Hướng dẫn cách tính lương bình quân 6 tháng liền kề chuẩn

1. Tính lương bình quân 6 tháng liền kề để làm gì?

1.1. Dành cho người lao động hưởng trợ cấp thôi việc

Những người lao động đã làm việc thường xuyên cho các doanh nghiệp từ 12 tháng trở nhưng bị chấm dứt hợp đồng lao động thì sẽ được hưởng mức trợ cấp một nửa tháng tiền lương nhân với số thời gian cống hiến tính theo năm (không tính trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu).

Thời gian làm việc của người lao động được tính bao gồm: thời gian trực tiếp làm việc, thời gian thử việc, thời gian được cử đi học, thời gian nghỉ ốm đau, thai sản, điều trị do tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp, thời gian thực hiện nghĩa vụ, thời gian ngừng việc (không do lỗi người lao động), thời gian nghỉ hàng tuần, thời gian nghỉ có lương.

Khoản trợ cấp này được căn cứ theo mức lương bình quân 6 tháng liền kề gần nhất. Chính vì thế mà chúng ta cần xác định được cách tính lương bình quân 6 tháng liền kề để làm căn cứ tính mức trợ cấp được nhận trong thời gian nghỉ việc.

1.2. Dành cho người lao động hưởng chế độ thai sản

Với những người lao động đang làm việc nhưng phải nghỉ việc để đảm bảo sức khỏe chăm sóc bản thân cũng như con cái trong quá trình thai sản thì họ sẽ được hưởng chế độ thai sản một tháng bằng mức lương bình quân của 6 tháng liền kề.

Điều kiện cần: Người lao động đã đóng đầy đủ bảo hiểm từ 6 tháng trước đó. Trong trường hợp chưa đóng đủ thì bảo hiểm xã hội cũng có những quy định thực hiện riêng.

Mức trợ cấp cho một thai sản tùy theo mức lương 6 tháng trước đó của họ. Chính vì thế mà nó sẽ là nguồn hỗ trợ to lớn đến với sức khỏe cũng như việc kinh tế gia đình cho những người lao động nữ trong quá trình thai sản; giúp họ có những sự chuẩn bị tốt nhất và an tâm trong quá trình sinh nở.

Xem thêm: Cách tính lương tháng 28 ngày đơn giản nhất

2. Cách tính lương bình quân 6 tháng liền kề như thế nào?

2.1. Hướng dẫn cách tính lương bình quân 6 tháng liền kề

Đầu tiên cần xác định được khoảng thời gian 6 tháng liền kề thời điểm nghỉ việc/nghỉ sinh. Ví dụ, người lao động nghỉ vào cuối tháng 10 thì thời điểm họ bắt đầu nghỉ việc tính từ tháng 11. Do đó, 6 tháng liền kề bao gồm: 10, 9, 8, 7, 6, 5.

Tiếp theo, người lao động (người sử dụng lao động) cần xác định được mức lương của người lao động từ tháng 5 đến tháng 10 là bao nhiêu. Có nhiều trường hợp, mức lương của người lao động sẽ có biến động theo thời gian nên cần phải thống kê chính xác để đảm bảo được quyền lợi của mỗi cá nhân.

Công thức tính lương bình quân 6 tháng liền kề:

Bình quân 6 tháng liền kề = (lương tháng 10 + lương tháng 9 + lương tháng 8 + lương tháng 7 + lương tháng 6 + lương tháng 5): 6

Tính mức trợ cấp cho người lao động thôi việc = bình quân 6 tháng liền kề/2 x số năm làm việc.

Tính mức trợ cấp cho người lao động nghỉ thai sản = bình quân 6 tháng liền kề x 6

Cùng đến với phần (2.2) và (2.3) để hiểu rõ hơn về các tính cho từng trường hợp.

2.2. Ví dụ trường hợp tính lương bình quân người hưởng trợ cấp thôi việc

– Tình huống: Ông A làm việc tại một công ty từ tháng 8/2017 và chấm dứt hợp đồng vào 31/8/2019. Từ tháng 4/2019, mức lương của ông A có sự thay đổi tăng từ 10 triệu đồng lên 12 triệu đồng. Tháng 8/2019, ông đã được nhận lương vào ngày 20/8.

– Câu hỏi đặt ra: Mức lương 6 tháng liền kề của ông A sẽ được tính từ tháng 3 đến tháng 8/2017 hay từ tháng 2 đến tháng 7/2019?

Mức trợ cấp của ông được hưởng trong trường hợp này cụ thể là bao nhiêu?

– Giải đáp tình huống:

Trường hợp 1: Nếu trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, ông A (và công ty ông A đang làm việc) không đóng bảo hiểm thất nghiệp hoặc không đóng đủ 12 tháng thì ông A sẽ không được hưởng trợ cấp.

Trường hợp 2: Nếu đã đáp ứng được các điều kiện về bảo hiểm thất nghiệp thì công ty ông A cần có trách nhiệm thực hiện việc chi trả trợ cấp thôi việc cho ông A.

Thời gian tính trợ cấp = thời gian lao động – thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp – thời gian công ty ông A đã chi trả trợ cấp.

Do ông A sẽ nghỉ việc sau này 31/08, tức là ông A bắt đầu nghỉ vào 01/09 nên 6 tháng liền kề bao gồm tháng 8, tháng 7, tháng 6, tháng 5, tháng 4, tháng 3. Ông đã làm việc cho doanh nghiệp trong 2 năm nên mức trợ cấp thôi việc sẽ được tính như sau:

Mức trợ cấp thôi việc = (tiền lương tháng 8+ tiền lương tháng 7 + tiền lương tháng 6 + tiền lương tháng 5 + tiền lương tháng 4 + tiền lương tháng 3) : 6 x 0.5 x 2 năm = (10.000.000 + 12.000.000 + 12.000.000 + 12.000.000 + 12.000.000 + 12.000.000) : 6 x 0.5 x 2 = 11.666.667 đồng.

2.3. Ví dụ trường hợp tính lương bình quân người hưởng chế độ thai sản

– Tình huống: Chị B làm trong một doanh nghiệp được 6 năm. Chị có mức lương là 5 triệu đồng, nhưng tới tháng 4, chị được công ty tăng lương lên 6 triệu đồng. Đến hết tháng 10 là chị B nghỉ sinh.

– Câu hỏi đặt ra: Tiền lương 6 tháng liền kề được tính từ tháng nào? Cụ thể số tiền trợ cấp chị được nhận trong trường hợp này là bao nhiêu?

– Giải đáp tình huống:

Trường hợp chị B đã đóng đủ bảo hiểm xã hội 6 tháng trước khi nghỉ thai sản thì trong 6 tháng nghỉ việc chị sẽ nhận 100% lương bình quân của 6 tháng liền kề trước đó. Trong trường hợp chị chưa đóng đủ 6 tháng bảo hiểm xã hội thì sẽ có những quy định về chế độ riêng.

Do chị nghỉ vào cuối tháng 10, nên 6 tháng liền kề bao gồm tháng 10, tháng 9, tháng 8, tháng 7, tháng 6, tháng 5. Mức lương từ tháng 5 của chị đã là 6 triệu đồng. Nên mức trợ cấp thai sản của chị sẽ được tính như sau:

Tổng trợ cấp = 6.000.000 x 6 = 36.000.000 đồng

Hiện nay có một số phần mềm tính lương rất hiệu quả giúp cho các nhân viên làm ở vị trí kế toán trong công ty giảm tải được khối lượng công việc mỗi tháng và nâng cao sự chính xác khi hoạt động tính toán hoàn toàn tự động dựa trên các phần mềm. Các doanh nghiệp có thể tham khảo thêm các phần mềm này để hỗ trợ cho doanh nghiệp mình giải quyết tốt nhất các vấn đề về lương cho nhân viên.

Trên đây là bài viết về cách tính lương bình quân 6 tháng liền kề. Mong rằng bài viết đã đem lại những thông tin hữu ích nhất cho các bạn đọc.