Chiến lược giảm giá sản phẩm là chiến lược tiếp thị thông minh nhằm tăng doanh số bán hàng, mở rộng thị phần kinh doanh hay mở rộng tệp khách hàng cho doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có cách tính phần trăm giảm giá sản phẩm nhanh nhất và hiệu quả nhất? Hãy cùng Haravan tìm hiểu chủ đề này qua bài viết dưới đây.
>> Bên dưới Haravan hướng dẫn chi tiết từng bước tính phần trăm giảm giá sản phẩm, tìm hiểu ngay thôi!
1. Tỷ lệ phần trăm là gì?
Định nghĩa: Theo Wikipedia, trong toán học, phần trăm là tỉ số thể hiện dưới dạng phân số có mẫu số là 100. Ký hiệu thường dùng là ký hiệu phần trăm “%”.
Ví dụ: 50% (đọc là “năm mươi phần trăm”) tương đương với 50/100 = ½ hay còn gọi là 0,5.
Phần trăm thường được dùng để biểu thị độ lớn tương đối của một lượng so với một lượng khác. Ví dụ như khi muốn diễn đạt có 50 viên bi màu xanh trong túi bi 100 viên, ta có thể rằng số bi màu xanh chiếm tỉ lệ 50% trên tổng số viên bi có trong đó.
2. Khi nào doanh nghiệp cần có chương trình giảm giá sản phẩm?
Theo nghiên cứu của Software Advice chỉ ra rằng: 97% người tham gia khảo sát đều đồng ý rằng “giảm giá chính là chiến lược đẩy hiệu quả dành cho các nhà bán lẻ”. Bởi vậy chiến lược giảm giá đều cần cho các doanh nghiệp và cần được đưa ra đúng thời điểm và đúng mục đích của doanh nghiệp để đem lại hiệu quả kinh doanh. Thông thường các doanh nghiệp sẽ đưa ra các chiến lược giảm giá vào các dịp:
-
Khi công ty cho ra mắt dịch vụ/sản phẩm mới
-
Khi khai trương cửa hàng
-
Xử lý hàng tồn kho
-
Tăng độ nhận diện thương hiệu
-
Khi đối thủ cạnh tranh có nhiều chương trình thu hút khách hàng
3. Các chiến lược giảm giá sản phẩm hiệu quả trong kinh doanh
Để tạo ra sức hút cho chiến dịch giảm giá sản phẩm, bạn có thể áp dụng một số các chiến dịch giảm giá mà Haravan gợi ý sau đây:
3.1 Giảm giá theo mùa vụ
Đây là một trong những chiến lược giảm giá hiệu quả mà các doanh nghiệp hay sử dụng kích cầu mua sắm vào các dịp lễ lớn như 2/9, Noel,… hay các mùa cao điểm như chào Hè, Back to school, Black Friday… Việc giảm giá theo mùa vụ còn giúp bạn xử lý hàng tồn kho của mùa trước để chuẩn bị cho mùa tới.
Back to school là chiến dịch giảm giá theo mùa hay gặp khi vào đầu năm học mới
3.2 Flash sale
Flash sale hay giảm giá chớp nhoáng là cách thức giảm giá tuyệt vời cho các doanh nghiệp có sẵn nguồn hàng lớn và cần bán hàng nhanh chóng. Đây cũng là chiêu thức khiến khách hàng thích thú, kích thích tâm lý khách hàng săn được sản phẩm với “giá hời” phải nhanh tay mới có được không thì sẽ bị lỡ giá tốt.
Flash sale là hình thức giảm giá hay gặp trên các sàn TMĐT
3.3 Giảm giá thanh toán trước hạn
Đây là cách thức khi khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ mà tiến hành thanh toán trước hạn theo mức quy định sẽ được nhận với mức giá ưu đãi hấp dẫn. Cách thức giảm giá này thường gặp ở những lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Giảm giá trong thời gian nhất định: Phương thức giảm giá này khuyến khích khách hàng mua sắm và tăng tỷ lệ mua hàng trong một khoảng thời gian cụ thể. Việc giảm giá trong thời gian kéo dài có thể thu hút được lượng khách hàng đông đảo tuy nhiên doanh nghiệp cần một chiến lược rõ ràng để cân đối lợi nhuận sau khi kết thúc chiến dịch giảm giá.
3.4 Giảm giá khi mua nhiều sản phẩm
Với chiến lược giảm giá này khách hàng mua số lượng nhiều càng được hưởng mức độ giảm giá cao. Hình thức này thúc đẩy quyết định mua hàng của khách hàng với số lượng lớn và thường doanh nghiệp sẽ giảm giá mua theo combo hoặc mua nhiều sản phẩm cùng loại
>> Xem thêm: 35 ý tưởng chương trình khuyến mãi hay, giúp bùng nổ doanh số bạn nên biết
4. Cách tính phần trăm giảm giá sản phẩm nhanh nhất
4.1 Cách tính phần trăm giảm giá thứ nhất
Công thức: Số tiền sau giảm giá = Giá gốc x ((100 – phần trăm giảm giá)/100)
Để tính được số tiền sau khi đã trừ phần trăm giảm giá thì ta cần biết hai yếu tố: giá gốc của hàng hóa và phần trăm giảm giá.
Ví dụ: Khi bạn mua chiếc váy có hóa đơn là 500.000đ, cửa hàng đang chạy chương trình khuyến mãi giảm giá 10% cho mỗi sản phẩm. Cách nhanh nhất để tính số tiền mà bạn cần phải trả cho cửa hàng được trình bày như sau:
Với chương trình giảm giá 10%, ta được số phần trăm cần trả là: 100% – 10% = 90% = 90/100 = 0,9
-> Vậy số tiền sau khi được chiết khấu sẽ là: 500.000đ x 0,9 = 450.000đ
Ngoài ra, vận dụng vào công thức trên ta cũng tìm được cách tính tiền giảm giá mà cửa hàng đã chiết khấu cho khách hàng đó là:
Số tiền được giảm giá = số tiền gốc x 0,1 = 500.000đ x 0,1 = 50.000đ
4.2 Cách tính phần trăm giảm giá thứ hai
Công thức: Số tiền sau giảm giá = Giá gốc – Giá gốc x phần trăm giảm giá
Với công thức tính giá này ta hiểu như sau:
Số tiền sau khi giảm giá được tính bằng giá gốc trừ đi số tiền đã giảm giá.
Số tiền đã giảm giá bằng giá gốc nhân với phần trăm giảm giá.
Ví dụ: Vẫn với ví dụ trên, áp dụng công thức tính phần trăm giảm giá thứ 2, ta có:
-> Số tiền sau giảm giá = 500.000đ – 500.000đ x 0,1 = 450.000đ
5. Cách tính phần trăm giảm giá sản phẩm trong Google sheet và Excel
Ngày nay, bạn có thể sử dụng phần mềm máy tính như Excel hoặc Google sheet để tính tỷ lệ phần trăm một cách chính xác và nhanh nhất. Bạn vừa tiết kiệm được thời gian và tránh được sai sót với file dữ liệu lớn.
Ví dụ: Cửa hàng quần áo đang chạy chiến dịch giảm giá sản phẩm tới 50%. Để tính phần trăm giảm giá cho từng mặt hàng, bạn cần nhập số liệu trong Excel như sau.
-
Cách 1: Số tiền sau giảm giá = Giá gốc x ((100 – phần trăm giảm giá)/100)
Vậy ô thành tiền bạn cần nhập công thức: = A3*((100-B2)/100)
Trong đó A3 là ô tính chứa giá gốc và B3 là phần trăm giảm giá
Công thức tính giảm giá bằng Excel và Google Sheet
Sau đó bạn chỉ cần copy công thức cho các ô bên dưới để tính cho toàn bộ bảng dữ liệu.
Kết quả tính phần trăm giảm giá bằng Excel và Google Sheet
-
Cách 2: Số tiền sau giảm giá = Giá gốc – Giá gốc x phần trăm giảm giá
Tại ô thành tiền bạn nhập: = A3-A3*B3/100
Công thức tính phần trăm sản phẩm bằng Excel và Google Sheet
Tương tự bạn chỉ cần copy công thức cho các ô dưới để thu được kết quả nhanh nhất.
Kết quả thu được khi tính bằng Excel
6. Gợi ý phần mềm tính phần trăm giảm giá sản phẩm nhanh nhất
Chương trình giảm giá sản phẩm là chương trình quan trọng cho các doanh nghiệp bởi vậy file dữ liệu cần tính toán giảm giá thường rất lớn. Nếu tính thủ công mà chưa có phần mềm quản lý thanh toán sẽ rất vất vả và mất thời gian với nhân viên kinh doanh và với chủ doanh nghiệp.
Với phần mềm quản lý thanh toán của Haravan sẽ giúp giải quyết được mọi khó khăn trong việc tính phần trăm giảm giá cho doanh nghiệp một cách nhanh nhất và hiệu quả.
7. Tổng kết
Trên đây là những chia sẻ của Haravan về cách tính phần trăm giảm giá sản phẩm nhanh nhất cho doanh nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích cho doanh nghiệp. Đừng quên chia sẻ bài viết thú vị tới mọi người nữa nhé.
–
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel – giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
- Cần làm gì khi chuẩn bị xả hàng mùa lễ?
- Giá vốn hàng bán là gì? Hướng dẫn cách tính giá vốn hàng bán
- Chiết khấu là gì? Cách tính chiết khấu trong bán hàng
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!