Chắc chắn cách làm mứt cóc non dẻo, chua cay đủ vị trong công thức này sẽ giúp bạn làm thành công với mẻ mứt siêu ngon để chiêu đãi cả nhà đấy. Cùng Dạy Làm Bánh Á Âu (DLBAAu) vào bếp ngay nhé, bởi bạn chỉ cần chuẩn bị vài nguyên liệu đơn giản và làm theo hướng dẫn siêu dễ dưới đây là sẽ thành công ngay từ lần trổ tài đầu tiên.
Mứt cóc chua chua ngọt ngọt gây thương nhớ (Ảnh: Internet)
Cóc không chỉ là loại trái quen thuộc với các tín đồ ăn vặt mà còn có thể chế biến thành món mứt ngon không thể chối từ. Nếu tết này bạn chưa biết nên làm món gì để thay đổi khẩu vị cho cả nhà hoặc bạn muốn thay đổi những món mứt quen thuộc thì đừng ngại ngần vào bếp với cách làm mứt cóc non dẻo, chua cay đủ vị ngay nhé. Mứt cóc sau khi làm sẽ có hương thơm nức mũi, vị chua cay vô cùng lạ miệng và hấp dẫn khiến bạn không thể chối từ.
Giá trị dinh dưỡng của trái cóc
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong 100gr cóc có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao, bao gồm: 0.88gr protein, 0.3mg sắt, 0.27gr chất béo, 80gr nước, 2.2gr chất xơ, 5.95gr đường, 67mg phốt pho, 36mg vitamin C, 10gr carbohydrate, 250mg kali, 3mg natri. Nhờ vậy, trái cóc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người, cụ thể như sau:
Ngoài ra, trong y học trái cóc còn được sử dụng để điều trị xuất huyết, tiêu chảy, bỏng, đục thủy tinh thể, nhiễm trùng miệng, sốt, viêm mắt… cùng nhiều bệnh khác.
Trái cóc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (Ảnh: Internet)
Cách làm mứt cóc ngon, đơn giản tại nhà
Mứt cóc sấy khô
Nguyên liệu
Cách làm mứt cóc sấy khô
Gọt sạch vỏ cóc, thái lát vừa ăn. Cóc gọt vỏ xong cần được ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ nhựa, giúp thành phẩm đẹp và bảo quản được lâu hơn.
Cho vôi tôi vào nước lạnh, để yên từ 15 – 20 phút để vôi tan ra, gạt lấy phần nước trong bên trên và cho cóc vào ngâm từ 1 – 2 giờ.
Chần sơ cóc trong nước sôi khoảng 2 – 3 phút rồi vớt ra cho vào thau nước lạnh để giảm nhiệt độ, tránh cho cóc không bị chín và giữ được màu sắc, cấu trúc như ban đầu.
Trộn cóc với đường, ngâm từ 5 – 6 giờ. Thời gian này nên cho cóc vào ngăn mát tủ lạnh.
Hết thời gian, lấy cóc xếp lên khay cho ráo nước đường. Tiếp theo, cho cóc vào máy sấy lạnh và tiến hành sấy cóc đến khi mứt khô dẻo như mong muốn.
Gọt sạch vỏ cóc trước khi làm mứt (Ảnh: Internet)
Mứt cóc chua cay
Nguyên liệu
Cách làm mứt cóc chua cay
Cho vôi vào trong nước lạnh, để 15 – 20 phút đến khi vôi tan và lắng xuống. Lọc lấy phần nước vôi trong bên trên, đổ phần cặn đi.
Gừng cạo bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái thành từng sợi. Cóc bỏ vỏ, dùng dao tách thành từng miếng vừa miệng.
Ngâm phần cóc vừa làm vào chậu chứa nước vôi từ trước, ngâm cóc khoảng 5 – 6 giờ. Sau đó, vớt cóc ra rửa thật sạch với nước lạnh, để ráo.
Đổ cóc vào nồi sạch, cho đường vào sóc đều với cóc. Ngâm cóc với đường từ 5 – 6 tiếng. Tùy theo sở thích mà bạn có thể điều chỉnh lượng đường cho phù hợp.
Cho nồi hoặc chảo đáy dày lên bếp, vặn nhỏ lửa rồi đổ cóc đã ngâm đường vào. Bỏ thêm nhánh gừng để mứt có hương vị thơm ngon hơn, thêm bột ớt.
Đợi cóc sôi lên, dùng đũa gỗ lớn để đảo đều sao cho hỗn hợp không bị cháy đường. Đun đến khi thấy nước đường chuyển sang màu vàng cánh gián và sệt lại thì tắt bếp rồi để nguội trong khoảng 2 tiếng.
Mứt cóc chua cay dẻo thơm (Ảnh: Internet)
Mứt cóc non không cần vôi
Nguyên liệu
Cách làm mứt cóc không cần vôi
Loại bỏ cuống và hạt cóc, gọt vỏ, chẻ trái cóc ra làm 8 miếng (đường chẻ ôm sát vào múi cóc, nhẹ nhàng đẩy từng múi ra thật khéo để không làm gãy). Tiếp theo, thái cóc thành lát dày 2mm.
Hòa tan nước và muối, cho cóc vào ngâm 30 phút rồi vớt ra, xả với nước lạnh, để ráo.
Trộn đều cóc với đường và ớt bột. Ở bước này bạn có thể gia giảm lượng ớt và đường tùy theo khẩu vị của mình. Đợi đường tan, trộn cóc kỹ lại một lần nữa.
Sên mứt cóc trong chảo lớn, đáy dày đến khi đường keo lại thành sợi thì gỡ rời mứt, xếp lên thành chảo. Đợi chảo nguội rồi gỡ mứt ra là hoàn thành.
Không cần vôi vẫn có thể làm được mứt cóc ngon đúng điệu (Ảnh: Internet)
Mứt ô mai cóc
Nguyên liệu
Cách làm mứt ô mai cóc
Ngâm vôi trong nước lạnh 15 phút, gạn lấy phần nước trong ở bên trên.
Gọt vỏ cóc, rửa sạch rồi cho cóc vào nước vôi trong 5 giờ. Sau đó, rửa cóc với nước nhiều lần cho sạch, để ráo.
Ướp cóc với đường khoảng 5 giờ cho đường thấm đều vào cóc.
Rim mứt cóc trên lửa nhỏ, vớt bọt, thỉnh thoảng đảo đều tay. Đợi nước đường kẹo lại thì cho gừng và vỏ quýt thái sợ vào, thêm một chút muối, đảo nhẹ.
Mang mứt đi sấy ở 100 độ C trong 3 giờ hoặc phơi nắng để mứt ráo lại là có thể thưởng thức.
Mứt ô mai cóc ngon không cưỡng lại được (Ảnh: Internet)
Mứt Cóc Dẻo Chua Ngọt
Nguyên liệu
Cách làm mứt cóc dẻo chua ngọt
Hoàn tan 10gr muối với 1 tô nước, dùng tăm đâm nhẹ quanh từng trái cóc rồi cho vào tô nước muối ngâm 15 – 20 phút.
Hòa vôi với nước, đợi vôi lắng xuống, lọc lấy phần nước trong. Tiếp theo, cho cóc vào nước vôi ngâm tối thiểu 6 tiếng hoặc để qua đêm rồi rửa với nước cho thật sạch.
Bắc nồi lên bếp, đổ nước vào nấu thật sôi, cho cóc vào nồi chần khoảng 3 – 4 phút, vớt ra, rửa cóc với nước, để ráo.
Ướp cóc với đường, để qua một đêm cho đường tan hết và ngấm vào cóc.
Đổ cóc và đường vào chảo, đun sôi rồi hạ nhỏ lửa, thỉnh thoảng đảo nhẹ tay. Vắt lấy nước cốt của trái chanh, cho vào chảo mứt sên cùng đến khi cóc chuyển sang màu hơi đỏ, nước đường có màu vàng cánh gián đẹp mắt thì tắt bếp. Lưu ý: Không sên quá lâu vì mứt sẽ có vị đắng.
Phơi nắng mứt hoặc cho mứt vào lò nướng sấy ở 100 độ C trong 2 ngày sẽ thu được thành phẩm cuối cùng.
Sên mứt đến khi cóc hơi chuyển sang màu đỏ và đường kẹo lại (Ảnh: Internet)
Lưu ý trong công thức làm mứt cóc
Cách chọn cóc ngon
Muốn mứt ngon bạn phải biết cách chọn cóc. Bạn có thể dùng cóc thường hoặc cóc bao tử để làm mứt đều được nhưng mứt bao tử đỡ chua và giòn hơn cóc thường. Bạn nên chọn những trái cóc có màu xanh đậm và không lấy trái chín vàng vì hương vị của cóc sẽ không ngon.
Ngâm và sên mứt cóc
Ngâm càng lâu cóc sẽ càng thấm đường và trở nên dẻo, màu sắc cũng bắt mắt hơn.
Chỉ sên mứt trên lửa nhỏ, đảo liên tục để đảm bảo không xảy ra tình trạng mứt bị cháy hoặc sít nồi.
Cách bảo quản mứt cóc
Mứt cóc sau khi làm xong tốt nhất là cho vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp và để ở nơi thoáng mát, khô ráo. Tránh để mứt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Phương pháp bảo quản này cũng có thể áp dụng cho nhiều loại mứt khác.
Cho mứt cóc vào lọ để bảo quản là tốt nhất (Ảnh: Internet)
Trên đây là những chia sẻ của DLBAAu về các cách làm mứt cóc với hương vị đa dạng, bạn hãy lưu lại để áp dụng khi cần thiết nhé, nhất là trong thời điểm Tết đang đến gần như thế này. Chúc các bạn thành công và có được thành phẩm ưng ý!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!