Cách làm muối vừng, muối lạc vừng có thể được áp dụng để tạo thành món chấm rau củ, ăn với cơm, xôi hoặc sử dụng như một loại gia vị bình dân. Để làm muối vừng, bạn hãy thực hiện theo cách bước của kênh cẩm nang đời sống gia đình ameovat.com như sau.
Chuẩn bị nguyên liệu làm muối vừng gồm có:
Vừng trắng: 100 gram
Lạc nhân: 200 gram
Muối hạt tinh (có thể là muối i ốt): 70 gram
Cách làm muối vừng ngon như sau:
Bước 1: Rang chín nguyên liệu
Vừng trắng: Nhặt sạch sạn, xoa vừng cho bay hết bụi bẩn bám trên bề mặt. Tiếp theo, bạn cho vừng vào chảo khô nóng và rang đều tay.
Vì hạt vừng rất nhanh chín nên bạn cần rang với mức lửa nhỏ. Đảo đều tay tới khi nghe tiếng hạt vừng lách tách đều, có mùi thơm là được.
Lạc nhân: Tương tự như vừng, bạn cho lạc vào chảo và rang chín thơm. Rang xong, bạn trút lại vào một chiếc khăn khô và ủ lạc khoảng 20 phút cho lạc giòn.
Sau thời gian ủ lạc, bạn cho lạc ra một chiếc khay hoặc rổ sau đó chà sạch vỏ. Chà xong, bạn để lạc riêng ra một chiếc bát.
Muối tinh: Rang lạc và rang vừng xong, bạn tiến hành đến khâu rang muối. Cho muối vào chảo đảo đều tay cho đến khi hạt muối vàng, khô lại là được.
Bước 2: Giã muối vừng
Giã lạc vừng: Cho lạc vào cối giã. Với món muối vừng này, bạn không nên dùng máy xay mà chỉ dùng tay giã để đảm bảo hạt lạc không bị nát.
Giã đều tay, không quá mạnh cho đến khi hạt lạc dập đôi. Lúc này, bạn trút phần vừng vào giã chung. Giã đến khi hạt hạt vừng vỡ đều, hạt lạc vỡ làm 4 – 5 phần là được.
Giã vừng và lạc xong, bạn tiếp tục giã đến muối. Trút phần lạc và phần vừng riêng ra bát, dùng cối vừa giã để giã muối. Đầm chày đều tay cho tới khi muối mịn là được.
Vừng, lạc và muối khi giã xong, bạn cho trộn đều lại với nhau. Lưu ý khi trộn muối nên trộn từ từ để tránh bị mặn quá. Trộn xong là bạn có thể dùng được luôn món muối vừng.
Lưu ý khi làm muối vừng, lạc
Rang nguyên liệu: Nguyên liệu khi rang bao gồm vừng, lạc bạn cần phải rang chín tới. Riêng với muối, bạn cần rang vàng để đảm bảo trong muối không còn nước.
Độ khô của muối vừng, lạc: Muối vừng lạc cần đạt được độ khô tuyệt đối để đảm bảo muối không bị mốc, hỏng, chảy nước khi bảo quản. Tốt nhất sau khi hoàn thiện công đoạn giã và trộn, bạn nên cho muối vừng vào đảo khoảng 3 – 5 phút nữa cho muối khô hẳn.
Bảo quản muối vừng lạc: Nên bảo quản muối vừng ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng hay côn trùng. Nếu bạn bảo quản muối ở trong ngăn mát tủ lạnh thì có thể để được lâu hơn.
Các món ăn ngon kết hợp với muối vừng
Muối vừng có thể kết hợp với rất nhiều món ăn ngon, trong đó hợp nhất là các món:
Cơm nguội: Trộn đều cơm nguội với muối vừng rồi thưởng thức. Bạn có thể “chan” thêm với một ít nước canh hoặc nước trắng để ăn cùng món cơm này.
Rau củ luộc: Thay vì chấm nước mắm, bột canh… thì bạn có thể dọn một bát muối vừng nhỏ để chấm.
Xôi nóng: Các món xôi lạc, xôi trắng, xôi đỗ… nếu bạn không thích ăn kèm thịt, chả, ruốc… thì muối vừng sẽ là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.
Muối vừng, muối lạc là món ăn tuy dân dã nhưng lại khá ngon miệng. Đặc biệt, nó là món ăn “chống cháy” trong những bữa lửng hoặc khi bạn là người chay trường. Bởi thế, bạn đừng bỏ qua cách làm muối vừng, muối lạc trong sổ tay nấu ăn của mình nhé.
Chuyên mục nội trợ nấu ăn ngon Ameovat.com chúc các bạn thực hiện thành công và thưởng thức ngon miệng nhé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!