Đừng bỏ lỡ Top cách nuôi cá vàng không cần máy oxy hàng đầu 2023

Những chú cá 3 đuôi, hay cá vàng nước ngọt được nuôi rất phổ biến, loài cá này vừa đẹp, lại vừa dễ nuôi, giá cả phải chăng, vì thế chúng nằm trong danh sách loài cá được nuôi nhiều nhất trên thế giới là điều dễ hiểu. Nếu bạn muốn có một bể nuôi thủy sinh tự nhiên, hãy tham khảo ngay cách nuôi cá 3 đuôi không cần máy oxy dưới đây nhé.

Cách nuôi cá vàng không cần máy oxy

Nuôi cá vàng không cần máy oxy như thế nào?

1. Chọn cá vàng như thế nào?

Để có được bể nuôi cá không cần oxy, đầu tiên là bạn cần chọn được những chú cá thật khỏe mạnh trước. Cá 3 đuôi có 2 loại là loại thân dài và loại thân tròn, loại thân dài phổ biến hơn. Những chú cá khỏe mạnh là chú cá có màu sắc tươi, không bị nhợt nhạt, vảy, vây lành lặn. Chú cá hoạt bát, nhanh nhẹn, dáng bơi cân bằng.

Khi chọn mua cá 3 đuôi, bạn hãy chú ý tới những chú cá có ngoại hình đẹp, linh hoạt, nhanh nhẹn và bơi không ngừng nghỉ nhé, đặc biệt là chúng không ỳ ạch dưới đáy hồ, hoặc ngoi lên trên mặt nước để ngáp thường xuyên.

2. Chuẩn bị bể nuôi cá vàng không cần oxy

Cá 3 đuôi nên được nuôi trong các bể có bề mặt phẳng thay vì bể tròn nhỏ. Các dạng tủ, bể kính, hồ thủy sinh,… rất hợp để nuôi loài cá này. Chuẩn bị bể nuôi là bước rất quan trọng trong cách nuôi cá 3 đuôi không cần oxy.

Nên chuẩn bị khu vực sống hoàn thiện trước khi đón cá về

a. Bể cá mới mua

Khi mới mua bể cá về, bạn đập dập quả chuối xiêm chín ra và bỏ vào bể cá ngâm trong vòng 3 ngày. Cách làm này sẽ giúp cho mùi keo dán bể được khử sạch, làm sạch bể nuôi hiệu quả. Nếu là dạng bể bằng xi măng thì bạn hãy làm khoảng 1 tuần để khử mùi xi măng.

b. Nguồn nước

Nếu gia đình bạn sử dụng nước máy thì sẽ cần bật máy lọc nước liên tục 3 ngày, chiếu đèn sáng vào bể để khử hết mùi clo có trong nước. Tương tự nếu là bể xi măng sẽ cần lọc nước thời gian lâu hơn.

c. Vệ sinh bể cũ

Đối với trường hợp bể đã cũ, tận dụng bể đã dùng từ xưa, bạn hãy đổ ngập nước vào bể và pha 1 đến 2kg muối hột, để ngâm như vậy trong 2 ngày. Các mầm bệnh tồn tại trong bể sẽ được loại bỏ, sau bước ngâm muối này, bạn tiến hành lọc nước như đã nói phía trên.

Tuyệt đối không sử dụng chất hóa học tẩy rửa nói chung để tẩy, vệ sinh hồ cá. Những chất này rất khó thoát ra khỏi bể, chúng sẽ lắng đọng, tích tụ khiến cho cá 3 đuôi nhanh chết.

d.Tạo môi trường sống thân thiện

Sau khi đã có bể sạch, bạn có thể đặt một số tiểu cảnh, sỏi, cây rong xanh,… vào phía trong bể. Lưu ý là những thứ này cũng cần sạch sẽ và phù hợp với môi trường sống của cá 3 đuôi.

e. Nước trong bể cá

Yếu tố quan trọng hàng đầu của cách nuôi cá cảnh không chết là trước khi thả cá, phải kiểm tra, xử lý nguồn nước kỹ càng. Cụ thể:

Nước máy: Chứa nhiều clo nên cần phải để nước vào các chậu, thau không có nắp đậy ít nhất 1 ngày để bốc hơi clo ra, bật thêm máy sục oxy, để ở nơi nhiều ánh nắng.

f. Đo nồng độ PH của nước

Nước giếng: Độ PH của nước giếng chỉ khoảng 4 – 5, hàm lượng oxy ít, đôi khi lại bị nhiễm phèn nặng nên rất khó nuôi cá nếu không xử lý. Dùng bể chứa kết hợp sục oxy mạnh để tăng PH và oxy cho nước giếng, có thể thêm san hô vụn hoặc than hoạt tính để khử phèn. Thường số lượng than sẽ bằng ⅓ thể tích bồn chứa nước.

g. Nhiệt độ, ánh sáng và oxy

Khi nuôi cá cảnh trong nhà, nên đặt ở các vị trí cung cấp đủ nhiệt độ, ánh sáng và oxy.

Nhiệt độ phù hợp cho cá cảnh là nằm trong khoảng từ 26 – 28 độ C, nếu chỉ chênh lệch có vài độ thì cá vẫn sống tốt.

Bể cá cảnh cần được đặt ở những nơi thoáng mát, không âm u hay quá tối tăm, lâu ngày làm cá phát bệnh, cũng đừng để ánh nắng chiếu trực tiếp vào làm tăng nhiệt độ của nước. Hạn chế tác động trực tiếp từ nắng mưa.

Bạn nên trồng thêm cây thủy sinh và tạo môi trường tự nhiên nhất cho bể cá vàng của bạn.

Xem thêm về Kỹ thuật nuôi cá cảnh cho người mới

Xem thêm về Cây thủy sinh hồ cá đẹp và dễ trồng