hay kéo dài là do bị tái nhiễm từ các dụng cụ sinh hoạt,.đồ chơi có nhiễm nấm Candida chưa được làm sạch. Bên cạnh việc điều trị nấm tại miệng bé, việc vệ sinh đồ dùng,.dụng cụ nhất là những dụng cụ ăn uống, tiếp xúc trực tiếp với khoang miệng.của bé là việc rất cần thực hiện.
Việc phòng và điều trị nấm miệng cho bé về cơ bản không hề khó khăn. Các mẹ chỉ cần lưu ý các nguyên tắc căn bản như: giữ vệ sinh miệng hàng ngày, điều trị đúng cách.và triệt để nếu bé có nấm miệng, vệ sinh đồ dùng sạch sẽ phòng tái nhiễm.
>>> Xem bài viết: 5 điều bạn cần biết về bệnh tưa miệng
Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về cách phòng và điều trị nấm miệng cho trẻ nhỏ và người lớn gọi ngay HOTLINE 1900 9482 hoặc 0964619482.
Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/baby/thrush-in-babies
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!