Cách thở âm dương khí công diện chẩn

ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNG là công phu luyện thở, nhằm điều chỉnh hai khí Âm và Dương trong hai mạch Nhâm và Đốc giúp tăng cường sức khỏe và trí tuệ, được GS. TSKH Bùi Quốc Châu phát minh từ năm 1965.

Đây được coi như Bảo Vật Trấn Môn của Việt Y Đạo.

I- ĐẠI CƯƠNG

Đây là phép thở được điều khiển bằng “Ý”, chứ không phải thở bình thường bằng phổi. Do đó không nên và không cần phải quan tâm đến lượng oxy vào phổi nhiều hay ít , mà chỉ nên quan tâm đến làn hơi tưởng tượng chạy trên hai mạch Nhâm Đốc vào lúc tập thở mà thôi.

Đây là lối thở “Yếm Khí” nên khác với một số lối thở khác, thay vì là thở ÊM, NHẸ, DÀI, SÂU như ở một vài phương pháp khí công, thì ở đây là ÊM, NHẸ, NGẮN, CẠN. Do đó ta không cần cố gắng hít vào cho thật nhiều oxy, hay thở ra cho thật hết khí cacbonic. Trái lại ,nên thở ra hít vào một cách kín đáo vừa phải, nhẹ nhàng như con rùa thở (Qui tức). Tất cả động tác đều buông lỏng tự nhiên, không được gắng sức thái quá, mà phải làm vừa sức. Tuyệt đối tránh mọi cố gắng nào đưa đến mệt nhọc cho cơ thể trong khi thở. Nói khác đi, trong lúc thở hay sau khi tập thở một thời gian (Tối đa là 1 tuần) nếu thấy khoẻ là đúng. Nếu thấy mệt hoặc không có chuyển biến là đã tập sai phương pháp.

Tóm lại, nguyên lý chủ yếu của phương pháp này là luyện ý để điều tức, chứ không phải luyện hơi, nên thở nhiều oxy vào là không cần thiết, thậm chí còn sai với phương pháp Âm Dương Khí Công.

Hãy thở như thế nào để người ngoài nhìn vào thấy như không thở (Dụng ý bất dụng lực). Có thể nói thở như không thở mới gọi là thở Âm Dương Khí Công.

– Nắm vững nguyên lý:Tâm-Ý-Khí-Lực. Ý dẫn Khí, Khí dẫn Huyết, Huyết dẫn Lực.

– Tuân thủ nguyên tắc: Vừa phải, thoải mái, tự nhiên, linh động, sáng tạo.

– Biện chứng Đông Y: Âm Dương mất quân bình sinh bệnh. Chữa bệnh là điều chỉnh, lập lại quân bình Âm Dương. Cực Dương sinh Âm, Cực Âm sinh Dương. Vật cực tắc phản, vật động tắc biến. Nhân thân tiểu thiên địa, thiên nhân hợp nhất, vạn vật đồng nhất thể. Thông tắc bất thống, thống tắc bất thông.

ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNG

Đây là phương pháp thở mà chủ đích của nó là luyện thần kinh cho thật vững chắc, nói cách khác là luyện ý lực, nôm na là luyện cái đầu chứ không phải là luyện cơ bắp hay buồng phổi.

Cơ sở của nó là thông qua việc tập trung tư tưởng tạo thành thói quen theo dõi làn hơi chạy trên hai mạch Nhâm Đốc mỗi ngày, các bạn sẽ dần dần có ý lực mạnh. Chính điều này sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh (Ý dẫn Khí, Khí dẫn Huyết, Khí Huyết lưu thông làm cơ thể khoẻ mạnh) và cũng làm hệ thần kinh vững chắc, sáng suốt và nhiều ý chí hơn. Chính thông qua việc luyện ý này, tự ta sẽ điều chỉnh được hai khí Âm Dương trong cơ thể khi cần thiết và làm cho nó được quân bình, mà Âm Dương quân bình thì cơ thể sẽ khoẻ mạnh.

Đây cũng là điểm độc đáo của phương pháp Âm Dương Khí Công, vì nó cho phép người tập có thể tăng hay giảm khí Âm hoặc Dương trong cơ thể thông qua việc luyện thở đúng qui tắc , và như thế cũng có nghĩa là cho phép người tập không những tự phòng bệnh mà có thể tự chữa được một số bệnh do mất quân bình Âm Dương gây ra, cũng như tăng cường thể lực, giúp cơ thể khoẻ mạnh, tươi trẻ, vui vẻ, sống lâu.

Ngoài ra , nó còn có thể hỗ trợ cho người tập trong rất nhiều lĩnh vực khác như Thiền (có thể coi nó là phương pháp trợ Thiền rất tốt. Nhiều người tập Thiền đã cho biết nếu thở Âm Dương Khí Công lúc sắp Thiền định, hoặc trong khi Thiền thì sẽ tránh được tình trạng mỏi mệt hoặc hôn trầm khi phải ngồi Thiền lâu, mà lại còn dễ định tâm hơn , khi xả Thiền thấy rất sáng suốt, thoải mái), chơi cờ vua, chơi thể thao (như đánh tennis, bơi lội, đá banh, chạy đua…) ,tập võ thuật ,học hành (học chữ hay học nghề tay chân), thai giáo (giáo dục con cái từ lúc còn trong bào thai), ca nhạc.. Cho nên, nếu biết khai thác, vận dụng khéo léo và sáng tạo phương pháp thở này, nó sẽ giúp ích cho ta rất nhiều về mặt thể xác lẫn tinh thần.

II- HƯỚNG DẪN CÁCH THỞ

Có 2 cách thở:

1/. Thở đường Dương:(còn được gọi là thở theo Nhâm Mạch)

ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNG2/. Thở đường âm:(còn gọi là thở theo Đốc Mạch)

ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNGLƯU Ý: Ta cần chú ý mấy điểm sau đây rất quan trọng:

Không được phình bụng, phình ngực cố sức hít vào cho thật nhiều oxy như một số lối thở khác đã có, trái lại hít vào ít và thật êm, thật thoải mái, tránh nén hơi hay gồng cứng cơ bắp ở ngực bụng hay tay chân, vì điều này sẽ đem lại hiệu quả xấu, cũng như có nghĩa là sai phương pháp Âm Dương Khí Công. Tóm lại, phương pháp này tránh sự cố gắng quá sức.

Lúc mới tập, chưa quen nín thở lâu tại Đan Điền, ta nên hít hơi ít, chậm và tưởng tượng làn hơi chạy nhanh, vì nếu ta cố tưởng tượng cho nó đi chậm thì sẽ bị ngộp thở do nín hơi quá lâu, nhất là khi thở đường Âm. Vì vậy phải tưởng tượng cho làn hơi chạy nhanh hơn trên Mạch Đốc, nếu không ta phải thở ra nửa chừng, và như thế là không có kết quả mà còn có hại.

Nên nhớ không nhất thiết làn hơi tưởng tượng phải cùng tốc độ với hơi thở thật, mà thường phải nhanh hơn hơi thở thật. Thông thường tưởng tượng từ mũi đến Đan Điền, cũng như từ Đan Điền lên đến mũi (đường Dương) khoảng 1-2 giây, còn từ Đan Điền xuống hậu môn vòng ra sau lưng lên đầu rồi ra mũi (đường Âm) khoảng 3-4 giây. Nhiều người vì không để ý điều này nên tưởng tượng làn hơi đi xuống Đan Điền rất chậm, cho nên có hiện tượng thiếu oxy và rất mệt. Do đó tập hoài không thấy kết quả và tất nhiên sẽ bỏ cuộc.

Trong cả hai đường thở Âm Dương, sau lúc nghỉ ở Đan Điền, tuyệt đối tránh hít hơi vào một lần nữa hay thở ra cùng lúc với làn hơi đang tưởng tượng đi ra (phải đưa ý tưởng tượng lên đến mũi, lúc bấy giờ mới được thở ra). Như vậy, trước sau gì cũng có 1 lần hít vào, 1 lần thở ra thôi. Và 2 lần này: 1 hít, 1 thở gọi là 1 đường thở hay 1 lượt thở.

Lúc thở không được tự ám thị mình, tưởng tượng hơi thở này nóng hơi thở kia lạnh, hoặc nghĩ rằng thở vào sẽ khoẻ mạnh, mà chỉ nên quán tưởng làn hơi đi mà thôi. Nên nhớ: Tưởng tượng cho làn hơi chạy dưới da vài mm chứ không phải chạy trong cổ họng hay vào phổi, sẽ không có kết quả.

Nhâm Mạch theo châm cứu học là thuộc âm, nhưng đó là THỂ (bản thể) còn sở dĩ ta gọi ở đây là Dương là vì căn cứ vào DỤNG (tác dụng) của nó. Vả chăng, theo nguyên tắc Động (thì) biến, thì NHÂM Mạch thuộc Âm, khi động nó sẽ biến thành Dương. ĐỐC Mạch thuộc Dương sẽ biến thành Âm khi được tác động bằng ý tưởng. Điều này sẽ lý giải tại sao thở đường trước ngực (trên NHÂM Mạch) lại cho phản ứng Dương tính và khí thở đường phía sau lưng (trên ĐỐC Mạch) cho lại phản ứng Âm tính. Nếu không thông điều này, người tập sẽ hoang mang không dám tập, nhất là khi có người không hiểu lý lẽ mà tác giả vừa trình bày ở trên cố tình tác động vào, xuyên tạc sự thật làm cho người khác sợ mà không dám tập.

( Nguồn: GSTSKH Bùi Quốc Châu, Sách Âm Dương Khí Công)

– Có thể bạn chưa biết –

DIỆN CHẨN LÀ GÌ?

ĐƯỜNG HƯỚNG VIỆT Y ĐẠO

ẨM THỰC DƯỠNG SINH

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP

TIỂU SỬ GSTSKH BÙI QUỐC CHÂU & LỊCH SỬ PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN