Tết là thời điểm cây mai dồn hết tất cả những gì trong một năm tích lũy để trổ hoa khoe sắc rực rỡ đón chào năm mới. Bên cạnh đó, việc sử dụng phân bón, thuốc kích thích ra hoa, giữ hoa lâu tàn đã khiến cho sinh lý của cây không ổn định. Trong suốt thời gian chơi tết cây mai phải sống trong điều kiện thiếu thốn khiến cây trở nên suy kiệt. Nên việc phục hồi cây mai sau tết là vô cùng cần thiết, tạo nền tảng cho một cây mai khỏe mạnh tiếp tục khoe sắc cho mùa tết năm sau, tiết kiệm được một khoản chi phí mua chậu mới mà vẫn có được một chậu mai ưng ý để chơi tết.
Hãy cùng Nông nghiệp phố tìm hiểu cách chăm sóc cũng như cách cắt tỉa, tạo dáng phục hồi mai sau tết
Tùy thuộc vào phương thức trồng chậu hay trồng đất mà có cách phục hồi và chăm sóc khác nhau.
Cây mai được chưng trong nhà nên không được tiếp tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời trong suốt những ngày tết. Thiếu sáng khả năng quang hợp của cây cũng bị hạn chế khiến lá của cây bị mỏng, màu xanh nhạt, cành vươn dài, mảnh mai, yếu ớt.
Vì thế, việc đầu tiên cần phải làm chính là mang cây ra ngoài càng sớm càng tốt, nhưng phải để cây trong bóng râm để cây quen dần với ánh sáng bên ngoài, vì nếu mang cây ra tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp một cách đột ngột có thể khiến lá mai bị cháy. Sau đó tiến hành lặt bỏ hoa và nụ trên cây để cây không phải tập trung dinh dưỡng nuôi hoa và nụ nữa. Tuy nhiên, chỉ nên cắt giữa cuống hoa hoặc cuống nụ và giữ lại cọng đài vì những vị trí này sẽ cho nhiều chồi mới.
Việc xuống tay khá “tàn nhẫn” khi lặt bỏ hoa và nụ khiến nhiều người cảm thấy tiệc nuối khi đó nhưng đổi lại sẽ giúp bạn có được một cây mai đâm hoa kết nhụy tuyệt vời trong năm sau.
Điều kiện sống không bị thay đổi nên sẽ không phải tốn quá nhiều thời gian để đưa vào bóng râm chăm sóc như cây mai được chưng trong nhà. Tuy nhiên, việc lặt bỏ hoa và nụ để có thể tập trung dinh dưỡng nuôi cây là bước không thể bỏ qua.
1. Cắt tỉa, tạo dáng cho mai
Thời gian phù hợp để tiến hành cắt tỉa mai là khoảng mùng 10 tháng giêng âm lịch, chậm nhất là ngày 20. Để chỉnh sửa dáng cây, thường dùng cọc cắm hoặc dây kim loại mềm như dây đồng để uốn nắn cành. Sau ba tháng có thể tháo gỡ dây quấn để tránh tạo vết hằn không đẹp trên vỏ cành.
Cắt bỏ bớt những nhánh quá dài và những chỗ có nhánh quá dày để tạo dáng cho cây được hài hòa. Khi cắt tỉa nên chú ý kỹ để giữ lại ở các nhánh cành ít nhất phải có hai mắt lá. Điểm cắt tỉa cành nên cách mắt lá khoảng 5 mm. Nếu cắt đúng kỹ thuật này thì mỗi nơi cắt có thể sẽ mọc ra hai chồi mới.
Nếu muốn tạo dáng mai gốc to chóp nhỏ dạng hình tháp thì nên cắt bỏ một phần thân trên. Trước khi cắt nên xem kỹ để chọn một chồi khỏe mạnh thay thế phần thân cắt bỏ, hoặc một nách lá có khả năng mọc và phát triển mạnh để thay thế ngọn. Điểm cắt bỏ phải cách chồi hoặc nách lá thay thế khoảng 5 – 10cm, dùng lạt mềm để buộc ép chồi thay thế ngọn cho xuôi chiều đứng của ngọn. Nếu không buộc ép chồi kịp thời thì chồi thay thế sẽ đâm chỉa ra ngoài nhìn rất xấu. Đoạn thân gần chồi thay thế ngọn sẽ được cắt bỏ sau khi chồi ngọn đã cứng cáp.
2. Vệ sinh cho cây mai
Sau khi đã cắt tỉa tạo dáng xong, công đoạn vệ sinh cây cũng vô cùng quan trọng.Có thể sử dụng keo tẩy rửa nấm mốc Dona AR 200S hoặc nếu cây bị ít có thể sử dụng vòi nước tưới phun mạnh vào cây cho bong tróc hết rong rêu, nấm mốc.
Vệ sinh cho cây, giúp loại bỏ những tàn dư, mầm mống nấm bệnh gây hại trên cây, giúp cây phục hồi tốt hơn.
Đối với cây trồng chậu được chưng trong nhà, sau khi mang ra ngoài để nơi bóng râm 5 đến 7 ngày nên đưa cây ra nắng để cây thích nghi dần, giúp mai ra lá và chồi nhanh hơn.
Sau khi cắt tỉa, tạo dáng và vệ sinh cho cây xong, tiến hành phun thuốc kích thích sinh trưởng cho mai đâm chồi mới. Dùng thuốc kích thích sinh trưởng Atonik hoặc Comcat kết hợp với vitamin B1 là hiệu quả nhất. Phun liên tục 2 đến 3 lần mỗi lần cách nhau 5 đến 7 ngày.
Cây bắt đầu nảy chồi, ra lá non cùng với thời tiết nắng ấm là điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh, đặc biệt là bọ trĩ gây hại. Cần tiến hành phun thuốc kết hợp phòng trừ nấm bệnh và bọ trĩ gây hại bằng các loại thuốc trừ nấm như Anvil, Altracol…với thuốc đặc trị bọ trĩ như Radiant, Confidor….định kỳ 7 đến 10 ngày 1 lần cho đến khi lá già.
3. Một số lưu ý cho cây mai trồng chậu
Nếu cây chỉ được cắt tỉa sơ qua, không bị mất sức quá nhiều có thể tiến hành thay đất cho cây ngay sau khi tỉa cành.
Nếu cây cắt tỉa nhiều, có vết cắt lớn nên sử dụng keo liền da cây (Mỹ Tiến, Tree seal…) giúp vết cắt mau lành và bảo về cây tránh được các tác nhân xâm nhập qua vết cắt gây bệnh cho cây. Sau khoảng 1 tháng mới bắt đầu tiến hành thay đất cho cây.
Bài viết “Hướng dẫn cắt tỉa, tạo dáng phục hồi mai sau tết” chính là những kinh nghiệm quý báu được đúc kết từ những chuyên gia trồng mai lâu năm chia sẻ, hi vọng sẽ giúp ích được các bạn trong việc chăm sóc những cây mai vàng nhà mình nhé!
Tham khảo thêm các gói Combo phục hồi mai sau tết TẠI ĐÂY
Thay đất cho mai như thế nào? Giá thể đất trồng mai nên sử dụng loại nào cho phù hợp? Hãy theo dõi trong bài viết tiếp theo Hướng dẫn thay đất cho cây mai sau tết của Nông nghiệp phố chia sẻ nhé.
Các bạn có thể liên hệ qua trang web: NONGNGHIEPPHO.VN để được tư vấn miễn phí kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại hoa này nhé. Hoặc có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline: 0913134439 – 0901473486 (Miền Nam) 0963065386 (Miền Bắc)
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!