Lá tía tô có tác dụng gì? Cách dùng lá tía tô mang lại lợi ích cho sức khỏe | Medlatec

Lá tía tô không chỉ là một loại rau gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn mà còn là dược liệu thân thiện với sức khỏe. Không ít bài thuốc dân gian từ lá tía tô đã trở thành cẩm nang bỏ túi của các gia đình Việt. Vậy lá tía tô có tác dụng gì, bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

23/12/2022 | Lá húng chanh – thảo dược quý nhiều người còn chưa biết22/12/2022 | Hành lá và những lợi ích sức khỏe khiến nhiều người ngỡ ngàng14/12/2022 | Lá cách có công dụng gì đối với sức khỏe và lưu ý khi sử dụng

1. Lá tía tô có tác dụng gì với sức khỏe?

Lá tía tô màu xanh đậm, bên trong có nhiều gân màu đỏ tía. Từ xa xưa, người Việt đã lưu truyền nhiều bài thuốc từ dược liệu này và các món ăn dân giã không thể thiếu tía tô. Có không ít nghiên cứu chỉ ra rằng lá tía tô có thể hỗ trợ điều trị cúm, ngộ độc thực phẩm, hen suyễn, virus đường hô hấp, tiểu đường,…

Các công dụng tiêu biểu của dược liệu tía tô có thể kể đến là:

Nước lá tía tô chữa ho cho trẻ nhỏ rất lành tính và hiệu quả

Nước lá tía tô chữa ho cho trẻ nhỏ rất lành tính và hiệu quả

1.1. Chống lại tác nhân gây bệnh đường hô hấp

Đã có nghiên cứu chứng minh dịch chiết xuất từ lá tía tô có thể ức chế sự nhân lên của virus SARS-CoV-2 bằng nhiều cách. Chính điều này khiến cho lá tía tô trở thành dược liệu tự nhiên thân thiện có vai trò hỗ trợ ngăn ngừa sự sinh trưởng của virus SARS-CoV-2 cũng như các loại virus gây bệnh đường hô hấp khác

Ngoài ra, chiết xuất từ loại lá này còn điều trị bệnh hen suyễn rất tốt vì nó làm tăng khả năng lưu thông khí và cải thiện chức năng của phổi. Đây là thông tin được trích dẫn từ nghiên cứu đăng trên tạp chí Archives Of Allergy And Immunology.

1.2. Làm đẹp da

Hoạt chất Priseril ở lá tía tô có vai trò cải thiện sắc tố và loại bỏ tế bào chết trên da tương đối hiệu quả. Xét trên phương diện này thì lá tía tô giúp cho da trở nên đều màu và tươi sáng hơn. Mặt khác, thành phần vitamin E trong lá tía tô còn tăng cường độ ẩm và giúp da trở nên mịn màng.

1.3. Chống dị ứng, bảo vệ hệ tim mạch và thần kinh

Chiết xuất thu được từ lá tía tô có thể ngăn cản sự xuất hiện của phản ứng dị ứng bên trong cơ thể. Thành phần Omega-3 trong loại lá này tương đối cao nên chống viêm, chống oxy hóa tốt đồng thời cũng là nguồn năng lượng để tăng cường chức năng nhận thức của não bộ, nhờ đó mà chống lại nguy cơ mất trí nhớ ở người già. Đặc biệt, Omega-3 nếu được hấp thụ hàng ngày còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch.

1.4. Điều trị gout và tốt cho tiêu hóa

Có đến 4 hoạt chất trong lá tía tô có thể làm giảm enzym xanthin oxidase – tác nhân làm hình thành axit uric gây ra bệnh gout. Lý giải về lá tía tô có tác dụng gì qua các thử nghiệm đã được thực hiện cho thấy rằng, việc hàng ngày sử dụng chiết xuất từ lá tía tô sẽ cải thiện triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa, bệnh trào ngược dạ dày và chứng táo bón nhẹ ở hội chứng ruột kích thích .

Lá tía tô có thể làm giảm enzym xanthin oxidase gây ra bệnh gout

Lá tía tô có thể làm giảm enzym xanthin oxidase gây ra bệnh gout

1.5. Phòng bệnh ung thư

Một lượng lớn luteolin, axit rosmarinic và triterpene trong lá tía tô đã được chứng minh có khả năng chống lại các tế bào ung thư đang tiềm ẩn bên trong cơ thể.

1.6. Chữa bệnh về da

Uống nước lá tía tô có thể cải thiện tình trạng mẩn ngứa, mề đay trên da. Việc dùng loại nước này hàng ngày đặc biệt hiệu quả với việc đẩy lùi các triệu chứng buồn bực, ngứa ngáy ở người bị nổi mề đay.

1.7. Hỗ trợ giảm cân

Nước từ lá tía tô có nhiều protein thực vật, khoáng chất, chất xơ và vitamin nên sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu hóa của dạ dày từ đó giảm nguy cơ bị thừa cân và béo phì.

1.8. Ổn định các bệnh lý tự miễn dịch

So với nhiều loại dầu thực vật khác thì dầu hạt tía tô chứa nhiều axit omega-3 alpha-linolenic hơn cả. Vậy lá tía tô có tác dụng gì trên phương diện này? Axit omega- 3 rất tốt đối với kiểm soát tình trạng tự miễn dịch như hen suyễn, lupus và viêm khớp dạng thấp.

Bệnh nhân bị hen suyễn có thể đáp ứng điều trị bằng dầu hạt tía tô tương đối tốt vì đây là dược liệu có thể ức chế co thắt đường thở và phản ứng với chất kích thích bị hít phải. Không những thế, dầu hạt tía tô còn ức chế sự di chuyển của tế bào bạch cầu đến phổi, ngăn ngừa nguy cơ sốc phản vệ – đáp ứng miễn dịch bất thường với mức độ nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng khi không được cấp cứu ngay.

2. Cách nấu nước tía tô bồi bổ sức khỏe và bài thuốc từ lá tía tô

2.1. Nấu nước tía tô

Khi đã biết lá tía tô có tác dụng gì với sức khỏe chắc hẳn bạn sẽ quan tâm đến cách chế biến dược liệu thần kỳ này. Để nấu nước lá tía tô bạn chỉ cần lấy lượng lá vừa đủ, rửa sạch, ngâm nước muối rồi đun sôi 2.5 lít nước lọc và bỏ lá tía tô vào, đậy nắp kín.

Cho hỗn hợp trên sôi lại trong 2 phút rồi tắt bếp, để cho nguội, chắt vào bình sạch và thêm vào đó 3 lát chanh tươi, đậy nắp rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Hàng ngày lấy nước này ra uống trước ba bữa chính 10 – 30 phút để giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể và ngăn ngừa hấp thu chất béo.

Nước lá tía tô giúp giải nhiệt ngày hè

Nước lá tía tô giúp giải nhiệt ngày hè

Nước lá tía tô không nên dùng cho người ra nhiều mồ hôi, cảm nóng, phụ nữ mang thai và trẻ em. Hàng ngày chỉ nên uống tối đa 3 – 4 cốc nước lá tía tô nhưng cần chia nhỏ thành nhiều lần.

2.2. Bài thuốc sử dụng lá tía tô

– Giải cảm: dùng một nắm lá tía tô tươi cùng với 3 lát gừng và 2 củ hành đã được thái nhỏ đem cho vào bát sau đó đập vào thêm một quả trứng gà và múc cháo vào, trộn đều lên ăn nóng.

– Chữa đầy hơi, đau bụng: giã một nắm lá tía tô cùng chút muối rồi chắt lấy nước uống.

– Chữa tức thở, ho: dùng phẩn bỏ rễ cây dâu đã được bóc trắng cùng với lá tía tô cho vào nồi nấu cùng lượng nước xâm xấp cho đến khi còn một chén nước thì chắt lấy nước để uống.

Hy vọng những thông tin bài viết đã cung cấp thông tin giúp bạn biết được lá tía tô có tác dụng gì để không bỏ quên dược liệu tự nhiên sẵn có và rất rẻ tiền này.