Thứ tự của các vị thuốc bổ trong Đông Y lần lượt là Sâm – Nhung – Phế – Phụ. Đương quy được xếp vào hàng sâm. Sâm đương quý có giá trị dược liệu cao và là một loại sâm quý. Ngoài giúp nâng cao thể lực, bồi bổ cơ thể sâm còn được dùng để ngâm rượu. 2 cách ngâm rượu đương quy mà ngamruoutaybac.com giới thiệu dưới đây là cách sử dụng đương quy rất hiệu quả. Rượu sâm đương quy có thể sử mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, hoặc tiếp đãi bạn bè, gia đình trong những dịp đặc biệt.
Xem thêm cách ngâm rượu tại:
Đương quy – vị thuốc vàng cho sức khỏe
Sâm đương quy là một vị thuốc quen thuộc trong Đông Y. Dược liệu này vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc, du nhập và được trồng ở nước ta từ những năm 60.
Các tỉnh vùng núi Tây Bắc như Lai Châu, Lào Cai, Hòa Bình… hay các tỉnh Lâm Đồng, Đà Lại ở Tây Nguyên là nơi đương quy được trồng nhiều nhất. Ngoài cách sử dụng chính là làm thuốc thì ngâm rượu đương quy cũng rất được ưa chuộng, đặc biệt với cánh mày râu.
Tên khoa học: Angelica sinensis
Họ: Apiaceae
Tên gọi khác: nhân sâm dành cho phụ nữ
Đặc điểm: Đương quy là loại cây thân thảo sống lâu năm. Cây trưởng thành cao từ 40cm đến 1m. Thân cây màu tím, hình trụ và có rãnh dọc. Lá đương quy thường mọc sole, lá kép xe 3 lần lông chin. Cuống lá dài, bẹ lá ôm chắc lấy thân mép có răng cưa không đều.
Đương quy có hoa màu trắng xanh mọc thành cụm 10 đến 30 hoa. Hoa bắt đầu nở rộ vào khoảng tháng 7 tháng 8 hằng năm. Quả có sau mùa hoa, quả nhỏ và có màu tím nhạt.
Tuy nhiên phần giá trị nhất của cây đương quy được sử dụng để làm thuốc hoặc ngâm rượu đương quy là phần củ và rễ cây. Sâm đương quy trồng khoảng 4 năm mới bắt đầu thu hái. Thường sẽ thu hoạch vào tầm tháng 9, tháng 10 mỗi năm. Cây tuổi thọ càng cao giá trị càng lớn vì dưỡng chất cho sức khỏe nhiều.
Thành phần hóa học của Đương quy
Sâm đương quy có tính dược liệu cao, một số thành phần được tìm thấy và ghi nhận trong dược liệu này như:
- Viatmin các nhóm (E, B1, B12)
- Acid Amin
- 0.2-0.4% tinh dầu
- Coumarin
- Brefeldin
- Polysachrid
- Sterol
- Polyacetylen
- Các Acid hữu cơ
- Nguyên tố vi lượng: Canxi, crom, đồng, kem, magie…
Sâm đương quy tác dụng gì?
Đương quy được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Trước khi biết ngâm rượu đương quy, loại được liệu này đã có nhiều ứng dụng rộng rãi trong Y học.
Đương quy trong Y học hiện đại
Nhờ nguồn thành phần dồi dào trong dược liệu mà đương quy trong Y học hiện đại được áp dụng rộng rãi với:
- Tác dụng làm tăng hồng cầu và huyết sắc tố
- Tác dụng tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho cơ thể
- Tác dụng kháng khuẩn đặc biệt: trực khuẩn, khuẩn tả, trực khuẩn coli…
- Tác dụng lợi tiểu
- Tác dụng tăng hoạt động co bóp đối với tử cung
- Tác dụng chống viêm giúp ức chế tiểu cầu 5TH sản sinh các chất gây viêm
Ngoài ra sâm đông y giúp an thần, giảm đau, ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông, tăng cường lưu lượng và lưu thông máu…
Đương quy trong Y học Cổ truyền
Trong Y học Cổ truyền đương quy chủ yếu có công dụng bổ huyết, thông kinh, nhuận tràng, điều kinh, hoạt huyết, dưỡng gân.
- Chủ yếu để hỗ trợ điều trị:
- Kinh nguyệt không đều, tắc kinh và đau kinh
- Các bệnh thai tiền sản hậu
- Tâm can huyết hư
- Đau tê chân tay, chữa lành các tổn thương do té ngã
- Hỗ trợ điều trị khái suyễn, lở loét và mụn nhọt
Có thể nói Sâm đương quy có ứng dụng rất rộng rãi. Ngoài làm thuốc, ngâm rượu đương quy cũng giúp phát huy tốt các công dụng của mình.
2 cách ngâm rượu đương quy ngon và chuẩn nhất
Sâm đương quy còn được biết đến là dược liệu đặc biệt tốt cho phụ nữ và người bị huyết áp. Rượu đương quy có mùi thơm rất đặc trưng. Có thể sử dụng đương quy khô hoặc tươi để ngâm rượu đều được. Kỹ thuật ngâm rượu đương quy cũng rất đơn giản.
Nguyên liệu để ngâm rượu đương quy
- 0.5kg sâm đương quy tươi
- 0.5kg sâm đương quy khô
- 4-12l rượu nếp ngon từ 37 đến 45 độ
- Bình thủy tinh
Chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu kể trên là có thể tiến hành ngâm rượu. Đương quy nên chọn những củ mới khai thác, củ đẹp không có dấu hiệu của sâu hỏng. Phải chọn sâm già, cây ít nhất hơn 4 năm tuổi. Kích thước khoảng 10 củ/1kg là tốt nhất. Củ sâm càng to, nhiều rễ ngâm rượu đương quy vừa đẹp vừa giá trị.
Bình ngâm rượu nên chọn bình thủy tinh, miệng bình càng nhỏ càng tốt. Bình miệng nhỏ để reasng hơi rượu bị thoát ra ngoài.
Cách ngâm rượu đương quy củ tươi
Bước 1. Đương quy rửa qua nhiều lần với nước để sạch hết đất và các bụi bẩn.
Bước 2. Sâm đương quy khi đã ráo nước nên đặt ở bên ngoài trời nắng dịu khoảng 1-2 tiếng. Quá trình này giúp loại bỏ mùi hăng của đất, khi ngâm rượu sẽ thơm hơn.
Bước 3. Xếp đương quy vào bình đổ rượu ngập hết phần đương quy thì đậy lắp thật chật và bảo quản cần thận.
0.5kg đương quy khô có thể ngâm cùng 4 lit rượu. Ngâm rượu đương quy phải ngâm ít nhất 6 tháng mới có thể đem ra sử dụng. Rượu ngâm càng lâu sẽ càng đâhm và ngon.
Cách ngâm rượu đương quy củ khô
Bước 1. Đương quy khô khi mua về cũng rửa sach, để ráo và phơi thật khô trước khi ngâm rượu.
Bước 2. Xếp đương quy vào bình theo tỷ lệ 0.5kg củ khô dùng 12 lít rượu trắng rồi đậy nắp thật chặt. Bảo quản ở nhiệt độ phòng là tốt nhất.
Sâm đương quy khô ngâm rượu không đẹp bằng đương quy tươi nhưng bù lại sẽ thơm hơn và chỉ cần chờ 3 tháng là có thể sử dụng được.
Rượu đương quy tốt cho cả nam và nữ giúp bồi bổ và tăng cường sức khỏe.
Ngâm rượu đương quy có tác dụng gì?
Sâm đương quy khi sử dụng để ngâm rượu cũng đều phát huy tốt các tác dụng, đặc biệt các bệnh thường gặp ở phụ nữ. Cụ thể:
- Hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể, thiếu máu
- Hỗ trợ điều trị đau bụng sau khi sinh con
- Hỗ trợ điều trị táo bón rất hiệu quả
- Cải thiện các trường hợp đau bụng kinh, bế kinh, kinh nguyệt ít và rối loạn kinh nguyệt
- Ngăn ngừa và hỗ trợ chứng chảy máu tử cung
- Đạt hiệu quả cao trong điều trị đau nhức xương khớp, phong thấp
- Hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa
Với tính dược lý đa dạng Sâm đương quy rất được ưa chuộng khi được sử dụng để giữ gìn sức khỏe.
Cách sử dụng rượu đương quy
Ngoài cách ngâm rượu đương quy đúng kỹ thuật thì việc sử dụng đúng cách cũng rất quan trọng. Rượu sâm đương quy có thể sử dụng mỗi ngày nhưng cần lưu ý những điều sau:
- Không sử dụng quá 50ml/ngày, không uống khi đói
- Tốt nhất nên sử dụng trong bữa ăn, chia thành các lần nhỏ uống trong ngày
Sử dụng đúng cách là biện pháp tốt nhất để tận dụng được những công dụng của rượu đương quy mang lại.
Ai nên sử dụng rượu sâm đương quy?
- Phụ nữ thường xuyên bị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt
- Phụ nữ sau sinh con
- Người huyết áp thấp
- Người da xanh tái, thiếu máu, vô lực, người mệt mỏi xanh xao
- Người gầy yếu, kém ngủ, kém ăn, tiêu hóa kém
- Người hay bị đau nhức xương khớp, phong tê thấp
Dù tốt vậy nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng rượu sâm đương quy. Vì đương quy có bị cay, tính ôn nên sẽ không thích hợp với người có thể trạng nóng ngứa. Phụ nữ chuẩn bị có kế hoạch có con hoặc đang có thai KHÔNG DÙNG. Vì có tác dụng nhuận táo nên người bị tiêu chảy cũng nên kiêng kị.
Không chỉ đương quy, bất kỳ loại dược liệu nào cũng nên tìm hiểu cách và lưu ý trước khi sử dụng có như vậy mới đạt được hiệu quả cao mà tránh được các tác dụng phụ do sử dụng sai cách.
Ngoài dùng làm thuốc hoặc ngâm rượu đương quy thì sâm đương quy còn được bào chế thành nhiều dạng như: viên nang, dầu xoa bóp hay thuốc nhỏ… Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng của từng người để chọn được cách sử dụng phù hợp nhất.
Một số bài thuốc hay từ củ sâm đương quy
Bài thuốc trị các bệnh răng miệng
Các bệnh như chảy máu chân răng, môi miệng sưng đau
- 1.6g đương quy
- 2g thăng ma
- 1.2g mẫu đơn
- 1.2g hoàng liên
- 1.6g sinh địa
Cho cả 5 nguyên liệu trên vào ấm sắc lấy nước uống. Trường trường hợp bị đau nhiều có thể thêm thạch cao vào sắc cùng.
Bài thuốc suy nhược cơ thể, kinh nguyệt không đều phụ nữ
- 12g đương quy
- 6g xuyên khing
- 8g bạch thước
- 12g thục địa
Sắc cùng 600ml nước, sắc cho đến khi nước cạn còn khoảng 200ml thì gạn lấy nước và chia thành 2 lần uống hết trong ngày.
Bài thuốc mất máu do tổn thương và băng huyết
- 15g đương quy
- 5 xuyên khung
Trộn đều 2 hỗn hợp trên cùng 2 bát nước và 1 bát rượu trắng. Cho vào ấm sắc cho đến khi gạn được 1 bát nước thành phẩm là được. Uống hết trong ngày nên uống trước khi ăn là tốt nhất.
Bài thuốc chữa ra mồ hôi trộm
- 12g đương quy
- 6g mỗi loại hoàng bá, hoàng liên, hoàng cầm
- 8g mỗi loại: sinh địa, thục địa
- 10g hoàng kỳ
Cho tất các các nguyên liệu trên vào sắc cho đến khi còn lại 1/3 lượng nước ban đầu thì gạn lấy nước bỏ bã. Nước sắc theo công thức này nên chia thành 2 lần uống trong ngày, uống trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả cao nhất.
Bài thuốc từ sâm đương quy chữa mất ngủ
- 12g sâm đương quy
- 10g nhân sâm
- 10g viễn chí
- 8g toan táo nhân
- 10g phục thần
Các nguyên liệu trên cũng sắc lấy nước giống bài thuốc chữa ra mồ hồi trộm. Sử dụng trước lúc đi ngủ để đạt hiệu quả cao nhất.
Các bài thuốc này có thể sử dụng thường xuyên cho đến khi thấy hiệu quả, tuy vậy với người đang có bệnh hoặc mắc các bệnh lý nền nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Trên đây là một số thông tin về sâm đương quy cũng như cách ngâm rượu đương quy đúng nhất, hi vọng đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Đừng quên chia sẻ cảm nhận của mình trong phần bình luận dưới bài viết nhé.
Chúc các bạn thành công!
Xem thêm
3 công thức ngâm rượu cho bà đẻ lưu lại ngay
5 công thức ngâm rượu nhẹ cho phụ nữ
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!