Tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật – Huggies

Ăn dặm là quá trình trẻ bắt đầu làm quen với thức ăn thô, là bước chuyển từ giai đoạn chỉ uống sữa sang giai đoạn nhai và nuốt thức ăn. Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp được nhiều mẹ tin tưởng và áp dụng con mình. Vậy ăn dặm kiểu Nhật là gì? Bài viết của Huggies sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc đó và gợi ý các thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 – 18 tháng tuổi!

Tham khảo: Cách tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật

1. Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm có nguồn gốc từ Nhật Bản. Mục tiêu của phương pháp này là kích thích bé ăn ngon, giúp bé tiêu hóa tốt và tìm được niềm vui trong ăn uống. Trong đó, phương pháp này còn khuyến khích mẹ dạy cho bé tự lập ăn uống sớm và ăn theo nhu cầu của bé.

Cho bé ăn dặm kiểu Nhật không có nghĩa là mẹ phải dùng các thực phẩm như người Nhật. Mẹ có thể dùng các loại rau củ như cà rốt, củ cải, bắp cải, cải bó xôi, bí đỏ, thịt gà… để nấu nước súp cho bé.

Tùy theo sự phát triển của bé mà mẹ chọn thời điểm phù hợp cho bé ăn dặm. Theo Parents, thông thường, khi ngoài 5 tháng, cột sống và cổ của bé đã cứng cáp hơn, bé đã bắt đầu có thể ngồi được chính là giai đoạn thích hợp để tập cho bé ăn dặm.

Tham khảo thêm:

  • Trẻ mấy tháng ăn dặm được? Có nên cho bé ăn dặm sớm?
  • Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

Ăn dặm kiểu Nhật là gì

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật khuyến khích mẹ dạy cho bé tự lập ăn uống sớm và ăn theo nhu cầu của bé (Nguồn: Sưu tầm)

2. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật này có thể kể đến như:

  • Bé thường không cảm thấy chán. Vì ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu từ trạng thái lỏng tới đặc, mịn tới loãng.
  • Ăn riêng từng loại thức ăn giúp bé làm quen tốt hơn với mùi vị thực phẩm. Từ đó kích thích vị giác của bé.
  • Bé được tập ăn thô để tạo phản xạ nhai và nuốt cho bé ở các giai đoạn khác nhau. Điều này giúp bé tiêu hóa thức ăn một cách tốt hơn.
  • Bé có thể nhanh chóng tự ngồi ăn một mình không cần sự trợ giúp của mẹ, giúp nâng cao khả năng tự lập của bé.
  • Hạn chế tối đa tình trạng thừa cân, béo phì do hạn chế dùng xương, thịt để nấu nước dùng.

Tham khảo thêm:

  • Bảng các chỉ số thai nhi theo tuần chuẩn WHO mới nhất
  • Các tuần khủng hoảng của bé hay wonder week của trẻ

Bên cạnh đó, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật này cũng có một số mặt hạn chế như:

  • Mẹ tốn nhiều thời gian hơn trong việc lên thực đơn, chuẩn bị nguyên liệu hay chế biến.
  • Mẹ cần trang bị riêng bộ dụng cụ để nấu đồ ăn dặm cho bé.
  • Trong giai đoạn đầu, bé có thể sẽ không tăng cân nhanh như khi ăn dặm truyền thống. Bởi phương pháp này dựa trên sự tôn trọng trẻ.

Tham khảo: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng

Việc ăn dặm kiểu Nhật mang lại nhiều ưu điểm

Ăn dặm kiểu Nhật giúp nâng cao khả năng tự lập từ sớm của bé (Nguồn: Sưu tầm

3. Khi nào nên bắt đầu tập cho bé ăn dặm?

Theo hướng dẫn của Bộ Y Tế – Lao động – Phúc lợi Nhật Bản, thời gian thích hợp ăn dặm là khi bé đạt 5 tháng 15 ngày. (Tham khảo: Bé 5 tháng tuổi ăn được những gì ?). Đồng thời, bé phải đạt được những mốc phát triển sau:

  • Bé đã giữ vững cổ.
  • Bé tự ngồi được.
  • Bé tỏ ra thích thú với thức ăn.
  • Khi đưa thìa vào miệng bé, bé ít dùng lưỡi đẩy ra.

Nếu bé chỉ mới 4 tháng tuổi, mẹ nên tham khảo các loại bột ăn dặm và chuẩn bị thực đơn bột ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi .

Tham khảo thêm: Tiêu chí chọn bột ăn dặm cho bé tốt nhất

4. Lượng sữa duy trì hàng ngày khi cho bé ăn dặm là bao nhiêu?

Mặc dù đã tiến hành cho mẹ bé ăn dặm, mẹ bầu cũng nên tiếp tục cho bé duy trì việc uống sữa mẹ. Bởi đây là “nguồn tài nguyên” quý giá về dưỡng chất nuôi dưỡng bé trong suốt 6 tháng đầu. Tham khảo thêm: Lợi ích cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu .

Theo đó, khi bé vào chế độ ăn dặm, mẹ nên duy trì lượng sữa như sau:

  • Các bé trong giai đoạn từ 5,5 tháng đến 7 tháng cần 600ml sữa/ngày.
  • Các bé trong giai đoạn từ 8 – 11 tháng cần 450ml sữa/ngày.

Xem thêm:

  • Dị ứng lactose hay dị ứng sữa ở trẻ
  • Trẻ nên uống bao nhiêu sữa bò là đủ?

Mẹ nên duy trì cho con uống sữa mẹ kèm ăn dặm kiểu Nhật Các mẹ vẫn nên duy trì song song việc cho con uống sữa mẹ và ăn dặm (Nguồn: Sưu tầm)

5. Nguyên tắc khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

  • Dùng gạo, bánh mì… để chế biến thành các loại cháo phù hợp với từng giai đoạn.
  • Làm phong phú thực đơn ăn dặm cho bé bằng nhiều loại thực phẩm, rau quả khác nhau.
  • Tạo môi trường phù hợp khi ăn.
  • Tập cho bé tự ăn dần, chủ động trong ăn uống và hình thành thói quen lành mạnh khi ăn…
  • Không đặt ra áp lực quá lớn về các chỉ tiêu cân nặng của bé.Cho bé ăn theo nhu cầu. Không ép ăn hay ép uống.
  • Cho bé ăn nhạt. Ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc. Từ một nhóm thực phẩm đến bốn nhóm thực phẩm. Cân bằng lượng sữa và thức ăn sử dụng cho bé.
  • Chú trọng sử dụng thực phẩm nguồn gốc tự nhiên như rau củ, hoa quả, cá, thịt…
  • Không xay thức ăn, chỉ dùng cối giã và rây để làm mịn thức ăn cho bé.
  • Cho bé ăn riêng từng món trong giai đoạn đầu. Giai đoạn sau có thể trộn nhiều loại thức ăn để thay đổi đa dạng hơn.

Tham khảo:

  • Phương pháp ăn dặm BLW (Baby led weaning)
  • Hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng cách, hợp lý theo từng tháng tuổi

6. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé theo từng giai đoạn (5 – 18 tháng tuổi)

6.1. Giai đoạn 1: giai đoạn bé tập nuốt (từ 5 – 6 tháng tuổi)

  • Giai đoạn này mẹ có thể cho bé ăn dặm 1 bữa/ngày kết hợp dinh dưỡng.
  • Khi bắt đầu tập ăn, mẹ nên cho bé ăn 1 thìa nhỏ 5ml cháo nghiền loãng mỗi ngày mỗi lần bú. Sau 2, 3 ngày thì tăng lên thìa to hơn.
  • Khi bé ăn được 3, 4 thìa thì có thể bắt đầu cho bé ăn thử trái cây, rau củ hầm nhừ.
  • Sau 1 tháng ăn dặm nếu bé nuốt thức ăn tốt thì nâng lên 2 bữa/ngày.
  • Nên cố gắng cho trẻ ăn cố định 1 giờ nhất định.
  • Tất cả các món ăn cho bé nên ở dạng dung dịch loãng và đặc biệt là không nên nêm thêm gia vị.
  • Mẹ có thể điều chỉnh lượng thức ăn tùy theo sự thèm ăn, tốc độ phát triển của bé.

Thực phẩm sử dụng ở giai đoạn này chủ yếu là:

  • Nhóm tinh bột: gạo, bánh mì, tinh bột, khoai tây, khoai lang.
  • Nhóm rau quả: cà rốt, chuối, rau chân vịt, bí đỏ, củ cải, cà chua.

Tham khảo thêm: Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì?

Bé 6 tháng tuổi nên ăn trái cây gì

Các mẹ có nên cho bé ăn các loại trái cây, rau củ hầm nhừ (Nguồn: Sưu tầm)

6.2. Giai đoạn 2: giai đoạn bé nhai trệu trạo (từ 7 – 8 tháng tuổi)

  • Giai đoạn này mẹ có thể cho bé ăn 2 bữa sáng và tối mỗi ngày.
  • Ngoài các thức ăn phổ biến như cháo, rau, mẹ có thể bổ sung thêm cho bé các loại thịt như cá, thịt gà hay gan kết hợp nhiều loại rau củ, trái cây, ngũ cốc, thực phẩm giàu đạm.
  • Độ cứng của thức ăn mà bé có thể nghiền bằng lưỡi tương đương đậu phụ.
  • Lượng thức ăn mỗi bữa như sau:
  • Nhóm tinh bột (50-80 gram): gạo, bánh mỳ, tinh bột, khoai tây, khoai lang.
  • Nhóm rau quả (20-30 gram): cà-rốt, chuối, rau chân vịt, bí đỏ, củ cải, cà chua.
  • Nhóm chất đạm: Cá hoặc thịt (10-15 gram); đậu phụ (30-40 gram); lòng đỏ trứng (1/3 quả) khi đã quen có thể ăn cả lòng trắng; các chế phẩm từ sữa (50-70 gram).

6.3. Giai đoạn 3: giai đoạn bé tập nhai (từ 9 – 11 tháng tuổi)

  • Giai đoạn này mẹ có thể cho bé ăn ngày 3 bữa: sáng, trưa, chiều tối.
  • Giữ thói quen và nhịp ăn uống của bé, và cho bé thử cùng ăn với cả nhà.
  • Tăng dần độ cứng của thức ăn lên mức bé có thể nhai bằng nướu (ví dụ độ cứng tương đương chuối).
  • Lượng thức ăn mỗi bữa:
    • Nhóm tinh bột: Cháo trắng 90 gram cho đến cơm nát 80 gram.
    • Nhóm rau quả (30-40 gram): cà-rốt, chuối, rau chân vịt, bí đỏ, củ cải, cà chua.
    • Nhóm chất đạm: Cá, thịt (15 gram); đậu phụ (45 gram); trứng (1/2 quả) khi đã quen có thể ăn cả lòng trắng; các chế phẩm từ sữa (80 gram).

Trong giai đoạn này, cháo có thể để nguyên hạt gạo, đặc hơn dạng sệt một chút. Thức ăn cắt nhỏ, mỏng và ninh mềm. Bé có thể ăn được hầu hết các loại thực phẩm và các loại gia vị như muối, xì dầu với lượng nhỏ.

Tham khảo thêm:

Tập ăn dặm cho bé: thức ăn, ăn bốc và đút ăn

6.4. Giai đoạn 4: giai đoạn nhai khỏe (ăn sam, từ 12 tháng đến 18 tháng)

  • Giai đoạn này bé đã có thể ăn một ngày 3 bữa. Do vậy cần giữ nhịp ăn uống ngày 3 bữa và tạo thói quen sinh hoạt cho bé.
  • Tăng dần độ cứng thức ăn lên mức tương tự thịt viên.
  • Lượng thức ăn mỗi bữa:
    • Nhóm tinh bột: Cơm nát 90 gram, cơm trắng 80 gram.
    • Nhóm rau quả (40-50 gram): cà-rốt, chuối, rau chân vịt, bí đỏ, củ cải, cà chua.
    • Nhóm chất đạm: Cá hoặc thịt (15-20 gram); hoặc đậu phụ (50-55 gram); hoặc trứng (2/3-1 quả); hoặc các chế phẩm từ sữa (100 gram).

Đối với các bé đủ chiều cao và cân nặng thì không cần uống sữa bột mà chuyển sang sữa tươi thông thường.

Tham khảo: Thức ăn cho bé từ trứng và sữa chua

Gợi ý một số món ăn để đa dạng thực đơn ăn dặm cho bé

Cách chế biến cháo cơ bản cho bé ăn dặm

  • Bước 1: Cho gạo vào nồi, tùy giai đoạn mà cho nước (tham khảo: các món cháo dinh dưỡng cho bé )
    • Giai đoạn 1: 1 phần gạo, 10 phần nước, giai đoạn sau bớt nước còn 1 phần gạo 7 phần nước.
    • Giai đoạn 2: 1 phần gạo, 5 phần nước.
    • Giai đoạn 3: 1 phần gạo, 4 phần nước.
    • Giai đoạn 4 (cơm nát): 1 phần gạo 1 cộng 1/2 nước.
  • Bước 2: Cho gạo đã đãi sạch vào nồi ngâm chừng 20 phút.
  • Bước 3: Sau đó đun sôi nhỏ lửa trong vòng 30 phút.
  • Bước 4: Bỏ cháo ra bát nghiền nát, rồi lấy cháo nghiền đun sôi thêm lần nữa và để nguội cho bé ăn.

Lưu ý: Khi nấu cháo không nên quấy quá nhiều. Nếu thấy đặc quá có thể cho thêm chút nước đã đun sôi cho loãng.

Tham khảo thêm: Thực đơn cho trẻ biếng ăn

Cháo yến mạch

Yến mạch là loại thực phẩm được các chuyên gia khuyên dùng, vì nó có chứa rất nhiều loại dưỡng chất khác nhau với hàm lượng dồi dào. Ví dụ như vitamin B1, B2, B3, B6; các khoáng chất thiết yếu như sắt, magie, natri,… Đây đều là những yếu tố cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ. Ngoài ra, yến mạch là loại thực phẩm khá lành tính, nên mẹ có thể nấu cháo yến mạch cho bé khi bé bắt đầu ăn dặm.

Nấu cháo yến mạch với sữa là một cách làm khá phổ biến, được nhiều bố mẹ lựa chọn. Món ăn này phù hợp với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, vì đây là độ tuổi trẻ có thể bắt đầu ăn dặm.

Nguyên liệu chính của món này gồm có yến mạch, nước tinh khiết và bột sữa công thức hoặc sữa mẹ. Khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, các mẹ nấu sôi nước rồi cho yến mạch vào khuấy đều. Sau đó cho thêm sữa bột hoặc sữa mẹ rồi tiếp tục khuấy khoảng 3 phút. Khi đã đủ thời gian thì tắt bếp, xay nhuyễn cháo, để nguội một lúc rồi cho bé ăn ngay.

Cháo cá lóc

Nguyên liệu chính của món ăn này gồm có cháo nấu sẵn, cá lóc và rau cải (có thể thay bằng loại rau khác). Cá lóc làm sạch, sau đó hấp chín, vớt ra lọc xương cá rồi xay nhuyễn. Rau cải luộc chín và xay nhuyễn. Cuối cùng, trộn cháo, rau và cá lại với nhau là có thể cho trẻ ăn.

Cháo bí đỏ

Để nấu cháo bí đỏ cho trẻ, mẹ cần chuẩn bị cháo nấu sẵn, bí đỏ, nước luộc rau hoặc nước dashi. Bí đỏ rửa sạch, cắt mỏng và luộc cho mềm, sau đó nghiền nhuyễn. Tiếp theo, mẹ trộn đều bí đỏ, cháo và nước luộc rau/nước dashi đến khi hỗn hợp hòa quyện là có thể cho trẻ ăn được.

Súp khoai tây

Nguyên liệu cho món ăn này rất đơn giản, chỉ bao gồm khoai tây và nước luộc rau/nước dashi. Khoai tây rửa sạch, luộc mềm và nghiền mịn. Sau đó chỉ cần trộn đều khoai tây cùng nước luộc rau/ nước dashi là mẹ đã hoàn thành món súp khoai tây.

Khoai tây trộn sữa

Món ăn này khá giống với súp khoai tây. Chỉ khác ở chỗ là dùng sữa thay cho nước rau củ/nước dashi. Mẹ trộn đều khoai tây đã nghiền mịn với sữa là đã hoàn thành một món ăn cho trẻ.

Cháo bánh mì sữa chua

Nguyên liệu của món ăn này bao gồm cháo nấu sẵn, bánh mì và sữa chua. Mẹ cho bánh mì vào nước sôi đến khi bánh nhừ thì vớt ra. Trộn đều bánh mì, cháo và sữa chua lại với nhau là đã có thể cho trẻ ăn.

Tham khảo: Các loại soup rau cho trẻ ăn dặm

8. Một số lưu ý khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, bố mẹ nên lưu ý những yếu tố sau:

Trong thời gian đầu trẻ tập ăn dặm , nên cho bé ăn riêng từng món, cần kích thích vị giác của trẻ để con cảm nhận mùi vị của từng món ăn. Bố mẹ nên cho bé ăn thử các món ăn có vị nhạt, có vị chua hay có chút đắng và quan sát phản ứng của bé để biết được bé thích món ăn nào.

Tham khảo thêm: Dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ.

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật có nguyên liệu chính là những thực phẩm tự nhiên hay nuôi trồng như: rau củ, cá, thịt, hoa quả… Người Nhật không muốn cho trẻ em ăn những đồ đóng gói sẵn hay có chứa quá nhiều gia vị. Chính vì lý do đó, phương pháp ăn dặm này sẽ giúp mẹ xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống thanh đạm với hương vị món súp từ rau củ hay dashi (rong biển kombu và cá khô bào). Mẹ có thể cho bé ăn nhạt trước, rồi sau đó bắt đầu nêm nếm gia vị để hợp khẩu vị của bé hơn.

Quan sát tâm lý của trẻ: Khi bắt đầu tập cho bé ăn dặm, mẹ không chỉ phải tập trung vào thực đơn của trẻ mà còn phải chú ý đến tâm lý của con. Mỗi bé sẽ có khẩu vị khác nhau, thay đổi theo từng độ tuổi. Vậy nên, phụ huynh cần phải quan sát cẩn thận để điều chỉnh khẩu phần cho phù hợp với trẻ. Bên cạnh đó, bố mẹ cần tập cho con ăn đúng giờ và phải rèn luyện sự kiên nhẫn, quyết tâm cho bản thân. Lưu ý là không nên so sánh con mình với con người khác, vì mỗi bé có mỗi cá tính khác nhau nên bố mẹ cần cố gắng điều chỉnh để phù hợp với bé.

Tham khảo thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chuẩn WHO

Mục tiêu của người Nhật khi cho trẻ em ăn nhạt đó là hy vọng trẻ phát triển bình thường và không bị béo phì. Vậy nên, nguyên liệu chính của phương pháp này chính là rau củ và các thực phẩm ít đạm. Theo các chuyên gia, trẻ trong giai đoạn từ 12 – 18 tháng chỉ nên ăn nhiều nhất 20g đạm/ngày. Bên cạnh đó, người Nhật cũng không khuyến khích cho trẻ dùng nhiều đường và sữa.

Tham khảo: Các mẹo tập cho bé ăn dặm

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp giúp trẻ chủ động và tự giác hơn trong việc ăn uống. Mong rằng bài viết của Huggies sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức để xây dựng thực đơn ăn dặm cho dễ dàng hơn. Nếu mẹ vẫn phân vân không biết phải nấu món ăn gì cho trẻ, hãy truy cập Thực đơn cho bé tại trang web của Huggies để được tư vấn!

Tham khảo:

  • Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
  • Các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi thơm ngon

9. Những câu hỏi thường gặp khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống khác nhau như thế nào?

Với kiểu ăn dặm truyền thống, mẹ sẽ sử dụng bột ăn dặm và cháo xay nhuyễn cũng các loại thực phẩm khác cho đến khi bé 2 tuổi. Điều này lại vô tình bỏ qua phản xạ nhai của bé. Trong khi đó, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật có thực đơn đa dạng hơn. Mẹ sẽ nấu những món riêng biệt giúp bé cảm nhận mùi vị thức ăn. Ngoài ra, mức độ nhuyễn của món ăn sẽ giảm dần theo thời gian bé lớn lên, giúp bé luyện tập việc nhai nuốt thức ăn dễ dàng.

Nên cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật khi nào?

Các công thức ăn dặm kiểu Nhật thích hợp cho trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên. Đây là thời điểm mà trẻ bắt đầu cần bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu khác từ nguồn thực phẩm bên ngoài, đảm bảo quá trình phát triển toàn diện của trẻ.

TS. BS. NGUYỄN HỮU CHÂU ĐỨC