Bí mật chưa biết về &quotĐồng Hồ Taplo ô tô&quot

Hộp điều khiển đồng hồ taplo IPC

Hộp điều khiển đồng hồ taplo IPC được đặt trong đồng hồ taplo phía sau volant lái và thực hiện một số chức năng quan trọng:

• Cổng giao tiếp giữa MS CAN và I-HS CAN • Lưu trữ dự phòng dữ liệu trung tâm • Gồm các đồng hồ quan trọng giao tiếp với tài xế • Gồm các đèn cảnh báo • Điều khiển độ sáng taplo • Màn hình hiển thị thông tin

Thông tin được hiển thị của đồng hồ taplo

• Tốc độ xe • Tốc độ dộng cơ • Nhiệt độ nước làm mát • Mức nhiên liệu • Màn hình hiển thị • Các đèn cảnh báo

IPC hoạt động như là cổng giao tiếp giữa I-HS CAN và MS CAN, và cho phép dữ liệu được trao đổi giữa hai đường truyền. Cổng giao tiếp này cho phép IDS truy cập vào để điều khiển các hộp trên I-HS CAN mà không cần truy cập trước tiên vào IPC.

Dữ liệu trung tâm được tải lên bởi BCM. Ngoài ra nó còn được lưu trữ dự phòng trong hộp IPC. Vì vậy nếu cần thay thế BCM, dữ liệu trung tâm có thể được copy từ hộp IPC. Khi thay thế hộp IPC, khoảng 90% thông tin mà ICP yêu cầu sẽ được BCM cung cấp thông qua MS CAN.Tuy nhiên cũng có một vài thông tin cần phải được lập trình bằng tay.Hai mục quan trọng nhất chính là đọc số VIN và số Km.

Số VIN cần được lập trình bằng tay vào trong hộp IPC thông qua IDS. Nếu nhập số VIN không đúng hay thay IPC từ một xe khác thì đồng hồ chỉ số Km sẽ không hiện (để trống). Ngay cả khi đồng hồ chỉ số Km không hiện thì hộp vẫn ghi nhận lại số Km mà xe đã đi, cho đến khi số VIN đúng được nhập vào thì số Km đã đi tại thời điểm thay hộp có thể được cộng thêm vào để đảm bảo chính xác số Km xe đã chạy được.

Đồng hồ Km có thể được reset 3 lần với điều kiện chỉ khi xe đã chạy ít hơn 20 km. Đây là sự bù trừ cho quãng đường vận chuyển xe cũng như công tác PDI. Sau 20 km đầu tiên chỉ số Km có thể thay đổi được nhưng chỉ số Km chỉ có thể tăng lên chứ không giảm được.

Bí mật chưa biết về "Đồng Hồ Taplo ô tô"

A

Tốc độ tua máy

B

Đồng hồ đo nhiên liệu và nhiệt độ nước làm mát

C

Tôc độ xe

D

Nút điều chỉnh độ sang

E

Màn hình hiển thị thông tin

F

Nút chọn và reset

Màn hình hiển thị trung tâm cung cấp cho tài xế nhiều loại thông tin khác nhau thông qua một màn hình được đặt ở giữa taplo.Ta có thể nhấn nút ít hơn 2 giây để đi qua một vòng các menu và sau đó nhấn và giữ nút trên 2 giây để reset.

Bí mật chưa biết về "Đồng Hồ Taplo ô tô"

A. Hiển thị tay số (chỉ có ở hộp số tự động) B. Hiển thị số Km hành trình C. Hiển thị số Km tổng

Màn hình hiển thị này có thể thay đổi ngôn ngữ và đơn vị đo phù hợp với đối tượng sử dụng. 

Có thể thay đổi ngôn ngữ trên màn hình hiển thị, có 11 ngôn ngữ khác nhau để lựa chọn;

01

GB

English

02

S

Swedish

03

D

German

04

NL

Dutch

05

F

French

06

I

Italian

07

E

Spanish

08

P

Portuguese

09

TR

Turkish

10

RUS

Russian

11

PL

Polish

Thay đổi ngôn ngữ:

5. Để công tắc máy OFF, nhấn và giữ nút hiệu chỉnh độ sáng sau đó bật công tắc máy ON

6. Màn hình sẽ hiển thị “the language set menu active”( kích ho ạ t menu cài đặt ngôn ngữ).

7. Nhấn SET/RESET để chọn các ngôn ngữ khác nhau.

8. Nhấn và giữ nút SET/RESET để cài đặt ngôn ngữ được chọn.

Ghi chú: Một tiếng chuông sẽ được phát ra để xác nhận sự chọn lựa đã thành công và màn hình sẽ quay trở lại trạng thái hoạt động bình thường.

Ghi chú: Khi thay đổi ngôn ngữ trên màn hình hiển thị thì ngôn ngữ trên hệ thống âm thanh và hệ thống định vị cũng thay đổi theo

Lựa chọn đơn vị hệ mét hay hệ đơn vị hệ Anh quốc để hiển thị nhiệt độ bên ngoài:

9. Thay đổi chế độ hiển thị sang “Outside Temperature” (nhiệt độ bên ngoài)

10. Nhấn và giữ nút SET/RESET hơn 2 giây và đơn vị sẽ thay đổi.

Bí mật chưa biết về "Đồng Hồ Taplo ô tô"

Thay đổi đơn vị đo lường bằng cách này sẽ kéo theo thay đổi đơn vị của:

• Nhiệt độ bên ngoài. • Nhiệt độ hiển thị trên hệ thống điều hòa tự động. • Nhiệ độ thiết lập trên màn hình hiển thị đa chức năng.

Các chế độ khác nhau của đồng hồ táp lô

Đồng hồ tap lô có thể ở các chế độ khác nhau. Tùy từng chế độ khác nhau mà xe sẽ bị giới hạn về hiệu suất và hoạt động. Các chế độ khác nhau gồm: • Chế độ bình thường-Normal mode • Chế độ tạm dừng-Paused mode • Chế độ ở nhà máy-Factory mode • Chế độ vận chuyển-Transport mode • Chế độ khi va chạm-Crash mode

Để thay đổi xe sang chế độ bình thường:

Đạp bàn đạp phanh 5 lần kèm theo nhấn công tắc hazard hai lần. Xe sẽ thoát ra chế độ vận chuyển và tất cả các chức năng sẽ sẵn sàng hoạt động. Đồng thời trên taplo sẽ hiển thị một thông báo của chế độ bình thường trong khoảng 10 giây.

Các chế độ cảnh báo trên Táp lô

Các hoạt động của hệ thống điện thân xe trên xe Ranger mới có thể bị ảnh hưởng đáng kể nếu xe được cài đặt ở một chế độ khác với chế độ bình thường (Normal Mode). Các chế độ khác nhau có thể hạn chế thực hiện các hoạt động. Mục đích của các chế độ ngoài chế độ bình thường (Normal mode) là giảm thiếu đáng kể những dòng điện tiêu thụ nguồn từ ắc quy không cần thiết trong quá trình lưu kho và ngắt mạch điện sau khi va chạm.

Các chế độ khác nhau như sau;

• Normal mode (Chế độ bình thường) • Paused mode (Chế độ tạm dừng) • Factory mode (Chế độ nhà máy) • Transport mode (Chế độ vận chuyển) • Crash mode (Chế độ va chạm)

Bí mật chưa biết về "Đồng Hồ Taplo ô tô"

Để chuyển về chế độ bình thường;

• Đạp bàn đạp phanh 5 lần và nhấn công tắc Hazard 2 lần. Các chức năng hoạt động của xe sẽ về chế độ hoạt động bình thường. Màn hình trên đồng hồ Táp lô hiển thị dòng chữ Stndrd (Normal Mode) trong khoảng 10 giây