Mứt chanh dây chua chua ngọt ngọt, thơm ngon là một món mứt được nhiều gia đình yêu thích. Một cốc nước chanh dây dinh dưỡng chứa nhiều axit amin như: threonine, tyrosine, proline, glycine, leucine, arginine, valine… giúp phục hồi sức khỏe sau suy nhược chắc hẳn là lựa chọn của nhiều gia đình. Nếu bạn cũng yêu thích món mứt ngon miệng này, đừng bỏ qua bài viết ngay sau đây bạn nhé!
1. Nguyên liệu làm mứt từ chanh dây
– Chanh dây: 1kg
– Đường cát trắng: 800gr
Xem thêm: Hướng dẫn cách làm mứt rau câu giòn ngon, dẻo dai hấp dẫn tại nhà
2. Cách làm mứt chanh dây
Bước 1: Sơ chế chanh dây
– Chanh dây mua về rửa thật sạch với nước để loại bỏ hết bụi đất, các chất bẩn bám ngoài vỏ để tránh bị dính bẩn trong quá trình lấy ruột chanh dây.
– Rửa xong thì cho chanh dây ra rổ, để cho ráo hết nước.
– Dùng một con dao sắc để bổ đôi quả chanh dây ra, lấy muỗng vớt hết phần ruột chanh dây ra một chiếc bát lớn. Làm lần lượt cho đến khi hết số chanh dây đã chuẩn bị.
– Phần vỏ tím của chanh dây bạn rửa sạch, bỏ qua một bên để làm mứt vỏ chanh dây sợi (Nếu thích)
– Cho hết phần ruột chanh dây vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Bạn có thể lọc hỗn hợp qua rây để loại bỏ phần bã.
Bước 2: Nấu nước chanh dây
– Tiếp tục cách làm mứt chanh dây, bạn bắc một chiếc nồi lên bếp, cho toàn bộ nước ép chanh dây vào và đun đến khi sôi lăn tăn thì tắt bếp và để nguội. Mục đích của việc này là giúp cho mùi vị của chanh dây được thơm hơn, đậm đà hơn.
– Tỷ lệ để nấu nước cốt chanh dây là 1:1, tức là 1kg cốt chanh dây tươi sẽ tương ứng với 1kg đường trắng.
– Tuy nhiên ở công thức này sử dụng 1kg chanh dây tươi còn nguyên vỏ nên lượng đường cát trắng sử dụng để nấu nước cốt chỉ là 800gram. Lượng đường này vừa đủ để đảm bảo cân bằng đường vị chua ngọt của mứt chanh dây.
– Nếu bạn thích ăn chua hơn hay ngọt hơn thì cũng có thể tăng hoặc giảm một chút lượng đường cho phù hợp với khẩu vị.
Bước 3: Nấu mứt
– Tiến hành nấu mứt, bạn cho một chiếc nồi lên bếp, đổ phần nước cốt chanh dây và đường vào nồi để nấu chung.
– Điều chỉnh lửa ở mức vừa, dùng muỗng hoặc đũa khuấy đều tay cho đường tan hết.
– Khi mứt chanh dây sôi, bạn dùng muỗng để vớt phần bọt có trong nồi để mứt thành phẩm được trong và ngon hơn.
– Đợi đến khi mứt hơi dệt lại thì tắt bếp và để nguội.
Thành phẩm mứt sau khi hoàn thành có màu vàng bắt mắt, độ sệt vừa phải. Mứt có mùi thơm đặc trưng của chanh dây, khi ăn thì vị chua và vị ngọt hài hòa, không bị quá gắt. Mứt chanh leo nguội hoàn toàn, bạn cho vào một chiếc lọ thủy tinh, đậy kín nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
3. Cách chọn chanh dây chất lượng để làm mứt
– Cũng giống như rất nhiều loại mứt khác, việc lựa chọn nguyên liệu để làm mứt chanh dây là vô cùng quan trọng, quyết định phần lớn đến chất lượng của món mứt.
– Chanh dây để làm mứt nên chọn những quả vỏ tươi, bóng, không sần sùi và có màu tím đỏ để ngọt và thơm hơn.
– Kích thước chanh dây không quá quan trọng trong việc chọn để làm mứt nhưng nếu được, các bạn nên chọn những quả to hơn và sẫm màu hơn. Những quả như vậy thường là quả già và nhiều ruột.
– Những quả chanh dây chất lượng khi ngửi có mùi thơm đặc trưng ngay từ phần vỏ. Nếu ngửi thấy mùi chua hoặc mùi lạ thì không nên mua vì đây là những quả đã bị hỏng, không còn tươi ngon.
– Ngoài ra, bạn cũng có thể cảm nhận bằng tay khi cầm chanh dây lên. Chanh dây cầm lên thấy nặng tay thì đó có thể là những quả nhiều ruột và việc vỏ ngoài của chanh dây xuất hiện một vài vết nhăn thì cũng không có ảnh hưởng đến hương vị của chanh dây.
Với cách làm mứt chanh dây chua chua ngọt ngọt, thơm ngon trên đây, chúc bạn thực hiện thành công và có những trải nghiệm ngon miệng bên gia đình bạn bè.
Siêu thị điện máy HC sưu tầm
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!