Lăn kim trị sẹo đang là một trong các giải pháp làm đẹp được rất nhiều chị em ưu ái sử dụng. Vậy liệu bạn đã biết cách sử dụng kim lăn tại nhà như thế nào để đạt hiệu quả và đảm bảo an toàn chưa?
Nếu bạn vẫn còn mơ hồ về vấn đề này thì hãy theo dõi bài viết của chúng tôi để được hướng dẫn lăn kim tại nhà một cách tốt nhất nhé.
1. Cơ chế khi thực hiện quy trình lăn kim trị sẹo rỗ
Nguyên lý hoạt động: Phương pháp lăn kim trị sẹo hoạt động theo nguyên lý là sử dụng một con lăn tròn. Trên con lăn là hàng trăm các mũi kim có kích thước siêu nhỏ, được dùng để lăn trên bề mặt da.
Sau khi lăn bề mặt da sẽ chịu sự tổn thương, mục đích là để kích thích cơ chế tự lành vết thương của da. Khi đó, cơ thể sẽ sản sinh collagen, elastin để tăng sinh tế bào, tái tạo một lớp da mới, đồng thời giúp các dưỡng chất sử dụng trong quá trình dễ dàng thẩm thấu sâu vào bên trong tế bào.
- Ưu điểm: Có thể trị sẹo rỗ với chi phí thấp hơn rất nhiều so với sử dụng dịch vụ tại các spa, thẩm mỹ viện hay bệnh viện da liễu.
- Khuyết điểm: Nếu sử dụng máy lăn kim tại nhà không đúng cách sẽ khiến da bị tổn thương, tình trạng da trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Trước và sau khi lăn kim bạn cần chuẩn bị những gì?
Để quá trình lăn kim tại nhà diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, bạn cần chuẩn bị kỹ một số điều sau:
2.1 Trang bị đầy đủ kiến thức về quy trình lăn kim tại nhà
Dù lăn kim với mục đích như: Trị sẹo lõm, sẹo thâm, trị mụn, xoá nếp nhăn hay muốn làm đẹp da… thì bạn cũng cần phải trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết trước khi bắt đầu.
Bạn nên có kiến thức về loại kim lăn và kích thước kim phù hợp với mục đích làm đẹp của bản thân. Đặc biệt là thực hiện đúng quy trình lăn kim tại nhà để có thể đạt được kết quả tốt nhất.
2.2 Chọn thời điểm thích hợp thực hiện quy trình lăn kim
Lăn kim tại nhà nên được thực hiện vào cuối tuần vì bạn cần có thời gian nghỉ ngơi ít nhất là 1 ngày và sau khi lăn kim phải tránh ánh nắng khoảng: 1 – 2 tuần vì tia UV có thể gây tổn thương khiến vùng da sau khi lăn kim bị sạm và thâm.
2.3 Chuẩn bị thuốc gây tê và thuốc sát trùng
Đối với những kim lăn có kích thước từ 1.0 mm trở xuống, bạn có thể sử dụng bình thường mà không cần bôi thuốc gây tê và sát trùng.
Tuy nhiên, nếu bạn là người sở hữu làn da nhạy cảm thì nên sử dụng thuốc gây tê và sát trùng để không làm giảm đi kết quả điều trị của bạn.
3. Hướng dẫn lăn kim tại nhà trị sẹo rỗ
3.1 Cách cầm khi lăn kim
Tay cầm của máy lăn kim tại nhà có thiết kế vừa vặn với bàn tay của người châu Á. Phần tay cầm cũng được tăng thêm trọng lượng nên khi cầm đúng cách sẽ rất thoải mái, dễ dàng điều khiển hướng đi và lực tác dụng lên đầu kim.
3.2 Cách chọn một bộ kim lăn tại nhà
Một bộ lăn kim tại nhà sẽ bao gồm:
- Một đầu lăn có chứa kim lăn
- Một tay cầm
Ngoài ra các bạn có thể chọn mua máy lăn kim tại nhà hiện đại, có đầu kim lăn tự động, điều chỉnh được độ kim. Chỉ cần cắm điện là máy có thể chạy được luôn. Tuy nhiên, giá của thiết bị này sẽ hơi cao.
Khi chọn mua kim lăn các bạn nên cẩn thận tìm hiểu để có thể mua được loại kim tốt nhất bởi kim lăn quyết định tới 70% kết quả điều trị. Các loại kim lăn kém chất lượng thường có đầu kim không đủ nhỏ và sắc, không được làm từ thép y tế nên có thể khiến da bị tổn thương, đồng thời còn làm da dễ bị nhiễm trùng.
Hãy lựa chọn những loại kim lăn có thương hiệu, nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Tìm tới các cơ sở uy tín để mua hàng, tránh tình trạng “tiền mất tật mang”. Kim lăn nên chọn loại có kích thước từ 0.2mm – 1mm của các hãng như: ZGTS, Dermaroller, Dr Roller,…
3.2 Hướng dẫn quy trình lăn kim
Các bạn cần nắm rõ quy trình lăn kim tại nhà để thực hiện đúng, tránh gây ra những tổn thương cho da:
- Khi thực hiện không nên sử dụng lực quá mạnh. Ban đầu chỉ nên sử dụng lực nhẹ, sau để tăng dần lực tác động qua mỗi lần. Khi lăn kim có thể thấy hơi ngứa và đau châm chích.
- Nếu sử dụng lực quá mạnh khi lăn kim sẽ khiến da tổn thương. Còn sử dụng lực quá nhẹ lại không mang đến hiệu quả như mong muốn.
- Thời gian thực hiện lăn kim tế bào gốc tại nhà tốt nhất là vào buổi tối. Nên lăn theo hướng ngang, dọc và chéo. Khi lăn tránh lăn vào các vùng sát mắt, sát môi bởi những vùng da này vừa mỏng lại vừa nhạy cảm. Bên cạnh đó, nếu da vẫn đang bị mụn mủ, mụn bọc,… cũng không nên thực hiện lăn kim vì có thể khiến mụn lan ra khắp mặt.
Khi lăn kim, việc thực hiện đúng quy trình và đảm bảo các nguyên tắc vô trùng, vô khuẩn là rất quan trọng. Nếu không thể đảm bảo được các yếu tố này thì da của bạn không những không cải thiện mà còn gặp phải những vấn đề nghiêm trọng hơn.
Sau đây chúng tôi xin hướng dẫn lăn kim tại nhà đúng cách:
- Bước 1: Tẩy trang và rửa mặt sạch cùng với sữa rửa mặt phù hợp cho da
- Bước 2: Thoa thuốc tê lên khắp vùng da mặt sau đó bọc lại bằng màng nilon bọc thực phẩm từ 25 – 40 phút để thuốc tê ngấm đều
- Bước 3: Lau sạch thuốc tê trên da rồi sát trùng da bằng Povidine hoặc Betadine đều được. Tiếp đó lại sử dụng nước muối sinh lý để lau sạch da lần nữa. Đợi tới khi da hoàn toàn khô thì mới tiến hành lăn kim
- Bước 4: Thực hiện lăn kim trị sẹo cho da. Nên lăn vùng trán đầu tiên sau đó mới lăn tới các vùng da khác. Nguyên nhân là bởi da vùng trán khá mỏng và nhạy cảm. Sau khi lăn vùng trán xong các bạn lăn xuống tới hai bên thái dương, tiếp đó là 2 bên má, mũi, nhân trung, cuối cùng là cằm.
4. Chăm sóc da sau quy trình lăn kim
Cả giai đoạn trước và sau khi lăn kim đều rất quan trọng. Sau khi lăn kim xong các bạn cũng phải chú ý chăm sóc da bởi giai đoạn này có ảnh hưởng tới 50% hiệu quả điều trị.
Các bạn nên nhớ, sau khi lăn kim cần phải vệ sinh da mặt đúng cách và hạn chế sử dụng các mỹ phẩm trang điểm. Bên cạnh đó, còn cần phải tuyệt đối tránh nắng và các loại thực phẩm có thể gây tổn thương da như: Hải sản, rau muống, thịt bò, đồ ăn cay nóng trong khoảng 1 tuần sau khi lăn kim.
Sau khi lăn kim sẽ gây ra các vết thương trên da dẫn đến chảy máu bề mặt. Điều này kích hoạt phản ứng chữa lành vết thương của cơ thể, da giải phóng các chất kích thích tăng trưởng, mạch máu mới hình thành trong da, da bắt đầu tạo nhiều Collagen hơn. Trong 5 ngày tiếp theo, collagen do cơ thể sản xuất được lắng đọng trong khu vực da được điều trị. Điều này giúp da trở nên săn chắc hơn và có thể làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn.
Sau khi lăn kim tại nhà các bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm để đảm bảo cung cấp đầy đủ độ ẩm cho da. Như vậy da sẽ nhanh liền thương, bong mày và không để lại vết thâm. Các bạn cũng nên sử dụng cả serum, tế bào gốc để giúp làn da được cải thiện hơn.
5. Hướng dẫn bảo quản máy lăn kim tại nhà
Trước và sau khi lăn kim tại nhà, bạn nên học cách bảo quản máy lăn kim một cách cẩn thận và đúng cách. Cụ thể như sau:
5.1 Vệ sinh bộ lăn kim trước và sau khi thực hiện lăn kim
Khi mở hộp kim lăn lần đầu, bạn nên giữ lại nắp bảo vệ đầu kim, hộp nhựa đựng kim và hộp giấy bên ngoài để tiện cho việc bảo quản kim lăn sau này. Và sau khi sử dụng xong, bạn tiến hành vệ sinh kim lăn để tránh tình trạng nhiễm trùng da.
- Bạn đưa kim vào vòi nước đang chảy (tốt nhất là nước nóng) để diệt vi khuẩn
- Ngâm đầu kim vào dung dịch cồn 70 trong khoảng thời gian từ 3 – 5 phút. Lưu ý không được ngâm lâu hơn vì cồn sẽ làm mòn kim.
- Rửa kim bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý rồi mang kim đi phơi
- Cuối cùng là đậy nắp bảo vệ đầu kim, cho vào hộp nhựa và gài kín hộp. Bạn nên để nhẹ nhàng để tránh làm xê dịch, ảnh hưởng đến chất lượng kim.
5.2 Điều kiện bảo quản bộ lăn kim tại nhà
- Bảo quản bộ kim lăn tại nhà ở nơi khô ráo và thoáng mát
- Bảo quản trong hộp tránh tình trạng va đập làm hỏng kim
- Luôn luôn để xa tầm tay trẻ em
- Nhớ vệ sinh kim lăn trước và sau khi sử dụng.
6. Một số lưu ý trước và sau khi thực quy trình hiện lăn kim tại nhà
-
Xem xét tình trạng da để lựa chọn kim lăn cho phù hợp
Lựa chọn lăn kim và kim lăn phù hợp với tình trạng da để đạt được hiệu quả cao nhất, tránh tình trạng mụn sẹo, mụn rỗ,… không giảm mà còn khiến mụn lan nhiều hơn và sẹo rỗ trở nên nghiêm trọng.
-
Tần suất khi thực hiện quy trình lăn kim tại nhà
Cần tham khảo tần suất lăn kim, lăn quá nhiều, quá nhanh có thể làm da bị rách, tổn thương, lăn quá ít, quá chậm thì không đạt hiệu quả
-
Nên chọn serum nào đi kèm khi lăn kim?
Các bạn không chỉ cần biết cách sử dụng kim lăn tại nhà mà còn phải biết chọn serum phù hợp đi kèm. Một trong các tác dụng của việc lăn kim đó là giúp da thẩm thấu serum hiệu quả hơn để serum phát huy tác dụng tốt nhất.
Bởi vậy, hãy chọn serum phù hợp với làn da mình. Những loại serum có các thành phần như hyaluronic acid, peptides, tế bào gốc hay những thành phần có khả năng kích thích sản sinh collagen, phục hồi tế bào, làm mịn, đều mà da, dưỡng ẩm da sẽ là lựa chọn tuyệt vời.
Tuy nhiên, nên tránh những sản phẩm có chứa retinol, vitamin C bởi chúng có thể khiến da bị tổn thương khi lăn kim tại nhà.
-
Những tác hại xấu sau khi lăn kim không đúng cách
Theo các bác sĩ Da liễu, việc lăn kim không cách có thể gây nên những tác hại xấu như: Tổn thương da, viêm nhiễm, sưng tấy… thậm chí làm sạm da do rách mô liên kết và mao mạch da.
-
Tìm đến bác sĩ khi bị kích ứng da khi gặp vấn đề tự lăn kim tại nhà
Gặp phải rủi ro sau khi lăn kim tại nhà là điều không một ai mong muốn. Tuy nhiên nếu tình trạng này, bạn cũng đừng quá lo lắng mà hãy bình tĩnh tìm đến bác sĩ chuyên khoa Da liễu uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Lưu ý: Không nên áp dụng các biện pháp trị liệu tại nhà nhằm tránh làm da tổn thương nghiêm trọng hơn.
Trên đây là hướng dẫn lăn kim tại nhà một cách chi tiết dành cho những ai đang quan tâm. Và với những thông mà iFree chia sẻ hy vọng sẽ giúp các bạn thực hiện đúng quy trình lăn kim trị sẹo rỗ và đạt được hiệu quả cao.
Nếu các bạn có nhu cầu mua kim lăn và serum cũng như các sản phẩm chăm sóc da có thể liên hệ với iFree qua website https://ifree.vn/. Chúng tôi luôn hoạt động với phương châm “Trao niềm tin – Nhận giá trị”. Chỉ cần khách hàng tin tưởng iFree, iFree sẽ mang đến cho các bạn những thông tin, sản phẩm chất lượng nhất, đảm bảo khiến khách hàng hài lòng. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với các bạn!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!