Tản nhiệt nước Laptop từ điều không thể thành có thể

Nhắc đến tản nhiệt nước laptop chắc chắn sẽ không có ít người bỡ ngỡ. Bởi hầu như cho tới thời điểm hiện tại ở thị trường Việt Nam theo như Spa Laptop tìm hiểu vẫn chưa có sản phẩm nào phục vụ cho điều này.

Không khó để đi tìm lời giải thích, vì sao các ông lớn lại không tham gia vào cuộc đua làm tản nhiệt nước cho các máy tính xách tay.

Do chi phí độn lên là khá cao và khá là khó thực hiện từ khâu chuẩn bị và lắp ráp, còn nữa là thị trường hầu như chưa thiết nhất tới bộ tản nhiệt nước laptop này.

Nhưng bài viết này không nói về việc chúng ta không thể làm được. Mà là với một cách đặc biệt hơn để có thể làm ra được tản nhiệt nước cho chính chiếc laptop của bạn, bằng chính những ví dụ thực tế.

Tản nhiệt nước laptop là gì?

tản nhiệt nước cho laptop

Tất nhiên chiếc khi đi vào vấn đề, ta cũng nói sơ qua về cơ chế làm mát bằng tản nhiệt nước cho laptop so với tản nhiệt khí nhé.

Khi nhắc tới làm mát cho laptop thường được nghe và biết tới nhiều tới đế tản nhiệt laptop. Nhưng với tản nhiệt nước laptop thì có tới 2 dạng

  • Bộ lọc tách biệt không được đặt ngay bên trong bo mạch chủ và
  • Thiết kế bộc lọc làm mát bằng nước rời bên ngoài.

(Bài viết này mình sẽ đề cập tới cả 2 cái trên)

Chi tiết hơn về tản nhiệt nước là gì? Thì đó chính là một hệ thống được sáng tạo để giúp laptop thoát nhiệt tốn hơn so với việc dùng tản nhiệt khí thông thường.

Ứng dụng này được thấy rất nhiều ở các máy PC, khi các ống dẫn nước vừa làm mát, lại vừa có những tạo hình LED đầy độc đáo và ấn tượng.

Nói nôm na thì đây cũng được xem là một trong những cách độ máy tính của game thủ.

chế tản nhiệt nước cho laptop

Nhưng thực tế phương pháp làm mát laptop bằng nước này trước khi bắt tay vào làm. Bản thân bạn phải cân nhắc, liệu có thực sự cần thiết hay chưa?

Tại vì sao mình nói như vậy

Tản nhiệt nước thường dành cho những tín đồ ép xung, hay nói cách khác là làm những công việc đòi hỏi Laptop làm việc trên công suất bình thường.

Nếu bạn là một trong những người có nhu cầu như vậy, hãy nên suy nghĩ tới giải pháp tự chế tản nhiệt nước cho laptop của mình.

Mà có một sự thật bạn phải chấp nhận nó không dễ, đòi hỏi sự kiên nhẫn đó nhé!

Còn bây giờ bạn đã xác định rồi thì cùng Spa Laptop bắt đầu tới phần tiếp theo thôi.

Những sáng tạo về tản nhiệt nước cho laptop

Sẽ không thể tìm được bộ làm mát bằng nước cho laptop nào? Ngoại trừ khám phá và tự mày mò ra từ chính những người tiền nhiệm.

Bản thân mình cũng vậy, tham khảo một bài viết từ tinhte và các nguồn khác. Để có thể tin gọn lại và mang đến đây cho bạn cùng tìm hiểu.

1/ Tản nhiệt nước Laptop từ member tinhte

Trên hình là bộ tản nước, có cả quạt tản nhiệt và máy bơm nằm bên trong.

Cho bạn nào chưa biết, thì máy bơm sẽ đẩy nước từ khoan chứa nước qua đường ống như hình dưới.

laptop tản nhiệt nước

Sau đó nước sẽ qua Block bên trong Laptop và vòng trở về Rad tản nhiệt. Sau đó quạt mát có nhiệm vụ làm mát nước, và đưa nước được làm mát quay về lại khoan chứa.

Và lặp đi lặp lại thành một vòng lặp, bên trên còn có cả một bộ phận đo nhiệt độ và công tắc máy bơm bạn ấy tích hợp sẳn.

-> Tất nhiên để tạo ra một sản phẩm chỉn chu tới được như vậy phải trải qua rất nhiều lần test, cũng như một rắc rối khi dùng hình thức tản nhiệt này đó chính là thay nước cho tản nhiệt nước. Nên hãy suy nghĩ thật cứ trước bắt tay vào việc bạn nhé. (Vì vậy cho tới thời điểm hiện tại thì mình thấy đế tản nhiệt laptop vẫn là đề xuất ổn áp nhất)

Tất cả là tự tay sáng tạo !!!

Đáng gờm ở chỗ, sự thay đổi nhiệt độ đi từ 88 độ của GPU khi vận hành ứng dụng, từ thời điểm bật chiếc để tản nhiệt nước laptop(mình ví cái bộ làm nước như một chiếc đế tản) đã giảm xuống còn 45 độ và rất nhanh.

Cho những ai khi nhìn vào mức giảm nhiệt độ này chưa nhận ra được tầm quan trọng của nó, thì có thể xem bài viết của mình “Nhiệt độ laptop bao nhiêu là bình thường” để rõ hơn về những con số này nhé.

làm mát laptop bằng nước

Một sáng tạo tự làm tản nhiệt nước rất hay của anh Vũ Dũng Nguyễn.

2/ Tản nhiệt nước Laptop từ Asetek

Bây giờ bạn sẽ được nghe tới là một công nghệ thực sự. Nó cũng là nằm dưới đáy laptop nhưng không phải bên ngoài như đế tản nhiệt nước cho laptop mà là nằm ngay bên trong bo mạch.

Đúng vậy! Bạn không nghe nhầm đâu, đây thực sự là một công nghệ của hãng Asetek.

Nó được ứng dụng cho cả PC và Laptop với tên gọi tản nhiệt nước SFF (Slim From Factor) cho laptop.

Giải pháp tản nhiệt cho laptop này, ra đời phục vụ cho đông đảo nhu cầu người dùng, nhưng lại không hề ngốn hiệu năng là một điểm mạnh được nhà sản xuất tích hợp vào trong máy laptop.

đế tản nhiệt nước

Tất nhiên không thể nói xuông!!!

Asetek đã cho ra hẳn video về công nghệ trên được tích hợp cho laptop Alienware M18x.

Trải nghiệm này được ứng dụng khi máy đã ép xung từ 3.5 GHZ lên 4.4 GHZ từ 680 MHZ lên 800 MHZ. Ngoài ra còn được test trên 3DMark Vantage thấy rõ hiệu suất tăng 23%. Nhưng bù lại là không hề độ ồn do máy phải gồng mình tản nhiệt. Thay vào đó là vận hành mượt mà đến từ bộ tản nhiệt nước cho laptop.

đế tản nhiệt nước cho laptop

Qua 2 minh chứng trên, có thể tháy một tương lai gần trong thế hệ công nghệ tản nhiệt nước laptop. Nhưng tính tới thời điểm hiện tại, rõ ràng nó chỉ dành cho những máy có cấu hình thực sự khủng và nếu muốn sở hữu

  1. Phải bỏ công
  2. Chi phí khá đắt đỏ cho công nghệ mới
  3. Khan hiếm và chỉ có ở thị trường nước ngoài.

Giải pháp tạm thời theo mình vẫn là tìm những cửa hàng bán chiếc đế tản nhiệt Laptop hay chiếc giá đỡ cho hiện tượng nóng máy này. Đồng thời kiểm soát việc làm việc/chơi game đúng theo nhu cầu, hiệu suất của chiếc laptop mà bạn đang sở hữu.

♥♥♥

Vừa rồi là những thông tin mình đã tổng hợp, để cho bạn thấy một công nghệ tản nhiệt nước cho laptop đã và đang gần chúng ta hơn bao giờ hết.

Rõ ràng khó tránh khỏi những vấn đề và những hạn chế. Nhưng rất hi vọng trong tương lai sẽ là một bước tiến bùng nổ cho những công nghệ như thế này. Từ một thứ bất khả thi thành một thứ khả thi và thông dụng hơn, phục vụ cho trải nghiệm của người dùng.

Cảm ơn bạn đã đọc đến hết bài viết của Spa Laptop! Cùng theo dõi và đón chờ những chủ đề mới tại website của mình nha.