Đau bụng kinh có nguy hiểm không? 10 cách để giảm … – Hello Bacsi

Những cách để giảm đau bụng kinh hữu hiệu và an toàn cùng nhiều thông tin hữu ích khác sẽ được Hello Bacsi giới thiệu đầy đủ trong bài viết sau. Mời bạn cùng tìm hiểu nhé!

Là một hiện tượng phổ biến, bình thường gắn liền với ngày đèn đỏ, đau bụng kinh là cảm giác đau thành từng cơn rõ rệt hoặc âm ỉ kéo dài ở vùng bụng dưới. Bạn có thể bị đau bụng kinh cùng thời điểm với ngày hành kinh hoặc sớm hơn 1 – 2 ngày. Cảm giác đau tăng lên vào những ngày kinh nguyệt ra nhiều, có thể lan tỏa ra cả sau lưng và xuống đùi. Đau bụng kinh thường kéo dài không quá 2 – 3 ngày.

Nguyên nhân đau bụng kinh là do đâu?

Hoạt động co thắt của tử cung vào ngày đèn đỏ chính là nguyên nhân gây ra những cơn đau quặn hoặc cảm giác âm ỉ ở vùng bụng dưới. Sự co thắt này có mục đích thúc đẩy niêm mạc tử cung bong tróc dễ dàng hơn để cơ thể tiếp tục một vòng kinh mới.

Tuy nhiên đôi khi, những cơn đau bụng kinh trầm trọng có thể không sinh ra từ sự co thắt của tử cung mà là một bệnh lý phụ khoa nào đó như:

  • Lạc nội mạc tử cung: Tế bào nội mạc tử cung bị “lạc” ở một vị trí nào khác như vòi trứng, buồng trứng… Cũng như niêm mạc tử cung dày lên theo mỗi chu kỳ và bong tróc vào kỳ kinh nhưng bị “nhốt lại” gây đau bụng kinh.
  • U xơ tử cung: Các khối u không phải ung thư trên hoặc trong thành tử cung, khiến cho kỳ hành kinh đau đớn và kinh nguyệt ra nhiều.
  • Bệnh viêm vùng chậu: Vùng chậu (tử cung, vòi trứng, buồng trứng) bị viêm do nhiễm khuẩn, đặc biệt nếu có mắc bệnh phụ khoa hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục mà không điều trị.
  • Bệnh cơ tuyến tử cung: Tế bào nội mạc sinh trưởng trong cơ thành tử cung, gây đau bụng kinh dữ dội.

Bạn có nguy cơ đau bụng kinh do mắc phải các bệnh lý này cao hơn nếu bước vào tuổi sinh sản đã lâu (lứa tuổi 30 – 45). Vậy đau bụng kinh có nguy hiểm không, khi bị đau bụng kinh nhiều, gây khó khăn cho sinh hoạt và công việc thì cần làm gì? Mời bạn tìm hiểu qua những thông tin dưới đây!

Đau bụng kinh có nguy hiểm không?

Không cần quá lo lắng nếu đau bụng kinh đến từ hoạt động co thắt tử cung, một hiện tượng sinh lý rất bình thường. Tuy nhiên, nếu bị đau bụng kinh do một bệnh lý tiềm ẩn thì chức năng sinh sản và thậm chí là sức khỏe của bạn có thể bị đe dọa. Vì vậy, bạn cần đi khám nếu:

  • Đau bụng kinh quá trầm trọng: tránh việc chịu đựng, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống, công việc.
  • Việc hành kinh có những thay đổi bất thường: chu kỳ không đều, kinh nguyệt quá ít hoặc quá nhiều một cách khác thường, cảm giác đau bụng kinh không giống những kỳ kinh trước, những bất thường ngoài kỳ kinh như khí hư, ra máu âm đạo, đau vùng chậu…

Hiện nay, đau bụng kinh sinh lý thường được khắc phục bằng các liệu pháp hormone. Ngược lại, nếu có bệnh phụ khoa, cần phát hiện và điều trị kịp thời để tránh những hệ lụy đáng tiếc. Trường hợp đau bụng kinh sinh lý, bạn có thể áp dụng một trong những cách để giảm đau bụng kinh hiệu quả sau đây như một giải pháp an toàn tạm thời.

Mách bạn những cách để giảm đau bụng kinh hiệu quả

Thuốc giảm đau là cách làm giảm đau bụng kinh nhanh và hiệu quả

Thuộc danh mục thuốc không kê đơn, bạn có thể sử dụng paracetamol, ibuprofen và aspirin để giảm đau trong nhiều tình huống, kể cả đau bụng kinh. Cần lưu ý để tránh bị quá liều khi sử dụng thuốc: