Nếu đã một lần vào bếp, chắn chắc bạn từng nghe qua cái tên “vanilla“. Nhưng bạn đã biết vanilla là gì chưa? Vaniila được làm ra từ đâu và bằng cách nào? Trong nấu ăn và làm bánh, vanilla có những dạng nào, cách dùng chúng thế nào để hiệu quả nhất? Tất cả những câu hỏi này sẽ được trả lời trong bái viết dưới đây!
Cách đây 5 năm, vanilla được biết đến như một dạng bột trong những ống nhỏ, thường dùng trong nấu các loại chè ngọt. Những năm gần đây, khi làm bánh tại nhà phổ biến dần, tinh chất vanilla được biến đến nhiều hơn với vai trò là một nguyên liệu quan trọng. Tuy nhiên ít ai biết được nguồn gốc và hình dáng chính thống của vanilla.
Vanilla là gì?
Vanilla gọi tắt là vani – được biết đến như một nguyên liệu tạo mùi không thể thiếu trong làm bánh và món ngọt.
Sở hữu mùi hương đặc trưng “không đụng hàng”, vanilla được dùng làm tăng hương vị thơm ngon, cảm giác béo ngậy, ngọt ngào cho các món ăn. Mùi hương của vanilla ngọt, vừa nồng vừa nhẹ, lan tỏa mạnh và thơm lâu.
Nguồn gốc của vanilla
Vanilla được chiết xuất từ những loại cây thuộc họ lan, chi vanilla, chủ yếu là từ loài V.planifolia nguồn gốc từ Mexico. Những bông vanilla chỉ có thể được thụ phấn tự nhiên nhờ một loài ong mang tên Melipone và cũng ở Mexico Chữ vanilla theo tiếng tây Ban Nha gọi là vaina tức là “hoa đậu nở”. Chinh tướng Tây Ban Nha Hernán Cortés được xem là người mang vanilla đến với châu Âu vào thập niên 1520.
Vanilla là loại gia vị đắt tiền thứ hai trên thế giới sau saffron (nhụy hoa nghệ tây).
>> Xem thêm: Các làm Kem vani
Hiện nay, trên thế giới đang trồng 3 loại lan chính để lấy vanilla là Vanilla planifolia ở Madagascar và các miền nhiệt đới dọc bờ Ấn Độ Dương, V.tahitensis trồng ở Nam Thái Bình Dương, và V. pompona trồng ở Tây Ấn, Trung Mỹ và Nam Mỹ.
Quy trình sản xuất ra vanilla kì công thế nào?
Không phải chỉ cần thu hoặc trái vanilla tươi là có thể sản xuất ra vanilla thơm nồng. Ngay sau khi trái được hái về phải tiến hành ủ ngay.
- Đầu tiên, người ta ngâm trái vanilla vào nước sôi trong 3 phút hoặc gói vào trong vải dày và cho vào lò từ 24 đến 48 giờ để làm cho trái “chết”, tức là làm ngưng đời sống thực vật của trái mới hái về đồng thời làm vỡ những tế bào của hạt.
- Sau đó, trái được bọc trong chăn rồi bỏ vào hộp gỗ từ 24 đến 72 giờ làm cho hạt “toát mồ hôi”, mục đích làm tăng nồng độ chất vanillin, tạo ra mùi thơm vanilla.
- Sau đó là thời gian “thoát hơi”, đem phơi ngoài nắng từ ấm cho tới bỏng tay. Chiều đến, dùng chăn bọc kín và để phòng riêng ban đêm.
Tiến trình này thường mất từ 2 tới 3 tháng cho đến khi hạt vanilla đủ chín, nghĩa là đã giảm đến 80% trọng lượng ban đầu. Lúc này hạt trở nên đen nâu và nhăn nheo, sẳn sàng chuyển đến các nhà máy sản xuất vanilla.
Có 4 cách chính để bào chế vani tự nhiên trong thương mại:
- Dùng toàn bộ vỏ hạt dài
- Dùng phấn (các vỏ quả, giữ nguyên chất hoặc pha trộn với đường, tinh bột, hoặc các thành phần khác)
- Chiết xuất vani (kết hợp cùng cồn hoặc glyxerol; cả hai dạng tinh khiết và các dạng giả vani chứa ít nhất 35% cồn)
- Đường vani, một hỗn hợp đường và vani chiết xuất.
Các dạng vanilla trên thị trường
1. Vanilla dạng bột ( Vani ống)
Đây là loại vanilla nguyên chất được tinh chế từ quả vani, tổng hợp từ đường haydextroza thành dạng bột màu trắng.
Cách làm bánh trung thu rau câu cam vani nhân sữa chua từ vanilla dạng bột
- Ưu điểm: Vanilla có thể sử dụng để làm các loại bánh, nấu chè,… giá thành tương đối rẻ và dễ dàng tìm mua.
- Nhược điểm: Nếu dùng số lượng nhiều sẽ khiến món ăn bị đắng. Không sử dụng trong sữa bột cho trẻ nhỏ vì có khả năng gây hại gan, thận, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
2. Vanilla Sugar (đường vani)
Đây là dạng vanilla khó tìm trên thị trường, thường dùng để sản xuất chocolate.
Vanilla thường được chế tạo bằng cách vùi những quả vani đã bổ dọc làm hai vào trong giữa lọ đường, hoặc tán mịn quả vani rồi trộn với đường bột.
3. Vanilla dạng lỏng (tinh chất vanilla)
Vanila dạng lỏng được chia làm 2 dạng: Vanilla Essence và Vanilla Extract.
Vanilla Essence (nước vani tổng hợp)
Là loại đóng trong chai thủy tinh nhỏ và ngoài bao bì có in rõ Vanilla Essence.
- Ưu điểm: Vanilla essence không bị đắng khi dùng quá liều và mùi thơm mạnh khi nấu nên thường dùng với liều lượng ít, tiết kiệm.
- Nhược điểm: Vanilla essence không phải là vanilla nguyên chất mà là loại hương liệu được tổng hợp từ các chất hóa học được kiểm nghiệm.
Vanilla Extract (tinh chất vanilla nguyên chất)
- Ưu điểm: Vanilla Extract chiết xuất trực tiếp từ 100% quả vani nguyên chất, không chất bảo quản. Chúng được làm từ quả vani khô và rượu nên rất an toàn khi sử dụng. Liều lượng sử dụng cũng rất ít và không đắng.
- Nhược điểm: Giá thành khá đắt và khó tìm mua.
Cách sử dụng vanilla trong nấu ăn
Trong những món chè hoặc món nước tráng miệng có vị ngọt, vanilla bột thường được sử dụng nhiều. Vanilla được cho vào trước khi tắt bếp một chút để mùi hương lưu lại lâu nhất, không bị nấu bay mùi.
Đối với những món bánh, người ta thường dùng vanilla dạng lỏng để dễ cân đong nguyên liệu. Thông thường, vanilla được cho vào trong khi đánh hoặc trộn hỗn hợp. Mùi hương vanilla sẽ càng thơm hơm khi bánh chính dần.
>> Xem thêm: Bánh dừa nướng hương vani
Sử dụng nhiều vanilla trong một công thức không phải là ý hay. Nó sẽ làm đắng hoặc biến đổi mùi vị khiến bánh không còn thơm dễ chịu nữa mà thay vào đó là mùi nồng và khá bưng mũi. Vì thế, khi sử dụng vanilla, bạn nên tuân thủ liều lượng trong công thức tùy theo mỗi món bánh nhé!
Cách làm tinh chất vanilla nguyên chất tại nhà
Nếu tìm mua được quả vanilla, bạn có thể dễ dàng làm được tinh chất vanilla tại nhà và để dành dùng dần:
Tham khảo: Địa điểm mua các loại gia vị hương liệu Âu trên toàn quốc
Bước 1: Dùng dao rạch quả vani làm đôi theo chiều dọc. Có thể cắt vani thành những đoạn nhỏ để vừa với loại chai, lọ bạn có.
Bước 2: Cho vani vào lọ sạch đã chuẩn bị. Đổ rượu vào lọ, hãy chắc chắn rượu ngập quả vani nhé! Đựng chặt nắp lọ lại rồi lắc đều. Đặt lọ vani vào chỗ râm mát, tối ít nhất một tháng. Nếu bạn muốn vani có mùi nồng hơn có thể để lâu hơn.
Bước 3: Khi vani đã đạt đến độ bạn muốn, bạn có thể lọc bỏ vỏ và hạt quả vani đi rồi chứa tinh chất vào một chiếc lọ đẹp hơn nếu thích.
Xem chi tiết từng bước làm tinh chất vinalla tại nhà
Hi vọng qua bài viết này, bạn có thể biết được những thông tin hữu ích và thú vị về vanilla. Đừng quên tham khảo thêm những công thức món ngon tại nhà cùng vanilla dưới đây nhé!
Cách làm sốt custard kem sữa trứng cho các loại bánh ngọt.
Công thức bánh chuối nướng chuẩn ngon như trên quai gánh.
Làm bánh flan caramel ngọt lịm thơm nồng mùi vanilla. Chúc bạn sẽ có được những món ăn tuyệt vời!
Có thể bạn quan tâm:
- 10 nguyên liệu thần kỳ trong góc bếp giúp giảm cân
- Gelatin là gì? Phân loại và cách sử dụng gelatin
- Làm bánh Âu tại nhà không khó như bạn nghĩ
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!