Cách nấu trà hoa cúc nhãn nhục ngọt mát ngày hè

Trà hoa cúc là loại trà giải nhiệt được ưa chuộng trong những ngày hè nóng bức. Vị đắng nhẹ của trà hoa cúc kết hợp với nhãn nhục và đường phèn tạo ra loại thức uống có hương vị rất tuyệt vời. Còn chờ gì mà không cùng vào bếp nấu trà hoa cúc nhãn nhục cùng với Bách hóa XANH?

Đặc tính của trà hoa cúc

Trà hoa cúc trắng và vàng

Trà hoa cúc hay trà bông cúc là loại nước sắc từ hoa cúc trắng hoặc vàng, là loại trà phổ biến ở khu vực Đông Á. Theo Đông y, trà hoa cúc có tính mát, có nhiều tác dụng như chữa đau họng, hạ sốt, làm đẹp da, thanh nhiệt, giải độc, giúp cơ thể thư giãn và giảm suy nhược thần kinh.

Trà hoa cúc còn tốt cho mắt, giảm căng thẳng và giúp ngủ ngon giấc, đặc biệt tốt cho người làm việc văn phòng, ngồi máy tính nhiều và ít vận động.

Mùa hè nóng bức, trà hoa cúc là một loại thức uống giải nhiệt hiệu quả. Kết hợp cùng với nhãn nhục và đường phèn, đây sẽ là thức uống không chỉ giải khát mà còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của bạn nữa đấy.

Cách nấu trà hoa cúc nhãn nhục

Nguyên liệu

Cách làm

Hoa cúc khô ngâm vào nước khoảng 10 phút cho nở rồi vớt ra, để ráo. Nhãn nhục cũng ngâm cho nở đều rồi vớt ra, để ráo nước.

Cho hoa cúc vào nồi cùng với 1 lít nước, bắc lên bếp đun sôi. Khi nồi nước sôi, vặn nhỏ lửa và nấu thêm khoảng 10 phút cho hoa cúc ra hết mùi thì tắt bếp.

Vớt bông cúc ra và cho nhãn nhục vào trà

Vớt phần xác hoa cúc ra. Cho đường phèn vào và đun đến khi đường tan hết. Số lượng đường phèn tùy vào khẩu vị của bạn. Sau khi đường tan hết cho nhãn nhục vào đun tiếp 2 phút và tắt bếp.

Thành phẩm

Trà hoa cúc có thể bảo quản trong tủ lạnh uống trong ngày

Để nguội, cho trà hoa cúc nhãn nhục vào bình bảo quản trong tủ lạnh và dùng trong ngày.

Vậy là chỉ mất vài phút trong bếp thôi, chúng ta đã có một bình trà hoa cúc nhãn nhục vừa có tác dụng giải nhiệt vừa giúp ngủ ngon, đẹp da nữa. Chần chừ gì mà không thử nào, đây là loại nước mát tuyệt vời cho mùa hè đấy nhé.

Bạn sẽ quan tâm:

Chọn mua trà hoa cúc chất lượng, giá tốt tại Bách hoá XANH:

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH