Nhộng là thực phẩm quý, đặc biệt bổ dưỡng vì có hàm lượng protein cao. Có 2 loại nhộng được sử dụng làm thực phẩm phổ biến là nhộng ong và nhộng tằm.
Theo sử sách ghi lại, món nhộng xuất hiện lần đầu trong bữa tiệc cách nay hơn 1.400 năm.
Trong những năm gần đây, người dân Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước khác đã bắt đầu đưa nhộng vào thực đơn và coi như một món ăn mới.
Tại châu Á, trong món ăn dân gian truyền thống, nhộng được xem là món ăn hàng ngày đồng thời là vị thuốc quý hỗ trợ trị liệu.
Nhộng – thực phẩm chữa được nhiều bệnh
Trong cuốn sách cổ thời Đường (Trung Quốc) “Bị cấp thiên kim yếu phương” ghi lại rằng “nhộng có thể ích tinh khí, làm cho nam giới mạnh mẽ, xung mãn, điều trị xuất tinh sớm…”
Trong cuốn sách thời nhà Minh (Trung Quốc) “Bản thảo cương mục” ghi “nhộng có thể điều trị cho trẻ bị suy dinh dưỡng, dài cơ, giải nhiệt, tẩy giun sán”.
Trong sách “Y lâm soạn yếu” ghi lại “nhộng có thể điều hòa dạ dày, lá lách, trừ thấp khớp, có tác dụng cương dương, chống co giật, an thần, ích tinh bổ dương và các bệnh khác”.
Cách chế biến món ăn từ nhộng thành vị thuốc quý
1. Nhộng ngâm rượu trắng
Nguyên liệu: Nhộng: 100 gram, rượu gạo 500ml.
Thực hiện: – Nhộng rửa sạch, để ráo nước, sao khô. Cho vào rượu ngâm khoảng 1 tháng thì uống được. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần uống 15ml.
– Món này có tác dụng chữa trị bệnh tì vị mệt mỏi, cơ thể lao lực, ích gan lợi thận, hỗ trợ điều trị liệt dương, rất tốt cho những người bị di tinh, lá lách và dạ dày suy nhược.
2. Món nhộng hầm táo tàu:
Nguyên liệu: Táo tàu: 20 quả, nhộng 100 gram.
Cách làm:
– Táo tàu bỏ hạt, nhộng rửa sạch cho vào nồi hấp, thêm lượng nước vừa đủ, đun nhỏ lửa và hấp khoảng 1-2 giờ, khi chín mềm thì ăn cùng gia vị.
Nếu bạn dùng nước đường để hấp thì có thể nấu thành súp hoặc cháo ngọt. Thích hợp cho những người lá lách yếu, suy dinh dưỡng, thiếu cân, mệt mỏi, khô miệng, khát nước…
Ngoài ra, món này cũng có thể sử dụng cho những người bị nóng trong hoặc nhiệt một số bộ phận trên cơ thể, trẻ em bị suy dinh dưỡng.
Trẻ bị bệnh lao, ra mồ hôi ban đêm, đau tim hoặc tâm trí hỗn loạn, mất ngủ.
Những người bị cảm lạnh phát sốt thì lưu ý là không nên ăn món này.
3. Nhộng xào hẹ
Nguyên liệu:
Nhộng 50 gram, hẹ 200 gram, gia vị thích hợp.
Cách làm:
Xào nhộng chín tới, cho thêm hẹ cắt khúc vào, thêm gừng tươi, muối, bột ngọt, đảo đều và ăn nóng.
Cách nấu này rất tốt cho những người bị cholesterol cao, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, liệt dương, táo bón.
4. Uống nhộng nguyên kén
Nguyên liệu:
Nhộng 15-30 gam, kén: 5 cái.
Cách làm:
Cho nhộng và kén vào nước với lượng vừa uống, sắc lên thành món nước nhộng, dùng để uống như uống nước hoặc canh.
Món này dùng làm đồ uống cho trẻ em bị sốt, khát nước, nóng trong tim, tâm trạng bất ổn, sợ hãi khóc đêm không ngủ và một số tác dụng khác.
5. Nhộng hấp hạt óc chó
Nguyên liệu: Hạt óc chó 150 gam, nhộng 80 gram, quế 5 gam.
Cách làm:
Rửa rạch quế, tán thành bột mịn. Nhộng rửa sạch, xào sơ qua, cho quả óc chó vào bát, thêm nước vừa đủ.
Trộn hỗn hợp trên theo cách khuấy đều, sau đó hấp cách thủy đến khi chín thì sử dụng.
Mỗi ngày ăn một lần, có tác dụng tốt với những người tinh huyết không đủ, đau lưng mỏi eo, tiểu đêm, liệt dương, râu tóc bạc sớm và bệnh lao phổi.
6. Nhộng hầm ô mai mận
Nguyên liệu:
Nhộng 20 con, ô mai mận 5 gram.
Cách làm:
Đun nhộng và ô mai mận cùng nhau thành món nước như canh. Thêm chút đường trắng vừa đủ để dễ ăn. Món này được xem là “bí quyết” để chữa bệnh trẻ bị đái dầm.
Có thể nói, nhộng là thực phẩm phổ biến, rẻ tiền, rất giàu protein, chất diệp lục, dầu béo, là thực phẩm bổ thận tráng dương, quý ông bất lực hoặc yếu sinh lý nên ăn thường xuyên.
*Theo JYZ
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!