Sự thật về hàng triệu đơn 1k trên sàn TMĐT: Nhà bán hàng vẫn có lãi

Theo chủ shop này, việc đạt được trợ giá từ phía sàn TMĐT thường diễn ra ở các dịp đặc biệt mà sàn TMĐT cần các Deal giá tốt để hút khách. Ngoài ra, shop phải có uy tín trên sàn, sản phẩm phải bán được nhiều mới được hỗ trợ.

Có lãi, có khách nhưng deal 1K không phải toàn màu hồng với các chủ shop.

Từng chạy chương trình ưu đãi “khủng” với giá bán sản phẩm trên sàn TMĐT rẻ hơn cả giá đổ sỉ trên thị trường, Mỹ Hạnh (Hoài Đức, chủ một gian hàng phụ kiện công nghệ trên sàn TMĐT) thẳng thắn chia sẻ: “bán 100 đơn hàng giá 100.000 đồng sẽ khác rất nhiều so với 100 đơn hàng giá 1.000 đồng”.

>> Xem thêm: Những chiến lược giảm giá phổ biến nhất trong thương mại điện tử năm 2022

“Shop sẽ chịu các công như trả lời tin nhắn, tư vấn cho khách, đóng gói, vận chuyển nhưng chỉ nhận lại khoảng lãi thấp hơn, thậm chí có thể lỗ. Chưa kể, nếu hàng đến chậm hoặc không chất lượng sẽ nhận đánh giá rất tệ, dạng như “treo đầu dê, bán thịt chó”, ảnh hưởng đến uy tín.

Ngoài ra, khi sản phẩm đã bán cực rẻ, khi bán lại giá niêm yết cũ, có thể sẽ không đông khách, bởi có những khách đã mua được hàng trị giá 50.000 đồng với giá 1K thì sẽ chỉ trong ngóng chờ shop giảm giá để mua chứ nhất định không mua ở giá 50.000 đồng”, Hạnh chia sẻ.

Theo cô, người bán không nên kỳ vọng Deal 1K được doanh số “khủng” mà cần nhìn nhận đây là cách tăng tương tác cho shop, tìm hiểu kỹ chính sách trợ giá để giảm thiểu tối đa tiền lỗ hay công sức.

“Khi bán 1K, rất có thể khách sẽ không mua một món mà có thể mua rất nhiều sản phẩm khác đi kèm. Ví dụ như mua đôi dây giày 1.000 đồng, nhưng sẽ mua thêm đôi tất 12.000 đồng hoặc bộ lót giầy với các mức giá vừa phải”, Thu Hoài, chủ shop giày dép thời trang chia sẻ.

Theo chủ shop này, việc bán 1K lãi về tiền mặt rất ít nhưng sẽ “lãi” lượng tương tác, theo dõi shop từ khách hàng. Từ đó tăng uy tín bán hàng.

“Nếu giữa 2 sản phẩm của 2 shop với nhau, một shop có 1.000 lượng theo dõi (Follow) và một shop có 100 thì khả năng ra quyết định mua hàng sẽ nghiêng về shop có 1.000 follow. Ví dụ ở Shopee và Lazada, chỉ số follow hay đánh giá của khách rất quan trọng đối với shop. Đặc biệt, cảm xúc nhận được món hàng, kèm ảnh sản phẩm thực tế hay đánh giá 5 sao cũng sẽ giúp tăng thứ hạng của shop và tăng thêm cơ hội bán hàng khi người mua sau đọc đánh giá này.

Những đánh giá tích cực của khách hàng dù có tiền cũng không mua được. Bởi vậy, hãy làm họ hài lòng bằng những sản phẩm trị giá 20.000 đồng bán giá 1.000 đồng. Tất nhiên, chất lượng phải tương xứng”, Hoài nói.

>> Xem ngay: 6 cách xây dựng trải nghiệm khách hàng tích cực

Theo người này, chủ shop khi chạy Deal 1K cần xác định rõ: Khoản lỗ có thể chấp nhận được (nếu có) khi bán sản phẩm giá 1K, 9K; Chấp nhận bỏ công sức và chăm sóc khách mua hàng 1K như khách mua hàng 100K (100.000 đồng), 200K (200.000 đồng) để thu hút khách, nâng hạng cho shop và đặc biệt chọn đúng thời điểm cũng như chọn sàn thương mại điện tử trợ giá sâu cho sản phẩm.

Nguồn: Trí thức trẻ

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp hỗ trợ kết nối với các sàn TMĐT lớn như Lazada, Shopee & Tiki giúp bạn triển khai bán hàng đa kênh thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn. Ngoài ra còn hỗ trợ doanh nghiệp các báo cáo tổng thể về hàng tồn kho, quản lý đơn hàng… giúp nhà quản lý dễ dàng nhận biết doanh thu đến từ kênh nào nhiều nhất để từ đó có những thay đổi hợp lý hơn cho doanh nghiệp.

Sự thật về hàng triệu đơn 1k trên sàn TMĐT: Nhà bán hàng vẫn có lãi

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

3 Lợi ích mà sàn TMĐT C2C mang lại cho người mua và người bán hàng thời nay

Chia sẻ cách làm Marketing gian hàng trên sàn thương mại điện tử trong ngày MegaSale từ Seller chuyên nghiệp

Đâu là tương lai của thương mại điện tử? 10 Insight về sự bành trướng của một ngành công nghiệp