Chuột rút trong khi ngủ buổi đêm đặc trưng với cơn đau nhói sẽ là ác mộng với bất cứ ai. Đây là hiện tượng tương đối phổ biến gây ra bởi sự co thắt cơ bắp khi ngủ.
Chuột rút sẽ hết sau vài phút nhưng nó không chỉ gây đau đớn thể xác và tinh thần. Cơn đau hậu chuột rút có thể âm ỉ kéo dài sang sáng hôm sau khi bạn vận động. Cùng Doctor Anywhere tìm hiểu thêm về tình trạng chuột rút khi ngủ và cách tự xử lý nhé!
Chuột rút khi ngủ là cơn ác mộng của bất kỳ ai
Dấu hiệu của cơn chuột rút khi ngủ
Chuột rút khi ngủ có những dấu hiệu đặc trưng như:
- Cơn đau nhói trong cơ bắp chân hay bàn chân ban đầu từ một điểm, sau lan rộng ra cả bắp chân, bàn chân
- Kéo dài ít hơn 10 phút
- Đau âm ỉ sau đó vài giờ hoặc vài ngày
Sau khi bị chuột rút, có thể bạn sẽ bị mất ngủ hoặc rất căng thẳng. Chuột rút khi ngủ có thể xảy ra ở tất cả mọi người, phổ biến hơn ở phụ nữ và người lớn tuổi.
Nguyên nhân gây chuột rút khi ngủ
Nguyên nhân gây chuột rút khi ngủ hiện vẫn chưa rõ. Tuy nhiên có một vài yếu tố có thể dẫn đến tình trạng chuột rút buổi đêm:
- Dùng thuốc tây: Một số thành phần trong các loại thuốc steroid, thuốc chống trầm cảm, v.v. có liên quan đến chuột rút khi ngủ
- Uống ít nước có thể gây yếu cơ và cơ dễ bị co rút hơn
- Phải đứng trong thời gian dài
- Tập thể dục quá sức
- Dùng nhiều đồ chứa cồn như bia, rượu, v.v. và chất kích thích
- Mang thai khiến thai phụ thiếu máu, thiếu chất, dễ bị chuột rút hơn
- Tuổi cao các cơ trở nên yếu, máu tuần hoàn kém
Cách xử lý khi bị chuột rút giữa lúc ngủ
Cách xử lý sớm khi bạn nhận ra những dấu hiệu chớm của chuột rút có thể giúp bạn bớt căng thẳng, đau đớn và dễ ngủ lại hơn. Hãy thử:
- Nhẹ nhàng kéo giãn cơ bắp bằng các động tác cơ bản
- Tự massage nhẹ nhàng bằng tay
- Dùng một chiếc gối gai cứng để massage bắp chân
- Uốn cong ngón chân và thả lỏng, xoay cổ chân, lặp lại liên tục để kéo dãn cơ đang bị co thắt
- Chườm nóng lên chỗ co thắt cơ
Lưu ý rằng, uống thuốc giảm đau và chống viêm không thể giúp bạn bớt chuột rút bởi đây không phải một dạng viêm cơ. Tuy nhiên, hai loại thuốc này có thể làm dịu cơn đau của bạn.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để điều trị chứng chuột rút mãn tính. Tuy nhiên hiệu quả của các loại thuốc này cũng rất giới hạn.
Phòng ngừa chuột rút khi ngủ
Các biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn phòng ngừa chuột rút khi ngủ, dù chúng không thể hiệu quả 100%.
Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng
Một số người cho biết họ không bị chuột rút nhiều khi vận động cơ thể nhẹ nhàng như đi bộ, hay đạp xe trong nhà trước giờ ngủ.
Uống đủ nước
Nước giúp vận chuyển chất dinh dưỡng tới cơ bắp, và “rửa trôi” chất thải sau quá trình cơ bắp hoạt động. Uống nhiều nước trong ngày sẽ giúp hạn chế tình trạng chuột rút khi cơ bắp được chăm sóc khoẻ mạnh.
Bổ sung đủ chất dinh dưỡng
Một chế độ ăn đủ chất sẽ giúp cơ bắp khoẻ mạnh, giảm thiểu rủi ro bị chuột rút. Các chất cần thiết cho người hay mắc chuột rút là: canxi, magiê, kali, natri, hay còn gọi là các chất khoáng. Bạn có thể bổ sung qua viên uống bổ sung hoặc qua các loại thực phẩm như:
- Chuối giàu kali, canxi và natri
- Khoai lang giàu kali
- Quả bơ rất giàu kali (gấp đôi lượng kali trong chuối)
- Các loại đậu: đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu nành, v.v.
- Dưa hấu, dưa gang giàu kali
- Rau lá xanh đậm: cải kale, hoa súp lơ, rau chân vịt, v.v. giàu magiê, canxi
- Cà chua giàu kali và chứa nhiều nước
- Sữa vừa bổ sung nước và các chất khoáng
Tổng kết
Tuy chuột rút khi ngủ là hiện tượng phổ biến và không nguy hiểm, nhưng không vì thế mà người mắc có thể quen dần hay chịu đựng tốt được. Các biện pháp như xoay gập cổ chân, ngón chân, giãn cơ bắp hay massage có thể giúp giảm cơn đau thắt khi chuột rút.
Nếu bạn bị chuột rút khi ngủ thường xuyên, trong thời gian dài, hãy xem xét tình hình và nhận tư vấn từ bác sĩ để cải thiện tình trạng đau đớn và có giấc ngủ tốt.
Bạn có thể tư vấn với các bác sĩ trên ứng dụng Doctor Anywhere mọi lúc mọi nơi. Nhập mã XINCHAO để trải nghiệm 01 phiên tư vấn miễn phí tại 04 chuyên khoa: Nội, Nhi, Dinh dưỡng và Tai Mũi Họng.
Nguồn: Sleep Foundation, WebDM, Medical News Today
Xem thêm:
- Những điều bạn cần biết về ngưng thở khi ngủ
- Tiếng ồn: Liệu pháp âm thanh cho người khó ngủ, ngủ nông
- Lý giải khoa học về hiện tượng bóng đè và cách phòng tránh
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!