CÁCH NHẬN BIẾT MÈO ĐỰC HAY CÁI? – RussiCat

Mèo bạn nuôi đẻ mèo con mà bạn không chắc chắn về giới tính của bé mèo? Chắc chắn so với việc nhận biết giới tính của mèo con so với mèo trưởng thành sẽ khó khăn hơn nhiều. RussiCat sẽ giúp bạn nhận biết mèo đực hay cái bằng những cách dưới đây.

1. Dựa vào cơ quan sinh sản của bé mèo

Đối với mèo sơ sinh còn nhỏ, nếu bạn muốn xem giới tính của bé; hãy để chúng ở nơi ấm áp (nếu trời lạnh) và xem nhanh (đừng tách bé ra khỏi mèo mẹ quá 5 phút. Bạn có thể đặt bé trên tay, nhấc đuôi bé lên thật nhẹ nhàng. Không được nắm đuôi chúng nhấc bổng lên vì phần đuôi chúng khá yếu. Không nên bế mèo nhỏ hơn 3 tuần tuổi vì dễ khiến mẹ mèo từ chối nhận lại các bé. Không bé chúng lên khi mèo mẹ không thấy thoải mái hay giận dữ.

Bình tĩnh và nhẹ nhàng bế chúng lên và nhấc đuôi; bé mèo phản kháng hãy trả chúng về cho mèo mẹ ngay. Cách khác để chúng tự dựng đuôi bằng cách gãi nhẹ vào phần giữa chỗ nối lưng và đuôi.

Sau đó, bạn sẽ thấy bên trên là hậu môn của mèo, bên dưới là cơ quan sinh dục. Bộ phận sinh dục của mèo khá nhỏ và thẳng đứng.

Nhận biết mèo đực hay cái - nguồn ảnh wikihow
Nhận biết mèo đực hay cái – nguồn ảnh wikihow
  • Nếu bạn nhìn thấy cả hậu môn và cơ quan sinh dục của mèo là chữ “i” thì là bé cái.
  • Nếu hậu môn và cơ quan sinh sản của bé mèo giống như dấu hai chấm “:” thì là mèo đực.

Bạn có thể xem xét khoảng cách giữa hậu môn và cơ quan sinh sản của các bé khác nhau khi đặt cùng nhau.

  • Khoảng cách giữa hậu môn và cơ quan sinh sản gần sát nhau thì đó là mèo cái
  • Khoảng cách giữa hậu môn và cơ quan sinh sản xa nhau (hoặc nằm dịch xuống dưới) thì là mèo đực.

Kiểm tra tinh hoàn của mèo để nhận biết đực hay cái. Với cách này thường áp dụng với những bé mèo lớn hơn và xác định với con đực. Bạn không nên dùng thao tác quá mạnh để kiểm tra tinh hoàn của mèo con. Bởi vì hành động như vậy có thể gây tổn hại về lâu về dài cho bé mèo. Do đó, bạn nên quan sát khoảng trống giữa hậu môn và cơ quan sinh dục.

Nhận biết mèo đực hay cái - nguồn ảnh wikihow
Nhận biết mèo đực hay cái – nguồn ảnh wikihow
  • Nếu thấy chỗ đó phình lên hoặc trông như chiếc túi nhỏ, thì đó là con đực.
  • Còn không thấy gì là cái.

Bộ phận sinh dục của các bé khi còn nhỏ thường không rõ ràng, bạn có thể đợi bé lớn hơn 1 tháng tuổi thì có thể đặt tay nhẹ vào khoảng trống giữa hậu môn và cơ quan sinh dục của bé mèo. Nếu bạn thấy hai khối u cỡ hạt đậu thì đó chắc chắn là bé đực rồi.

2. Nhận biết mèo đực hay cái bằng đặc điểm khác

2.1. Nhận biết giới tính bé mèo qua màu lông

Những màu lông như tam thể (màu đen, trắng, cam) hay nâu vàng (có vân đen, cam, nâu hay thêm ít màu trắng) là gen lặn trên nhiễm sắc thể X. Các màu lông này xuất hiện khi nhiễm sắc thể này đi đôi với nhau là XX. Do đó, dễ là con cái (vì con đực sẽ có nhiễm sắc thể XY). Trừ một số trường hợp đặc biệt sẽ là đực. Con những bé có màu lông vằn (sọc) hay cam thường là mèo đực.

2.2. Quan sát dấu hiệu khi bé động dục

Từ khoảng 4 – 10 tháng tuổi, các bé sẽ có dấu hiệu động dục. Mèo cái có thể động dục từ 2 – 19 ngày, nếu bé không có bạn tình thời gian trung bình là 8 ngày. Còn có mèo đực và giao phối thì chu kỳ này sẽ ngắn hơn. Dấu hiệu mèo cái động dục như sau:

  • Mèo kêu meo to hơn, thường xuyên, nghe ráo riết, cường độ lớn.
  • Muốn đi ra ngoài nhiều hơn, tìm mọi cách để ra ngoài.
  • Thể hiện sự trìu mến với tất cả mọi vật, người.
  • Luôn trong tư thế sẵn sàng khi hai chân trước duỗi vươn người về trước, mông nhổm cao.
  • Mèo đi tiểu bắn ra thành tia.

2.3. Dựa vào mùi nước tiểu (khó phán đoán hơn)

Mèo đực chưa thiến sẽ đi tiểu mạnh, nước bắn thành tia, có mùi. Khi bé đực đến kỳ nước tiểu sẽ có mùi nặng hơn, không mấy dễ chịu.

2.4. Dựa trên dáng người và khuôn mặt

Nhận biết mèo đực hay cái - nguồn ảnh wikihow
Nhận biết mèo đực hay cái – nguồn ảnh wikihow

Bạn sẽ phán đoán được chúng khi mèo đến kỳ động dục. Khi bé đủ lớn, bạn sẽ dễ phát hiện ra mèo đực và cái với đặc điểm như:

Mèo đực chưa thiến sẽ khá cơ bắp, thường ít mỡ; hộp sọ, xương quai hàm có vẻ dày.

Mèo đực có sợi bã nhờn ở đuôi nhìn như nấm đuôi. Điều này xảy ra do gốc đuôi tiết ra chất bã nhờn. Chất này tác dụng lên gốc đuôi khiến phần lông chỗ này bị rụng, mỏng, lấm tấm, có mùi…