Ôn Thi Lại Đại Học Nên Bắt Đầu Từ Đâu?

Ôn thi lại đại học nên bắt đầu từ đâu chắc chắn là câu hỏi của những bạn không may mắn trong kỳ thi đại học lần trước.

Sau một lần thất bại, chắc chắn quyết tâm của bạn là rất lớn. Tuy nhiên nếu chỉ có quyết tâm mà không có một kế hoạch cụ thể thì chinh phục ngưỡng cửa đại học có thể sẽ rất gian nan. Thậm chí còn khó khăn hơn lần thi trước.

Thi lại đại học có rất nhiều thách thức
Thi lại đại học có rất nhiều thách thức

Những khó khăn khi ôn thi lại đại học

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, được thầy cô kèm cặp, có bạn bè chỉ bảo nhau, hơn nữa có một môi trường học tập tốt. Việc ôn thi đại học chắc chắn sẽ có những thuận lợi nhất định.

Tuy nhiên, với những bạn thi lại đại học chắc chắn sẽ phải đối mặt với những thử thách không hề nhỏ bởi sự thiếu vắng những yếu tố kể trên.

Không còn được giáo viên hướng dẫn, bạn bè để trao đổi

Khi ôn thi lại đại học, bạn sẽ không còn được các thầy cô trên lớp hướng dẫn, chỉ bảo, giải đáp những thắc mắc giống như khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hơn nữa, bạn sẽ không còn bạn bè ở bên cạnh để bảo ban nhau học tập, giúp đỡ nhau vượt qua những vấn đề khó trong học tập và luyện thi.

Đây chắc chắn là một sự thiếu vắng rất lớn. Do đó đòi hỏi bạn cần có tinh thần tự giác học cao độ.

Hiện nay, bạn có thể tham gia các lớp học thêm, lớp luyện thi để giải quyết khó khăn này.

Áp lực tâm lý rất lớn

Sau một lần “lận đận” chuyện thi cử chắc chắn áp lực đè lên đôi vai của bạn là rất lớn. Áp lực không chỉ đến từ mong muốn thi đậu Đại học của chính bản thân bạn, mà còn đến từ cha mẹ, người thân. Bị hàng xóm nói ra nói vào. Tủi thân khi bạn bè ai cũng đậu đại học mà chỉ có mình trượt.

Những áp lực vô hình này có thể đánh gục bất cứ ai. Tuy nhiên hãy nỗ lực để biến áp lực trở thành động lực giúp bạn chinh phục kỳ thi tiếp theo nha.

Ôn thi lại đại học chịu đựng áp lực tâm lý rất lớn
Ôn thi lại đại học chịu đựng áp lực tâm lý rất lớn

Học sinh dễ sinh tâm lý chủ quan

So với lần thi đầu tiên, có thể xem bạn đã có kinh nghiệm hơn. Những kiến thức tích lũy suốt 3 năm cấp Ba nhìn chung vẫn còn nguyên vẹn. Nên bạn dễ sinh ra tâm lý chủ quan, đợi nước đến chân mới nhảy.

Vì vậy bạn cần giữ sự tập trung, tinh thần tự giác cao độ xuyên suốt chặng đường ôn tập của mình. Không được chủ quan trong mọi trường hợp để có thể đạt được kết quả thi như mong đợi.

Dễ bị phân tâm

Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, không còn được thầy cô theo sát bạn rất dễ phân tâm trong quá trình ôn tập. Ôn tập tại nhà luôn có nhiều thứ thu hút sự quan tâm của bạn như: TV, máy tính, mạng Internet…

Nếu bạn không giữ sự tập trung cao độ sẽ rất dễ bị những thứ này làm cho phân tâm, dẫn đến trì trệ quá trình ôn tập của bạn.

Ôn thi lại đại học nên bắt đầu từ đâu
Ôn thi lại đại học nên bắt đầu từ đâu?

Ôn thi lại đại học nên bắt đầu từ đâu?

Thi lại đại học quả có quá nhiều khó khăn phải không nào? Vậy ôn thi lại đại học nên bắt đầu từ đâu đây?

Sau đây là chia sẻ của những người đi trước, từng rơi vào trước hợp giống bạn. Họ đã ôn tập hiệu quả để thi đậu đại học sau 1 lần thất bại.

Cùng xem những kinh nghiệm của họ liệu có phù hợp với bạn không nhé.

Xác định mục tiêu mong muốn

Kế hoạch chắc chắn sẽ thất bại nếu bạn không không có mục tiêu nào để chinh phục. Vì thế trước khi bắt tay vào ôn thi lại đại học, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:

  • Bạn muốn thi vào trường Đại học nào?
  • Khối thi bạn chọn có những môn thi nào?
  • Điểm thi kỳ vọng của bạn là bao nhiêu?

Hãy đánh giá năng lực bản thân một cách cẩn thận và chính xác. Đừng chọn mục tiêu quá cao hoặc quá thấp so với năng lực của bản thân. Hãy chọn mục tiêu bằng hoặc cao hơn một chút so với năm ngoái để bạn có thêm động lực để nỗ lực chinh phục.

Để xây dựng kế hoạch ôn thi lại đại học hiệu quả bạn cần xác định rõ mục tiêu của mình
Để xây dựng kế hoạch ôn thi lại đại học hiệu quả bạn cần xác định rõ mục tiêu của mình

Xây dựng định hướng ôn tập rõ ràng tập trung vào kiến thức nền tảng trước

Cấu trúc đề thi luôn đặt trọng tâm vào kiến thức căn bản. Chỉ một phần nhỏ những câu hỏi, vấn đề hóc búa được đặt ra để phân loại học sinh giỏi.

Nói cách khác, kiến thức căn bản sẽ chiếm nhiều điểm hơn kiến thức nâng cao. Do vậy, bạn nên tập trung ôn tập những kiến thức căn bản có trong sách giáo khoa. Nếu có quá nhiều lỗ hổng trong kiến thức căn bản thì bạn thậm chí cũng khó có thể giải quyết được những câu hỏi khó trong đề thi.

Chỉ cần nắm thật vững kiến thức cơ bản này đã đảm bảo cho bạn từ 7 – 8 điểm rồi. Sau khi đã vững kiến thức nền rồi, bạn hẵng tính đến việc học thêm những kiến thức nâng cao để gia tăng thêm điểm số.

Lên lịch học ôn hợp lý

Khi đã có định hướng rõ ràng, bạn cần một kế hoạch và lịch trình ôn tập khoa học và phù hợp.

Thời điểm thích hợp để ôn thi lại đại học là càng sớm càng tốt. Càng bắt đầu sớm, bạn càng có nhiều thời gian để ôn luyện. Hơn nữa bắt đầu sớm sẽ giúp bạn tránh việc bị “rơi rụng” kiến thức do không “đụng” đến quá lâu. Nhờ vậy mà bạn có thể tiết kiệm và sử dụng thời gian ôn thi của mình hiệu quả hơn.

Bên cạnh việc tự ôn tập tại nhà, bạn có thể đăng ký những lớp luyện thi hay tìm kiếm các lớp học trên mạng để học. Ngoài ra bạn cũng nên dành thêm thời gian tìm hiểu nhiều vấn đề thực tế vì đề thi đại học hiện nay có tính ứng dụng khá cao.

Tuy nhiên đừng nên học hầu hết thời gian. Bạn nền dành cho mình những khoảng thời gian để thư giãn, giải trí.

Khoảng thời gian thích hợp nhất để học là lúc sáng sớm từ 5 giờ – 10 giờ. Sau đó hãy nghỉ ngơi để cho bộ não thư giãn và sạc lại năng lượng rồi tiếp tục học từ 14 giờ – 17 giờ. Tiếp tục nghỉ ngơi thư giãn và quay trở lại học từ 20 giờ – 22 giờ.

Ngoài ra bạn nên áp dụng một vài phương pháp hỗ trợ sự tập trung như phương pháp pomodoro: 25 phút học siêu tập trung 5 phút nghỉ và lặp đi lặp lại quá trình này đến khi giờ học kết thúc.

Hãy xây dựng lịch trình ôn tập cụ thể và hợp lý
Hãy xây dựng lịch trình ôn tập cụ thể và hợp lý

Loại bỏ những thứ làm bạn phân tâm

Có một khái niệm rất thú vị là chi phí cơ hội (Opportunity Cost). Tức là để đạt được thứ gì đó thì bạn phải từ bỏ một thứ gì đó.

Việc thi lại đại học vốn rất nhiều thách thức nên bạn cần loại bỏ những thứ có thể làm bạn phân tâm hoặc ngốn nhiều thời gian của bạn.

Bạn nên hạn chế chơi Game, “cày” phim, lướt Facebook, Instagram hay các mạng xã hội khác. Ngoài ra bạn cũng đừng nên đi làm thêm mà hãy dồn hết sự tập trung của bạn vào việc ôn thi lại đại học.

Chỉ có sự tập trung cao độ, sự chăm chỉ cùng một kế hoạch rõ ràng mới giúp đạt được những mục tiêu của mình. Hãy xác định điều gì là quan trọng nhất với bạn và tập trung vào nó nhé.

Trên đây, Đào Tạo Liên Tục Gangwhoo đã giải đáp một vấn đề rất được sĩ tử quan tâm là: “Ôn thi lại đại học nên bắt đầu từ đâu?”

Với những chia sẻ kinh nghiệm từ những người đi trước, hy vọng bạn đã góp nhặt được những thông tin hữu ích cho “chiến dịch” ôn thi lại đại học sắp tới của mình. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết.