Tỷ lệ phụ thuộc là thuật ngữ được sử dụng khi xem xét yếu tố về dân số và tính chất phản ánh. Với yếu tố phụ thuộc được thể hiện với người đang trong độ tuổi lao động. Thông thường người trong độ tuổi lao động thường thực hiện các hoạt động tạo ra thu nhập chính trong gia đình. Do đó trong một nền kinh tế, tỷ lệ phụ thuộc có nhiều ý nghĩa giúp xác định tiềm năng của nguồn lao động. Cũng như yếu tố thuận lợi cho việc phục vụ trong lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực khác.
1. Tỷ lệ phụ thuộc là gì?
Tỉ lệ phụ thuộc trong tiếng Anh là Dependency Ratio.
Khái niệm.
Tỉ lệ phụ thuộc là thước đo tỉ lệ tổng số dân có độ tuổi phụ thuộc từ 0 đến 14 tuổi và trên 65 tuổi, so với tổng số dân có độ tuổi từ 15 đến 64. Yếu tố duy nhất được xem xét đánh giá là độ tuổi. Với cơ sở được đưa ra, người phụ thuộc được xem là người ngoài độ tuổi lao động. Tính chất phụ thuộc được dùng để xác định chủ yếu đối với xem xét về tài chính. Ngoài phụ thuộc về tiền bạc có thể là những người khác phải dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc và quan tâm đến họ.
Chỉ số này cho thấy cái nhìn sâu sắc về số người trong độ tuổi ngoài lao động, so với số người trong độ tuổi lao động. Với tính chất của lao động là được hưởng các nhu nhập. Và thu nhập được sử dụng cho các mục đích sinh hoạt và nhu cầu khác. Tuy nhiên vì tính chất phụ thuộc, người trong độ tuổi lao động phải cân đối thu nhập với nhu cầu thực tế. Càng nhiều đối tượng phụ thuộc thì các phản ánh đối với nhu cầu càng cao.
Tỷ lê phụ thuộc được quốc gia xem xét để đánh giá các khả quan trong kinh tế, xã hội. Từ đó đánh giá các thuận lợi cũng như khó khăn khi tỷ lệ phụ thuộc cao hay thấp ở các giai đoạn cụ thể. Yếu tố dân số trong độ tuổi lao động cũng được điều chỉnh. Các chính sách hỗ trợ hay tác động của Chính phủ cũng được thực hiện trên căn cứ này.
Cách xác định tỷ lệ phụ thuộc.
Tỉ lệ phụ thuộc phản ánh phần trăm dân số ở nhóm tuổi ngoài lao động so với tổng dân số lao động. Cho nên được tính bằng cách lấy tổng số dân có độ tuổi phụ thuộc chia cho tổng số dân có độ tuổi từ 15 đến 64, rồi nhân với 100. Việc xác định nhằm thể hiện rằng có bao nhiêu phần trăm dân số phụ thuộc vào nhóm người lao động. Nói cách khác, khi tỷ lệ xác định càng lớn, chứng tỏ dân số trong độ tuổi phụ thuộc càng cao. Điều này khiến cho người lao động phải gánh nhiều trách nhiệm hơn trong việc tìm kiếm thu nhập. Các ảnh hưởng này cũng được nhìn nhận đối với vấn đề lao động và việc làm của một quốc gia.
Khi mà việc xác định tỷ lệ phụ thuộc đòi hỏi quốc gia phải tạo ra nhiều cơ hội việc làm với giá trị cao hơn. Khi đó thì thu nhập của người trong độ tuổi lao động mới được cải thiện. Để làm được điều đó phụ thuộc một phần lớn vào các chính sách được Chính phủ thực hiện.
Tỉ lệ phụ thuộc tập trung vào việc tách những người trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 64 tuổi), với những người trong độ tuổi không làm việc. Hay nói cách khác là có nhóm đối tượng có khả năng tạo ra thu nhập và nhóm khác thì không. Điều này cũng cung cấp sự tính toán về những người có tiềm năng tạo ra thu nhập. Bên cạnh những người có nhiều khả năng tạo ra thu nhập. Các tính toán được xác định trên yếu tố độ tuổi nên phản ánh về dân số trong độ tuổi khác nhau.
Yếu tố phụ thuộc.
Người trong độ tuổi từ 0 đến 14 được xem là chưa đến độ tuổi lao động. Do đó moi nhu cầu trong cuộc sống cần được đáp ứng bởi người đang thực hiện chăm sóc họ. Người trên 65 tuổi được xem là người quá độ tuổi lao động. Họ cần được quan tâm nhiều hơn đến yếu tố sức khỏe. Các thu nhập là ra không chỉ phục vụ cho bản thân mà còn hướng đến phục vụ các đối tượng phụ thuộc. Tuy nhiên yếu tố này cũng chỉ phản ánh tương đối tính chất phụ thuộc. Nó không hoàn toàn phản ánh chân thật tính chất phụ thuộc về thu nhập thực tế.
Ví dụ: Việc xác định tỷ lệ phụ thuộc thông qua dân số của quốc gia ở các nhóm độ tuổi. Giả sử rằng đất nước A có dân số 1.200 người. Trong đó có 250 trẻ em dưới 15 tuổi. 800 người trong độ tuổi từ 15 đến 64 và 150 người từ 65 tuổi trở lên. Như vậy có thể xác định được nhóm đối tượng trong độ tuổi phụ thuộc là (250 + 150) bằng 400 người. Như vậy thông qua công thức tính về tỷ lệ phụ thuộc có thể xác định tỉ lệ phụ thuộc là 50%.
2. Ý nghĩa của tỷ lệ phụ thuộc:
Tỉ lệ phụ thuộc phản ánh yếu tố phụ thuộc. Giá trị thể hiện càng cao, những người trong độ tuổi lao động phải đối mặt với gánh nặng lớn hơn. Ngoài ra áp lực này cũng được xác định đối với nền kinh tế. Các yếu tố việc làm phải được tổ chức nhiều hơn. Người lao động phải cố gắng tham gia nhiều công việc hơn để đa dạng và tối đa thu nhập. Bởi người dưới 15 tuổi thường không được tham gia vào lao động theo quy định. Người ngoài 64 tuổi thường được coi là ở tuổi nghỉ hưu. Không nhất thiết phải là một phần của lực lượng lao động.
Do đó mà các nghĩa vụ như được thực hiện bởi người trong độ tuổi lao động. Để đáp ứng các nhu cầu cơ bản, nhà nước cho rằng những người ngoài độ tuổi lao động cần nhận những hỗ trợ nhất định từ mọi người xung quanh. Do các tiềm năng trong lao động và duy trì các nhu cầu thiết yếu có thể không được đảm bảo.
Ngoài ra, các yếu tố phụ thuộc cũng giúp các đối tượng này nhận được chính sách hỗ trợ nhất định từ nhà nước.
Trước tiên, để đảm bảo cho nhóm đối tượng này được thực hiện các nhu cầu cơ bản, nhà nước luôn có quy định cụ thể. Ở đó xác định nghĩa vụ chăm xóc. nuôi dưỡng,… của nhóm đối tượng có khả năng lao động. Trẻ em và người cao tuổi luôn được nhà nước, hay cả các doanh nghiệp ngoài nhà nước quan tâm. Các chính sách mang đến ưu đãi, miễn nghĩa vụ cho họ rất nhiều khi tham gia các hoạt động xã hội. Như miễn vé vận chuyển, vé cào cửa,… cho nhóm tuổi nhất định. Các chính sách học phí cho trẻ em trong độ tuổi đến trường,…
Thực tế những người trên 64 tuổi thường cần sự trợ giúp của chính phủ nhiều hơn những người phụ thuộc dưới 15 tuổi. Khi họ khó khăn trong tất cả các hoạt động. Kể cả thực hiện các hoạt động cá nhân, yếu tố sức khỏe, bệnh tật. Và cả các khả năng làm việc hay tạo ra thu nhập trong tương lai.
Xác định nghĩa vụ của nhóm tuổi lao động.
Tỉ lệ phụ thuộc thường được xem xét để so sánh tỉ lệ phần trăm của tổng dân số. Độ tuổi lao động, sẽ hỗ trợ phần còn lại của dân số – nằm trong độ tuổi không làm việc. Cung cấp cái nhìn tổng quan cho các nhà kinh tế để theo dõi sự thay đổi trong dân số. Khi tỉ lệ công dân không làm việc tăng lên. Những người đang làm việc có khả năng phải chịu thuế cao hơn để bù đắp cho số dân phụ thuộc lớn hơn. Các chính sách thuế hay nghĩa vụ được thực hiện nhằm bảo đảm duy trì các hoạt động của đất nước.
Do đó, khi nhóm người phụ thuộc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Nhóm người trong độ tuổi lao động cần bảo đảm ổn định hoạt động của đất nước. Thông qua việc tăng các giá trị thực hiện nghĩa vụ của họ.
3. Hạn chế của tỷ lệ phụ thuộc:
Chỉ căn cứ vào yếu tố về độ tuổi.
Tỉ lệ phụ thuộc chỉ xem xét tuổi khi muốn xác định liệu một người có tham gia hoạt động kinh tế hay không. Và là yếu tố duy nhất được xác định. Do đó không thể hiện tính chất toàn diện và phản ánh chân thật. Các yếu tố khác hoàn toàn có thể thay đổi đối với tính chất lao động ở các độ tuổi. Hiểu đơn giản như có người ở ngoài độ tuổi lao động được xem xét vẫn lựa chọn làm việc. Trong khi có những người trong độ tuổi lao động lại không có khả năng và điều kiện đáp ứng lao động. Các giá trị trong thu nhập cũng khác nhau với mỗi công việc. Do đó, các tỷ lệ chỉ có thể được xem xét đối với khả năng cào bằng tất cả thu nhập do lao động.
Các yếu tố khác tác động lên tỷ lệ phụ thuộc nhưng không được xem xét.
Các yếu tố khác được chỉ ra cho thấy người trong độ tuổi lao động vẫn có khả năng trở thành người phụ thuộc. Có thể xác định nếu một người mắc bệnh hoặc khuyết tật. Họ không có khả năng tham gia vào lao động hay không đủ kinh tế nuôi sống bản thân. Một số người lựa chọn nghỉ hưu sớm. Ngoài ra nhiều người thất nghiệp dài hạn. Có thể các trình độ của ho không đáp ứng yêu cầu công việc. Các công việc được thay thế bằng máy móc khiến lao động rơi vào tình trạng không có việc làm. Một số người không chịu làm việc vì muốn tìm kiếm các công việc cao cấp hơn.
Hay người ngoài độ tuổi lao động vẫn duy trì được cuộc sống mà không hề phụ thuộc. Một số người chọn tiếp tục làm việc ngoài 64 tuổi. Họ có thể tham gia tìm kiếm các thu nhập ổn định hoặc không thường xuyên. Nhiều người lựa chon tham gia làm việc trong khi số khác có thể thực hiện các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận. Có thể thông qua hoạt động đầu tư, cho thuê tài sản hay tham gia bảo hiểm… Họ hoàn toàn có thể tự chủ tài chính và thậm chí lo cho nhiều người khác xung quanh họ.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!