Cách làm mùn hữu cơ đem đến giải pháp mới cho trồng trọt – Viện nghiên cứu sinh học ứng dụng

Cách làm mùn hữu cơ đem đến giải pháp mới cho lĩnh vực trồng trọt

Cách làm mùn hữu cơ hiện đã không còn xa lạ đối với nhiều bà con. Đây là giải pháp đem đến nhiều công dụng hữu ích đối với lĩnh vực trồng trọt. Tạo nguồn phân bón giàu dinh dưỡng, thúc đẩy sự phát triển và nâng cao năng suất cây trồng.

Tác dụng của mùn hữu cơ

Mùn cưa là loại vật liệu hữu cơ, nguồn gốc từ việc sản xuất, chế biến gỗ trong công nghiệp. Những phụ phẩm kích thước nhỏ vụn từ gỗ tưởng chừng chỉ là rác thải. Nhưng theo sự phát triển khoa học, người ta nhận thấy dùng mùn cưa có giá trị đối với cây trồng khi được ủ bằng phương pháp đúng đắn.

Cách làm mùn hữu cơ

Mùn hữu cơ đóng vai trò quan trọng ở lĩnh vực trồng trọt

Cách ủ phân hữu cơ từ mùn cưa tạo ra nguồn phân bón giúp cây trồng sinh trưởng tốt, khỏe mạnh. Đồng thời, cải tạo, duy trì độ phì nhiêu, tơi xốp và thoáng khí cho đất. Mùn hữu cơ phù hợp đối với mục đích trồng các loại nấm như nấm hương, nấm rơm, nấm linh chi, nấm mèo…

Cách làm mùn hữu cơ đem lại hiệu quả cao

Để áp dụng thành công cách làm mùn hữu cơ, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn sau đây.

Chuẩn bị nguyên liệu

Khối lượng nguyên liệu chuẩn bị ủ mùn hữu cơ cần khoảng 500-700kg. Nên làm ẩm trước khi ủ chừng 12 giờ đồng hồ giúp lượng nước thấm đều. Độ ẩm lý tưởng ở mức từ 60-65%. Để kiểm tra, bạn có thể nắm chặt nguyên liệu vào tay, nếu thất rỉ ra những vệt nước qua kẽ ngón tay là đạt chuẩn.

Bên cạnh mùn cưa, bạn cũng có thể bổ sung thêm một số xác, bã thực vật (rơm rạ, lá cây khô…) hoặc phân chuồng (phân trâu, bò, lợn, gà…). Nhằm gia tăng dinh dưỡng đối với thành phẩm phân hữu cơ.

Lên men ủ mùn hữu cơ

Lên men ủ mùn hữu cơ góp phần rút ngắn thời gian, gia tăng chất lượng

Lên men ủ phân

Cách làm mùn hữu cơ cần kết hợp thêm loại men ủ vi sinh. Cứ 1-2 tấn nguyên liệu tươi trở lên, cần dùng 1kg men ủ vi sinh cao cấp. Mục đích nhanh chóng làm phân hoai mục, kích thích vi sinh vật có lợi, loại bỏ các yếu tố bất lợi. Từ đó, tăng cường chất lượng với nhiều lợi ích khi sử dụng.

Tạo đống ủ

Để mùn hữu cơ thành phẩm đúng tiêu chuẩn, quá trình thực hiện bạn hãy rải đều các nguyên liệu theo từng lớp đan xen. Độ dày của mỗi lớp khoảng từ 10-20cm, giữa các lớp có thể dùng men ủ trộn với cám gạo rải lên.

Chiều cao của đống ủ từ 70-80cm trở lên. Dùng bạt che đậy kín đống ủ để vi sinh vật gây hại và thời tiết xấu không có cơ hội xâm nhập.

Đảo đống ủ

Các vi sinh vật sẽ hoạt động liên tục ở quá trình ủ phân làm nhiệt độ đống ủ gia tăng nhanh chóng. Thông thường, sau 2 ngày, đống ủ mùn đã có thể lên đến 60 độ C. Nếu thấy nhiệt độ bên ngoài cao hơn, bạn cần đảo trộn đống ủ để tạo độ thông thoáng cần thiết.

Kết thúc phương pháp ủ mùn hữu cơ

Quy trình ủ phân hữu cơ kéo dài khoảng từ 30-40 ngày. Suốt thời gian đó nên đảo trộn đống ủ 2-3 lần. Sự đổi màu nâu đen của nguyên liệu và không có mùi hôi thối là đạt hiệu quả, có thể đem đi bón trực tiếp cho cây trồng. Hoặc pha trộn thêm một số thành phần tùy theo nhu cầu sử dụng thực tế.

Hy vọng cách làm mùn hữu cơ theo chia sẻ trên đây đã phần nào hữu ích đối với bạn. Để được hỗ trợ chi tiết bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Bạn có thể liên hệ Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng . Bằng cách gọi đến số điện thoại (+84) 2422 118 008 – (+84) 962 567 869.

Tự hào là đơn vị chuyên về nghiên cứu, ứng dụng sinh học trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng luôn đưa ra giải pháp hữu ích nhất đến bà con.

Hiện VBio có cung cấp các loại chế phẩm sinh học như: Can chế phẩm EM1 dạng nước , Chế phẩm EM1 dạng bột, Mật rỉ đường, Dung dịch Nano Bạc diệt khuẩn, Chế phẩm PROTEASE (PAPAIN), Nấm đối kháng, Men ủ vi sinh BTV,….

Nấm đối kháng tricoderma

Nấm đối kháng trichoderma do VBio sản xuất

Chế phẩm EM gốc dạng bột

Chế phẩm EM gốc dạng bột VBio(loại 1Kg)

Chế phẩm EM1 (can 20 lít)

Chế phẩm EM1 (can 20 lít)

Để nhận được tư vấn hữu ích về các loại chế phẩm sinh học từ đội ngũ kỹ sư sinh học hàng đầu đừng chần chờ gì nữa mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.