Cách tính điểm trung bình môn THCS, THPT, Đại học – VnDoc.com

Cách tính điểm trung bình môn THCS, THPT và Đại học được tính như thế nào? Tại sao phải cần tính điểm trung bình môn, cách xếp loại học lực của học sinh như thế nào? Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc này, ngày hôm nay VnDoc sẽ hướng dẫn các bạn cụ thể cách tính điểm trung bình các môn và theo dõi lực học của mình. Sau đây là tài liệu mời các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo chi tiết nhé.

  • Cách tính điểm xét học bạ 2022

Điểm số luôn là vấn đề được các bạn học sinh quan tâm trong suốt quãng đời học sinh. Bởi vì điểm số sẽ quyết định các danh hiệu học sinh đạt được hay có đủ điều kiện lên lớp hay không. VnDoc xin hướng dẫn các bạn cách tính điểm trung bình môn THCS và THPT và Đại học qua bài viết sau đây. Mời các bạn tham khảo:

Tại sao cần tính điểm trung bình môn?

Điểm trung bình môn là gì

Điểm trung bình là số điểm khách quan nhất phản ánh quá trình học tập cũng như năng lực học tập của người học. Thông qua số điểm này, giáo viên có thể đánh giá được học sinh của mình có hiểu bài giảng không và ghi nhớ chúng được đến đâu.

Điểm trung bình môn là số điểm của rất nhiều bài kiểm tra được tổng hợp lại như bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì và kiểm tra học kì. Bài kiểm tra thường xuyên có thể là bài kiểm tra miệng nhanh đầu giờ hoặc là bài thực hành, bài thu hoạch,…Đối với bậc trung học thì điểm này chỉ có khi kết thúc một kì học của năm học.

Tính điểm trung bình môn để làm gì?

Điểm trung bình môn hay điểm tổng kết là mức điểm giúp phản ánh một cách khách quan nhất quá trình và kết quả học tập của học sinh. Thông qua mức điểm này, giáo viên sẽ đánh giá được năng lực cũng như mức độ học tập của các em.

Ngoài ra, điểm trung bình môn cũng được sử dụng phổ biến để xét học bạ vào các trường đại học.

Điểm TB môn được tổng hợp lại từ các bài kiểm tra thường xuyên (kiểm tra miệng, bài thực hành, bài thu hoạch, kiểm tra 15 phút…), kiểm tra định kì và học kì.

Cách tính điểm trung bình môn theo quy định mới nhất

Cách tính điểm trung bình môn học kì

Điểm a khoản 1 Điều 10 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh ban hành kèm Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT quy định:

Điểm trung bình môn học kì (viết tắt là ĐTBmhk) là trung bình cộng của điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên, điểm kiểm tra, đánh giá giữa kì và điểm kiểm tra, đánh giá cuối kì:

ĐTBmhk =

TĐĐGtx + 2 x ĐĐGgk + 3 x ĐĐGck

Số ĐĐGtx + 5

Trong đó:

– Điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên (viết tắt là ĐĐGtx): tính hệ số 1;

– Điểm kiểm tra, đánh giá giữa kì (viết tắt là ĐĐGgk): tính hệ số 2;

– Điểm kiểm tra, đánh giá cuối kì (viết tắt là ĐĐGck): tính hệ số 3.

Cách tính điểm trung bình môn cả năm

Theo điểm b khoản 2 Điều 10 Quy chế ban hành kèm Thông tư 58 năm 2011, điểm trung bình môn cả năm được tính như sau:

Điểm trung bình cả năm =

Điểm trung bình học kỳ I + 2 x Điểm trung bình học kỳ II

3

Cách xếp loại học lực của học sinh

Tiêu chuẩn xếp loại học lực học sinh trung cấp 2, cấp 3 được quy định tại Điều 13 Quy chế ban hành kèm Thông tư 58, sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT như sau:

Xếp loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây

– Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên;

– Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;

– Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

Xếp loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây

– Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 6,5 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên;

– Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;

– Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

Xếp loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây

– Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 5,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 5,0 trở lên;

– Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5;

– Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

Xếp loại yếu: Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên và không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0.

Xếp loại kém: Các trường hợp còn lại.

Ngoài ra, với trường hợp có kết quả của duy nhất một môn học thấp hơn mức quy định cho một loại học lực nào đó và bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau:

– Nếu điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình cá nhân đạt mức loại giỏi nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại trung bình thì được điều chỉnh xếp loại khá.

– Nếu điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình cá nhân đạt mức loại giỏi nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại yếu thì được điều chỉnh xếp loại trung bình.

– Nếu điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình cá nhân đạt mức loại khá nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại yếu thì được điều chỉnh xếp loại trung bình.

– Nếu điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình cá nhân đạt mức loại khá nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại kém thì được điều chỉnh xếp loại yếu.

Cách tính điểm thi vào lớp 10

Cách tính điểm thi vào lớp 10 ở Hà Nội

Thí sinh dự tuyển vào lớp 10 trường THPT công lập sẽ được tính điểm xét tuyển (điểm chuẩn vào lớp 10) theo nguyên tắc:

Điểm xét tuyển = (Điểm Toán + Điểm Văn) x 2 + Điểm Ngoại ngữ + Điểm ưu tiên (nếu có).

Thí sinh có đủ số bài thi, không vi phạm quy chế đến mức bị hủy bài thi, không có bài thi điểm 0 thì mới đủ điều kiện xét tuyển.

Có 4 đối tượng tuyển thẳng vào lớp 10 tại Hà Nội được quy định như sau: Thí sinh là học sinh trưởng Phổ thông dân tộc nội trú đã tốt nghiệp THCS được tuyển thẳng vào lớp 10 THPT của trường phổ thông dân tộc nội trú; Học sinh là người dân tộc ít người thuộc một trong các dân tộc như: La Ha, La Hù, Pà Thèn, Chứt…

Ngoài ra còn có học sinh khuyết tật: Bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận trên cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng không bình thường khiến cho lao động, sinh hoạt khó khăn.

Học sinh đạt giải cấp quốc gia, quốc tế về văn hóa, văn nghệ, thể thao và các cuộc thi khoa học kỹ thuật…

Cách tính điểm thi vào lớp 10 ở Đà Nẵng

Theo đó, điểm xét tuyển vào lớp 10 ở TP. Đà Nẵng được tính theo công thức sau:

*Điểm các môn Ngữ Văn, Toán, Ngoại Ngữ được xét trong khoảng từ 0 đến 10

Điểm xét tuyển = (Điểm Ngữ văn + Điểm Toán) x 2 + Điểm Ngoại ngữ + Tổng điểm kết quả xếp loại hạnh kiểm và học tập của 4 năm học cấp THCS (từ 2,5 đến 5 điểm mỗi năm) + Điểm ưu tiên (nếu có)

Cách tính điểm thi vào lớp 10 ở Tp. Hồ Chí Minh

Điểm xét tuyển là tổng điểm hai môn Toán và Ngữ văn (hệ số 2) và môn Ngoại ngữ (hệ số 1) và điểm cộng thêm (nếu có, nhưng tối đa không quá 3 điểm).

Điểm xét tuyển = (Điểm thi môn Toán + Điểm thi môn Ngữ Văn) x 2 + Điểm thi môn Ngoại ngữ + Điểm ưu tiên

Cách tính điểm trung bình môn THCS,THPT

Để tính điểm trung bình môn rất dễ dàng. Trong khi học tập thì các bạn sẽ có các cột điểm như: Điểm miệng (hệ số 1), điểm 15 phút (hệ số 1), điểm 1 tiết (hệ số 2) và điểm học kỳ (hệ số 3). Vậy công thức tính trung bình môn như sau:

Điểm miệng + Điểm 15 phút + (Điểm 1 tiết x 2) + (Điểm học kỳ x 3) = Kết quả /7

Các bạn lưu ý đây là công thức chung nhé, tùy thuộc vào bạn kiểm tra miệng, 15 phút hay 1 tiết bao nhiệu lần nữa nhé. Còn điểm học kỳ chỉ 1 lần thôi. Tùy thuộc vào giáo viên dạy bạn cũng như trường bạn đang học, do đó mà có cách tính riêng nhé. Cộng thêm vào rồi chia thêm ra thôi.

Ví dụ:

Môn toán bạn có các cột điểm như sau:

  • 3 cột 15′, 1 cột điểm miệng => hệ số 1 có 4 cột <=> Bạn có 4 con điểm hệ số 1
  • 3 cột kiểm tra 1 tiết => hệ số 2 có 3 cột <=> Bạn có 3 con điểm hệ số 2
  • 1 cột thi học kì => hệ số 3 có 1 cột <=> Bạn có 1 con điểm hệ số 3

Khi đó, để tính trung bình học kì môn toán bạn áp dụng công thức trên là bạn cộng tất cả các điểm hệ số 1 lại với nhau. Sau đó, cộng tất cả các điểm hệ số 2 lại với nhau rồi đem nhân với 2. Rồi lấy điểm hệ số 3 nhân với 3. Cuối cùng cộng cả 3 kết quả bạn vừa tính lại với nhau rồi chia cho tổng số con điểm (lưu ý số con điểm bao gồm cả số lần nhân đôi và nhân 3)

  • Cách tính điểm trung bình học kỳ 1, tất cả các môn cả năm học 2020 – 2021

Để bạn hiểu rõ mình cho hẳn các con số luôn nhé:

  • Hệ số 1 gồm: 8; 9; 9; 9
  • Hệ số 2 gồm: 10; 9; 9
  • Hệ số 3 là: 9,5

Vậy điểm trung bình môn toán là = [8 + 9 + 9 + 9 + (10 + 9 + 9) x 2 + 9,5 x 3]: 13 = 9,9

Các bạn lưu ý giúp mình là tùy vào từng môn mà tổng số con điểm bạn phải chia là khác nhau nhé.

  • Cách xếp loại học lực cấp 3

Cách tính điểm trung bình môn cả năm THCS, THPT

Điểm trung bình môn cả năm là trung bình cộng của điểm trung bình môn học kỳ 1 với điểm trung bình môn học kỳ 2 (lưu ý điểm trung bình môn học kỳ 2 tính hệ số 2 nhé các bạn).

Công thức tính điểm trung bình môn cả năm như sau:

Điểm trung bình môn cả năm = điểm trung bình môn học kỳ 1 + (điểm trung bình môn học kỳ 2 x 2) = kết quả/3

Ví dụ:

Môn văn bạn có điểm trung bình môn học kỳ 1 là 6.5 và học kỳ 2 là 7.0. Áp dụng công thức ở trên ta suy ra được

Điểm trung bình môn cả năm môn Văn = 6.5 + (7.0 x 2) = 20.5/3 = 6.8.

Thêm một lưu ý nữa là điểm trung bình môn học kỳ và điểm trung bình môn cả năm là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số các bạn nhé.

  • Cách xếp loại học lực cấp 2

Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT 2022

Điểm của từng bài thi được quy về thang điểm 10 để tính điểm xét tốt nghiệp.

Điểm xét tốt nghiệp (ĐXTN) đối với Giáo dục THPT được tính theo công thức sau:

Cách tính điểm xét tốt nghiệp

Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi, tất cả các bài thi để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 và có ĐXTN từ 5,0 điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.

Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, được miễn thi tất cả các bài thi trong xét tốt nghiệp THPT theo quy định tại Điều 36 Quy chế này được công nhận tốt nghiệp THPT.

Người học thuộc các đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 12 Quy chế này đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu (để được công nhận tốt nghiệp THPT) thì được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông do hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh học lớp 12 cấp.

Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường phổ thông thực hiện việc cấp phát và quản lý Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

Việc cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông được áp dụng từ ngày 1 tháng 7 năm 2020.

Cách tính điểm trung bình theo tín chỉ đại học

1. Cách tính điểm trung bình tích lũy

Điểm trung bình tích lũy theo tín chỉ được tính bằng tổng của điểm từng môn nhân với số tín chỉ của từng môn và chia cho tổng số tín chỉ (số tín chỉ của tất cả các môn). Các bạn tính theo công thức sau và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.

Cách tính điểm trung bình môn THCS, THPT, Đại học

Trong đó:

  • A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình tích lũy
  • ai là điểm của học phần thứ i
  • ni là số tín chỉ của học phần thứ i
  • n là tổng số học phần.

* Các môn học không tín điểm trung bình là: Giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng.

Ví dụ: các bạn có bảng điểm

Môn họcSố tín chỉHệ số 4Tin học đại cương23Vật lý đại cương24Toán cao cấp 124Toán cao cấp 233

Các bạn tính điểm trung bình tích lũy như sau:

A=frac{(2∗3)+(2∗4)+(2∗4)+(3∗3)}{9}=3.44

Trong đó (2*3), (2*4), (2*4), (3*3) là số tín chỉ nhân với điểm của từng môn.

2. Cách chuyển đổi điểm sang hệ số 4