Sơ chế những loại thịt gia cầm như vịt vô cùng quan trọng để làm ra món ăn ngon. Khác với gà, vịt có rất nhiều lông măng, lông tơ nên công đoạn nhổ lông tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức. Nếu bạn cũng đang tìm phương pháp làm lông vịt nhanh thì hãy tham khảo ngay 2 mẹo hay nhổ lông vịt nhanh dưới đây:
- Đọc thêm:
Rán bánh chưng bằng nồi chiên không dầu cực nhanh, không lo bắn dầu
Để làm lông vịt nhanh, sạch, ngay từ khâu chọn vịt phải lưu ý một vài thứ. Nên lựa chọn những con vịt có cánh đan chéo vào nhau, mỏ vàng và cứng. Lớp thịt chắc, béo, sờ vào da cổ, và lớp da bụng thấy dày. Kiểm tra phần lông cánh xem đã mọc đủ chưa. Những con vịt đạt được các yêu cầu trên là vịt đã trưởng thành, phần lông măng ít và phần lông dài nhiều.
Chọn vịt trưởng thành vừa dễ làm sạch, thịt cũng chắc và ngọt hơn.
Ngoài ra cũng có thể dùng loại vịt đã đẻ 1-2 lứa.
Cách 1: Sử dụng chanh tươi hoặc giấm
Bước 1: Cắt tiết vịt
Cắt tiết vịt như bình thường nhưng nhớ cắt gân khuỷu chân trước khi bỏ vịt xuống đất. Vì sau khi vịt chết, lông tơ vẫn tiếp tục mọc, việc cắt gân giúp hạn chế lông con.
Nhúng vịt vào nước lạnh cho ngấm nước, sau đó vớt ra. Tưới lên người vịt một chút nước cốt chanh hoặc giấm, để nguyên trong 10 phút. Làm như vậy, lông vịt sẽ dễ nhổ hơn rất nhiều.
Bước 2: Nhúng vịt
Đun nước sôi đến khoảng 80-90 độ C rồi tắt bếp.
Rửa sạch chất nhờn chống thấm nước trên lông vịt. Sau đó nhúng vịt vào nước nóng. Đợi một lát rồi nhổ thử vài sợi lông cánh, thấy dễ nhổ rồi thì vớt ra, tiến hành làm lông.
Có một mẹo nhỏ là không dùng nước sôi 100 độ C để nhúng vịt. Do ở nhiệt độ này, lỗ chân lông của vịt co lại rất khó làm sạch, hơn nữa da cũng sẽ co lại không còn đẹp mắt nữa.
Bước 3: Vặt lông vịt
Miết mạnh lông ống để cuốn theo lông tơ. Sau đó rửa sạch và nhặt nốt những chiếc lông còn sót lại.
Nên sát muối rồi rửa lại vịt bằng nước nhiều lần để giảm mùi hôi của vịt.
Làm lông vịt nhanh không hề khó với cách này, bởi chanh và giấm là hai loại nguyên liệu hầu như đều có ở mọi gian bếp gia đình.
Cách 2: Sử dụng lá đu đủ
Bước 1: Chuẩn bị nước
Lá đu đủ vò nhỏ rồi cho vào nồi nước đun đến khi sôi thì tắt bếp.
Lấy nước đã đun cho vào chậu, cho thêm nước lạnh để nhiệt độ nước giảm còn khoảng 80-90 độ C
Không dùng trực tiếp nước vừa đun sôi vì sẽ khiến da vịt bị co lại, khó làm lông hơn.
Bước 2: Cắt tiết
Cắt tiết vịt như bình thường. Lưu ý nhúng vịt qua nước lạnh cho ướt đều lông và da.
Khi cắt tiết nhớ cắt nhỏ để da không bị rách khi làm lông.
Bước 3: Nhúng vịt và vặt lông
Nhúng vịt vào nước luộc lá đu đủ đã chuẩn bị, ngâm trong vài phút. Khi lông cánh dễ dàng được nhổ ra thì vớt vịt ra rồi tiến hành vặt lông như bình thường.
Nhớ miết tay sát vào da vịt và xuôi theo chiều lông mọc để loại bỏ hết phần lông tơ.
Với cách nhổ lông vịt bằng lá đu đủ đơn giản này, bạn sẽ dễ dàng làm sạch lông vịt nhanh chóng nhất.
So với các loại gia cầm khác, nhiều người ngại ăn thịt vịt do mùi hôi đặc trưng của nó. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn loại bỏ mùi hôi này một cách đơn giản. Sau khi làm lông xong, hãy dùng gừng giã nhỏ và chà xát lên da của vịt, nếu không có gừng có thể dùng rượu trắng thay thế. Làm nhiều lần rồi rửa sạch với nước, đảm bảo vịt sẽ hết sạch mùi hôi.
Ngoài ra, cũng có thể dùng giấm và muối để khử mùi hôi. Không có giấm thì có thể sử dụng chanh tươi chà vào lớp da của vịt. Bóp kĩ rồi rửa sạch lại với nước 2-3 lần. Món vịt của bạn sẽ vô cùng thơm ngon và không có một chút mùi hôi nào cả.
Lưu ý quan trọng trong lúc làm vịt, bạn nên bỏ ngay phần phao câu. Ở đó có chứa các tuyến gây ra mùi hôi mà lại nhiều mỡ, không tốt cho sức khỏe. Trong lúc luộc vịt, bạn bỏ thêm vào nước luộc mẩu gừng đập dập cũng sẽ giúp khử mùi hiệu quả.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!