Cách làm mỳ vằn thắn thơm ngon điên đảo – Vina Irato

Giữa tâm dịch Covid, nếu bạn phải an cư, yên vị trong nhà thì hãy nấu mỳ vằn thắn và thưởng thức nước súp thanh ngọt, khẽ kéo căng những sợi mỳ tươi, rồi cắn nhẹ, cảm nhận sự dai dai của sợi mỳ ngon, ăn thêm miếng vằn thắn mềm mịn, ú nần… Thật sảng khoái phải không nào!

Tô mỳ vằn thắn thơm lừng, ngon ngọt khiến cho tâm hồn con người ấm áp, yêu đời nhiều hơn.

Mỳ vằn thắn ngon… siêu lòng thực khách

Mỳ vằn thắn là sự kết hợp thú vị của sợi mỳ tươi, dai dai và viên vằn thắn (hoành thánh, sủi cảo) có phần nhân thịt, hải sản được gói gọn trong lớp vỏ vằn thắn bằng bột mỳ. Khi chín, viên vằn thắn ú nu có lớp vỏ mềm mịn, bỏng bẩy, rất hấp dẫn.

Mặc dù làm mỳ vằn thắn hơi kỳ công nhưng người nào thưởng thức món này cũng đều thích thú, hít hà khen ngon. Viên vằn thắn có thể làm nhiều, bảo quản trong tủ lạnh, để dành ăn dần cũng vẫn ngon.

Nói về phần nguyên liệu, ngoài mỳ và vằn thắn (hoành thánh, sủi cảo) thì món ăn này không thể không kể đến thịt xá xíu đậm đà, trứng gà luộc bùi bùi, thanh nhã, khéo léo cộng hưởng với nấm hương ngọt lành, vài nhánh hẹ và các loại rau tươi xanh. Thêm nữa là tôm tươi, luộc chín, bóc vỏ hoặc miếng hoành thánh chiên giòn rụm.

Sợi mỳ tươi được làm từ bột mỳ và trứng gà hoặc trứng vịt, được nhào nặn thật kỹ rồi cán mỏng, cắt thành từng sợi. Do đó, sợi mỳ tươi ngon vừa mềm dai vừa dẻo dẻo, có màu vàng ươm mát mắt.

Vằn thắn (hoành thánh) cũng có lớp vỏ vằn thắn làm từ bột mỳ cán mỏng. Nhân của vằn thắn thường được làm từ thịt heo xay nhuyễn, trộn cùng hành lá, nấm hương và tôm tươi giã nhỏ. Sau đó, viên vằn thắn được luộc, hấp chín hoặc chiên vàng giòn hấp dẫn.

Thưởng thức tô mỳ vằn thắn, thực khách khó mà quên được hương vị đặc trưng của món ăn và những trải nghiệm độc đáo: sợi mỳ dai dai, viên vằn thắn luộc (hoặc vằn thắn hấp) mềm mịn như cục bông gòn, miếng vằn thắn chiên vàng, giòn rụm, còn nước súp thì ngọt thanh, thơm lừng… Về phần nước súp (nước dùng hay nước lèo) trong veo, không gợn đục, thoang thoảng mùi thơm và vị ngọt thanh của nấm hương, xương hầm…

Hướng dẫn nấu mỳ vằn thắn

Nguyên liệu

Thịt xá xíu

Thịt nạc dăm 300gr

1 thìa canh mật ong

1 thìa canh xì dầu

2 thìa dầu hào

1thìa cafe hạt nêm

1 ít ngũ vị hương

tỏi băm nhuyễn

½ thìa cafe dầu mè (nếu để nhiều dầu mè sẽ thịt xá xíu sẽ có mùi hắc lắm).

Một màu điều.

Vỏ bánh:

400 gr bột mì

2 thìa to bột năng cho lớp vỏ dai dai

1 thìa con muối

1 thìa con đường

1 thìa to dầu ăn

150 gr nước

2 trứng

Nhân bánh

Tôm, thịt, mộc nhĩ, nấm hương, muối, tiêu, hành.

2 trứng gà

Nước dùng:

Xương ống heo

Khô mực

Tôm khô

Nấm hương

Cà rốt, hành tây. (Nấu trước)

Hành mùi, rau các loại.

Mỳ sợi:

8 vắt mỳ tươi (4 người ăn)

(Bạn có thể chọn mua mỳ tươi hoặc tự làm mỳ tươi tại nhà.)

Các bước làm mỳ vằn thắn:

Làm vỏ vằn thắn

Vỏ vằn thắn có thể được mua ở chợ, ở các lò làm mì. Tuy nhiên, cách làm vỏ vằn thắn, sủi cảo tươi ngon rất đơn giản. Nếu có nhiều thời gian, các bạn có thể tự làm vỏ vằn thắn tại nhà.

cach-lam-vo-van-than-hoanh-thanh

Bạn trộn bột mỳ, trứng gà, muối, nước hoặc nước tro… bằng tay hoặc cũng có thể sử dụng máy trộn bột tự động. Sau đó, rắc bột khô lên mặt phẳng, nhào nặn khối bột mạnh tay để bột được dẻo, dai. Tiếp theo, dùng màng bọc nilon trùm kín, ủ bột 30 phút. (Trong lúc chờ đợi, bạn đi làm nhân vằn thắn để tiết kiệm thời gian)

Sau khi ủ bột xong, chia bột thành 4, 5 phần đều nhau rồi cán từng phần mỏng, đừng quên rắc bột khô để không bị dính.

Tiếp đó, bạn dùng dao để cắt bột thành từng miếng vuông hoặc dùng khuôn tròn, hay cái chén để tạo hình thành miếng tròn, lấy dao cắt bột, xếp lớp lên dĩa. Mỗi lớp bột vằn thắn thì phủ ngoài 1 ít bột khô để vỏ bánh không bị dính với nhau.

Với cách làm vỏ vằn thắn này, bạn có thể làm tự làm sợi mỳ tươi và cắt thành từng sợi mỳ.

Các tiệm mỳ vằn thắn muốn công đoạn làm vỏ vằn thắn, mỳ tươi nhanh chóng, đơn giản, số lượng nhiều, đẹp hơn thì có thể sử dụng máy làm mỳ vằn thắn tự động hoặc máy làm vỏ hoành thánh công nghiệp. Đây là dòng máy sản xuất tự động công suất lớn, vừa có thể tạo được vỏ vằn thắn vừa có thể tạo được nhiều loại mỳ sợi khác nhau.

Bao gia may lam vo vằn thắn, hoành thánh, mỳ sợi cong suat lon
Máy làm vằn thắn, mỳ sợi tự động

Vinairato là đơn vị uy tín, chuyên nghiên cứu, chế tạo, cung cấp máy làm vằn thắn, mì tươi công suất lớn và các loại máy móc khác dùng cho chế biến thực phẩm. Các thiết bị và máy móc của Irato được sản xuất bởi những kỹ sư giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu, chế tạo máy móc tại Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,…

Làm nước dùng:

  • Nấm hương rửa thật sạch và ngâm với nước sạch.
  • Xương ống heo chặt nhỏ; Luộc qua nước sôi với 1 chút muối cho hết bẩn. Sau đó đun 1 nồi nước cho sôi rồi cho xương vào ninh, chú ý khi ninh xương thường nên hớt bọt nhé. Luôn để lửa nhỏ liu riu cho không bị đục nước.

Nấu nước dùng hầm xương

  • Củ cải gọt vỏ sạch, cắt thành khoanh cho vào nồi nước ninh cùng.
  • Nướng khô mực cho thơm rồi cũng cho vào nước ninh xương để ninh cùng.
  • Tôm khô ngâm nở, chắt nước bẩn đi rồi cùng cho vào nồi nước ninh xương luôn. Thời gian hầm xương tối thiểu là 2h tính từ lúc đầy đủ nguyên liệu trong nồi nước dùng nhé. Sau khi hầm xương một thời gian thì dùng phần nước ngâm nấm hương cũng cho vào nồi nước dùng. Khi nào gần ăn thì cho nấm hương vào đun cùng cho nấm hương chín.
  • Nêm gia vị ngay từ lúc đầu hầm xương, thường xuyên vớt bọt và châm thêm nước để nồi nước không bị cạn.

Làm thịt xá xíu

Thịt nạc dăm rửa sạch, để ráo nước, cắt thành miếng vừa ăn.

Làm nước sốt thịt xá xíu: Cho tất cả nguyên liệu gia vị vào 1 cái nồi nhỏ, đun nhỏ lửa với chút xíu nước. Sau khi nguyên liệu hòa quyện vào nhau thì tắt bếp để nguội.

Ướp thịt với sốt vừa rồi, đảo đều cho gia vị đều miếng thịt . Ướp thịt qua đêm là tốt nhất, không thì ướp ít nhất 4h đồng hồ.

Sau đó, để thịt vào nồi với toàn bộ sốt, cho thêm chút nước rồi đun riu riu nhỏ lửa để thịt chín, nhớ đậy vung để thịt chín đều, thỉnh thoảng lật miếng thịt, khoảng 20 phút thì thịt chín.

Cuối cùng, bạn lấy chiên thịt với lửa nhỏ cho thơm ngon hơn rồi tắt bếp.

Thịt xá xíu thường sử dụng để ăn trực tiếp với cơm nóng hoặc mỳ vằn thắn.

Làm nhân vằn thắn

Tôm, thịt, nấm hương, hành băm hoặc xay nhỏ. Trộn đều với muối, hạt tiêu và trứng.

Sau khi trộn nhân và hoàn tất phần vỏ vằn thắn là công đoạn gói vằn thắn. Gói vằn thắn rất đơn giản, chỉ cần đặt nhân vào giữa vỏ bánh rồi dính các mép bánh lại.

Sau khi gói thì để bánh lên một cái đĩa thoa dầu, để từng cái cách xa nhau, nếu để gần chúng nó dính vào nhau, rách hết vỏ. Tránh để trước quạt gió vỏ vằn thắn sẽ bị khô cứng.

Nếu bạn gói vằn thắn quá nhiều mà dùng không hết thì bạn có thể bọc nilon, cất vào tủ lạnh ăn dần.

Làm chín vằn thắn:

Bạn có thể hấp hoặc luộc vằn thắn, nhưng phần lần người ta sẽ luộc vằn thắn cho nhanh. Khi luộc vằn thắn, bạn cho ít dầu ăn vào nồi luộc, đợi nước sôi rồi thả từng cái bánh vào. Để lửa vừa. Khi bánh chín nổi lên mặt nước thì vớt ra đĩa. Bạn cũng có thể rưới lên vằn thắn lớp dầu tỏi phi để vằn thắn thơm ngon, hấp dẫn hơn.

Luoc-van-than-hoanh-thanh

Vậy là món mỳ vằn thắn thơm ngon đã hoàn tất rồi!

Thông thường, một tô mỳ vằn thắn hoàn hảo sẽ được kết hợp thêm trứng gà luộc, thịt xá xíu, vằn thắn chiên (hoành thánh chiên), há cảo, tôm, nấm hương, hẹ, rau cải cúc (còn gọi là rau tần ô), hoặc có nơi còn dùng thêm cải bẹ xanh và bóng bì. Tùy vào nhu cầu và khẩu vị từng vùng miền mà bạn có thể chọn lọc và kết hợp dùng chung với mỳ vằn thắn nhé!

Chúc các bạn thành công!