Kỹ thuật nuôi cá lóc không phải là khó, chỉ cần một ít kiên nhẫn là bà con có thể nắm được dễ dàng. Cá lóc là loài cá sống phổ biến ở đồng ruộng, kênh, rạch, ao, hồ, đầm. Nuôi cá lóc thịt trong lưới mùng (vèo) xuất hiện ngẫu nhiên tại vùng lũ những năm gần đây. Người dân nuôi cá lóc đã nghĩ đến dùng lưới thưa để tiện việc quản lý và cho cá ăn nhằm hạn chế thiệt hại. Cùng Trần Gia tham khảo kỹ thuật nuôi cá lóc trong lưới mùng dưới đây nhé.
Kỹ thuật nuôi cá lóc
Cá lóc có tốc độ sinh trưởng nhanh, thích nghi với mọi môi trường nước (đục, tù, nóng) có thể chịu đựng được ở nhiệt độ 39 – 40 độ C. Dựa vào tính ăn của cá lóc, có thể nuôi ghép với cá mè, trôi, chép, trắm cỏ, rô phi, diếc để diệt cá tạp đảm bảo hợp lý nguồn thức ăn, cải tạo và nâng cao sức sản xuất của vùng nước. Tuy nhiên, cần chú ý tỉ lệ, mật độ kích cỡ cá thả.
Kỹ thuật nuôi cá lóc con
Trước khi thả cá bột vào, phải dọn tẩy ao để sinh vật phù du phát triển mạnh. Mật độ: 6 – 7 vạn con/mẫu. Sau khi thả 7 – 8 ngày chưa cho ăn, có thể vừa bón phân vừa vớt động vật phù du bổ sung vào ao (3 – 4 kg động vật phù du / một vạn cá). 18 – 20 ngày sau cá có màu vàng, trên thân xuất hiện vảy, sau đó cá chuyển màu đen, dài 3 – 6 cm, tỉ lệ sống khoảng 60 – 65%, nuôi tiếp 20 ngày, cá đạt 6 cm, bắt đầu cho ăn tôm, tép, cá con hay thức ăn chế biến có đạm cao.
Nuôi trong 2 tháng, cá giống được 9 – 12 cm, đưa ra ao lớn nuôi thành cá thịt.
Kỹ thuật nuôi cá lóc thịt ở ao
Trạm Nghiên cứu cá nước ngọt Đình Bảng, Tiên Sơn, Hà Bắc (nay là Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I) đã thí nghiệm nuôi cá lóc với cá rô phi (dùng cá rô phi làm thức ăn cho cá lóc).
Ao diện tích: 35 m2 . Độ sâu: 70 – 80 cm. Mật độ thả: 0,5 – 1 con/m2 đạt 80 – 100 g/con, con lớn đạt 350 g/con.
Tính ra cứ 4kg cá rô phi con được 1 kg cá lóc thịt.
Nuôi cá lóc ghép với cá nuôi khác
- Nuôi ghép cá lóc với cá mè, trôi, chép, rô phi, diếc. Diện tích ao: 200 mét vuông.
- Trên bờ ao rào bằng phên nứa cao 0,4 m, thả bèo tây chiếm 5% diện tích ao nuôi.
- Thức ăn bằng phân lợn ủ, mỗi tuần bón 2 lần. Mỗi lần 0,1 – 0,15 kg/m 3 nước.
- Sau 3 tháng nuôi, cá lóc đạt 147g/con, cá mè : 120g/con, cá trôi: 40g/con, cá rô phi : 70g/con.
Kinh nghiệm nuôi cá lóc thịt ở Trung Quốc
Nuôi ghép với cá khác: Nuôi ghép cá lóc với cá mè, trôi, trắm, chép trong ao để tạo điều kiện tốt cho các loài cá nuôi sinh trưởng nhanh.
Ao phải có bờ cao (bờ cao hơn mặt nước ao 30 – 40 cm), nước ở ao không rò rỉ, cá lóc cỡ 3 cm, ghép 50 – 300 con/mẫu. Sau 5 – 6 tháng nuôi cá lớn được 0,2 – 0,6 kg/con, tỉ lệ sống 80%. Năng suất cá lóc 20 – 50 kg/mẫu.
Nuôi cá lóc là chính: Diện tích ao: 1 – 2 mẫu; Độ sâu: 1,5 – 2 m.
Xung quanh ao thả bèo Nhật Bản rộng 0,8 – 1 m (dùng cọc và sào ngăn lại) để phòng cá nhảy đi, tạo môi trường cho cá lóc lớn nhanh.
Mật độ thả: Dựa vào nguồn thức ăn và chất nước để quyết định. Có thể thả 10 con/m 2 (cỡ 3 cm). Để tránh tình trạng cá lớn ăn cá bé, bắt cá lớn chuyển sang ao khác , mật độ 2 – 3 con/m 2 . Nếu nguồn thức ăn phong phú, mật độ có thể dày hơn.
Nuôi cỡ cá giống 12 – 18 cm/con, cuối năm đạt 0,5 – 0,6 kg/con. Ngoài ra có thể ghép một ít cá mè trắng, mè hoa để cải thiện chất nước.
Hướng dẫn luyện cho cá lóc ăn
Thức ăn gồm
Thức ăn sống: động vật phù du, tôm, tép con, cá con, giun, dòi…..
Thức ăn chế biến: phối hợp 70% cá tạp nghiền nát, 20% bột đậu khô lạc… 5% men, còn lại là các vitamin, muối khoáng, thuốc kháng sinh.
Cho ăn 2 lần/ngày, sáng và chiều. Số lượng cho ăn bằng 5 – 7% trọng lượng cá, mùa cá sinh trưởng nhanh không cho ăn quá 10% trọng lượng cá.
Nếu cho cá ăn thức ăn chế biến, phải tập luyện cho cá ngay từ còn nhỏ. Trong thời gian luyện cho ăn thức ăn chế biến, không được cho ăn thức ăn sống. Nuôi 1 năm cá đạt 0,5 kg/con. Năng suất 300 kg/mẫu.
Quản lý ao nuôi: Cá lóc thịt có thể nhảy cao đến 1,5 m nhất là khi trời mưa hay có dòng nước chảy. Vì vậy phải thăm ao thường xuyên.
Thức ăn phải tươi, trước lúc cho ăn phải vệ sinh sàn cho ăn. Để đảm bảo nước luôn sạch, tốt nhất nên có dòng chảy. Nuôi ở ao có diện tích 3,5 mẫu năng suất đạt 300 kg/mẫu và 50 kg cá mè, là đạt hiệu quả kinh tế cao.
Nuôi cá lóc ở bè
Ở miền Nam, cá lóc con cỡ 3 – 4 cm đem ương, nuôi ở bè rộng 1,5 (1,5 – 1 m) thả 5.000 con, cho ăn bằng cá linh băm nhỏ, phế phẩm ở các chợ, đầu, ruột cá… xay nhuyễn đặt lên tấm vỉ bằng tre.
Nuôi đến cỡ 10 – 12 cm chuyển sang bè có kích thước lớn hơn. Thường nuôi 3 tháng đạt 1,2 kg/con.
Một số lưu ý khác khi nuôi cá lóc trong lưới mùng sẽ giúp bạn đạt hiệu quả cao hơn và tiết kiệm chi phí tốt hơn.
Nuôi cá lóc trong lưới mùng
Chuẩn bị lưới mùng
Loại hình nuôi trong lưới mùng chỉ đặt trong ao là tốt nhất.
– Kích thước lưới mùng đặt trong ao phổ biến là 5x3x2m (không tính phần trên mặt nước) nuôi được khoảng 3.000-5.000 con. Từ mặt trên trở lên 1-1,5m dùng lưới cước may nối các phần dưới và căng thẳng các góc, cố định các góc trên và dưới tạo thành một cái mùng lật ngược. Khoảng cách từ đáy lưới đến đáy ao là 0,5m, không nên để sát đáy ao vì chất thải và thức ăn thừa sẽ tích tụ gây ô nhiễm nước.
– Lưới được chọn để may mùng là loại lưới được dệt có sợi chỉ lớn bằng nilon ít thấm nước và có độ chắc cao, bền vững, tránh oxy hoá. Thông thường người nuôi chọn lưới sợi 3,6 ly, kích thước lỗ lưới 2,5cm, lưới có màu xanh rêu (lưới Thái), có thể sử dụng liên tiếp 3 vụ.
Thời vụ nuôi
Cá lóc sinh sản quanh năm nên có thể nuôi 3 vụ/năm nếu chủ động được nguồn thức ăn. Song hiện nay do lượng thức ăn cung ứng nên có thể chọn vụ nuôi chính:
– Vụ 1: Bắt đầu từ tháng 4-5, thu hoạch vào tháng 8-9 âm lịch. Đây là thời vụ thích hợp nhất, nhiệt độ dịu mát, nguồn thức ăn dồi dào, dễ tìm, cá lớn nhanh.
– Vụ 2: Bắt đầu từ tháng 8-9, thu hoạch vào tháng 12 và tháng Giêng. Giai đoạn này có nhiều nguồn thức ăn từ nguồn phụ phẩm thuỷ sản tự nhiên.
– Vụ 3: Bắt đầu từ tháng Giêng đến tháng 7, nên hạn chế nuôi ở vụ này vì thời gian này cá chậm lớn, thức ăn cho cá hiếm và đắt, người nuôi không có lãi.
Thức ăn
– Thức ăn cho cá lóc là những loại cá tạp, cua, ốc, tấm gạo nấu nhừ cho ăn lúc hiếm thức ăn. Khi cá lớn, cho ăn nguyên con hoặc xay nhuyễn, có thể pha chế được nhiều phụ phẩm thay thế làm thức ăn cho cá.
– Dụng cụ cho cá ăn là sàn tre đan lưới hơi thưa và nhẵn được đặt xâm xấp mặt nước, xung quanh gờ có chắn để tránh thức ăn tuột trôi ra ngoài, đồng thời cũng giúp cho cá lên mặt sàn để ăn.
– Tập cho cá ăn đúng giờ để dễ kiểm tra, phát hiện mọi biến đổi của cá để kịp thời phòng trị bệnh cá. Nên cho cá ăn ngày 2 lần: sáng từ 7-8 giờ, chiều từ 4-5 giờ. Định mức thức ăn: 8-10% trọng lượng cá.
Ưu nhược điểm của nuôi cá lóc trong lưới mùng
Ưu điểm của loại hình nuôi này là rất an toàn trong mùa lũ, nước lên đến đâu nâng mùng lên đến đó. Khi đặt lưới mùng nuôi trong ao chỉ chiếm một phần diện tích ao, phần còn lại có thể thả loài cá khác để tận dụng thức ăn thừa rơi vãi và sản phẩm thải từ cá nuôi lưới mùng, vừa đảm bảo môi trường nuôi khép kín và hạn chế được dịch bệnh, tăng thu nhập.
Nhược điểm của nuôi cá trong mùng lưới trên sông tận dụng được diện tích mặt nước sông, kênh, rạch có dòng nước chảy qua. Với diện tích nuôi nhỏ, mật độ thả cao, người nuôi sẽ dễ dàng trong khâu chăm sóc, quản lý và thu được năng suất cao.
Thuận lợi của việc nuôi cá lóc mùng là chi phí đầu tư thấp, kỹ thuật nuôi đơn giản, nhưng cái khó của người nuôi là không chủ động được lịch thời vụ và không quản lý được môi trường nước. Đó là nguồn nước xấu, độ nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn tăng cao. Có một thời gian, bà con thả cá nuôi quanh năm nên phụ thuộc vào chất lượng nước trên sông, không tránh được thời điểm cải tạo đồng ruộng. Đặc biệt, trong nước có chứa nhiều thuốc trừ sâu độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe cá nuôi. Nhiều loại bệnh có cơ hội bùng phát, khó điều trị và gây chết hàng loạt làm giảm năng suất và chất lượng thương phẩm.
Bên cạnh, về kỹ thuật nuôi cá của một số hộ nuôi tự phát chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa tìm được cách phòng trị kịp thời. Trong khi đó, dòng nước trên sông lại luôn thay đổi, nên việc phòng trị cho cá hiệu quả không cao, tốn kém do nồng độ thuốc giảm và thời gian cá tiếp xúc với thuốc ít. Sau một đợt nuôi cá, mặc dù bà con đầu tư cao nhưng hiệu quả thu lại vẫn thấp.
Phương pháp này đòi hỏi người dân cần quan sát nhiều hơn đến vùng nuôi thả của mình, nhưng sẽ tiết kiệm được chi phí rất nhiều đặc biệt là các khoản phí về xử lý ao hồ nếu biết áp dụng đúng cách.
-> Đặt mua lưới mùng tại đây.
Công ty TNHH TM-SX-TH Trần Gia với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất và phân phối các sản phẩm lưới nông nghiệp sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của bạn về phương pháp trồng trọt tiên tiến này. Mọi thông tin về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ với công ty Trần Gia chúng tôi tại:
Địa chỉ: 47 đường 17 khu phố 5 phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0961 470 670
Email: [email protected]
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!