Người tiêu dùng thông thường của truyện tranh (comic book) toàn thế giới thường không hay biết về những công việc xoay quanh quá trình sản xuất , quá trình làm ra một quyển truyện tranh của ngành giải trí mà họ yêu thích.
Ngoài nỗ lực và khối lượng công việc, duy chỉ việc đội ngũ cần thiết phải lớn nhỏ thế nào để hình thành ý tưởng cũng đủ đau đầu rồi. Hàng tá nhân sự xử lí những vai trò chuyên biệt từ tác giả cho tới người vẽ chì, lên mực, tô màu, đánh chữ và chỉnh sửa. Máy in thì cần thiết để phát hành các bản in và một mạng lưới phân phối cũng phả có để những quyển comic ấy được lên kệ các nhà sách địa phương.
Hoặc có thể loại comic được nói đến lại thuộc về một “giống” mới – webcomic – mà hầu như toàn bộ công đoạn đều được xử lý bởi một người.
Bài viết mang mục đích tóm gọn những phương pháp thường thấy của việc sáng tác comic, từ góc nhìn của chuyên gia lẫn cách những cách thức này được thu gọn khi áp dụng cho những dự án nhỏ hơn.
GIAI ĐOẠN 1: Ý TƯỞNG/ NỘI DUNG CHÍNH
– Đây là bước đi mở đầu của dự án. Để sáng tác ra một cuốn comic hay bạn cần phải bắt đầu với một ý tưởng hay.
– Nội dung trọng tâm của một cuốn comic có thể đến từ bất kì ai, nhưng thường thì nó được phát triển từ ý tưởng của tác giả hoặc người chỉnh sửa về một mạch truyện.
GIAI ĐOẠN 2: PHÁT TRIỂN CỐT TRUYỆN
– Nội dung cơ bản của cuốn comic được mở rộng bởi tác giả thành một bản phác thảo cốt truyện có thể dùng được.
– Toàn bộ những yếu tố của câu chuyện được sắp sếp cẩn trọng để tạo nhịp độ và sự phát triển nhân vật.
– Hãy xem đây là công đoạn dàn xếp câu chuyện sẽ được hé lộ ra sao.
GIAI ĐOẠN 3 của làm ra một quyển truyện tranh: KỊCH BẢN
– Tác giả, sử dụng bản phác thảo làm chỉ dẫn, viết thành một cái kịch bản cho cuốn comic.
– Có hai phương pháp thông dụng để tạo dựng kịch bản cho comic. Phương pháp của Marvel (phong cách cốt truyện) và phương pháp kịch bản hoàn chỉnh (còn gọi là “phong cách DC”). Tôi sẽ giải thích sự khác biệt của hai phương pháp sau.
– Ngoài thay đổi và chỉnh sửa, đây là cơ hội chính để tác giả ấn định câu chuyện của mình. Kịch bản chính là cái căn bản của mọi thứ theo sau.
– Trong một số trường hợp tác giả có thể lướt qua giai đoạn này và thay vào đó là đưa ra những điều cần chú ý trong cốt truyện cho họa sĩ để họ xây dựng cách thức kể chuyện bằng hình ảnh thông qua các khung tranh.
GIAI ĐOẠN 4: VẼ
-Từ giai đoạn viết kịch bản, nhiều họa sĩ sẽ tạo ra cuốn comic dựa trên kịch bản của tác giả.
– Bước đầu là vẽ chì, sau đó là lên mực và cuối cùng là tô màu cuốn truyện tranh comic.
– Những bước này đôi khi được thực hiện trên máy tính, toàn bộ hoặc một phần.
– Đội ngũ vẽ có thể rất lớn hoặc rất nhỏ. Trong vài trường hợp, một người duy nhất sẽ tự mình xử lý toàn bộ quá trình vẽ.
GIAI ĐOẠN 4A: VẼ CHÌ
– Người vẽ chì thường được xem là họa sĩ góp công hàng đầu trong việc xác định cuốn comic trông sẽ thế nào. Người này phác ra một bản vẽ nền để những người tiếp theo xây dựng lên.
– Anh ta hoặc cô ta bắt đầu bằng việc phác họa bố trí các khung tranh từ kịch bản của tác giả.
– Khi khung tranh đã được duyệt, người vẽ chì sẽ vẽ toàn bộ comic bằng chì.
– Một số người bỏ qua bước làm ra một quyển truyện tranh là sắp xếp khung tranh và đi thẳng vào việc trên từng trang.
– Sự có mặt của comic điện tử đem đến cho họa sĩ lựa chọn vẽ chì trên phần mềm như Photoshop.
GIAI ĐOẠN 4B: LÊN MỰC
– Người lên mực chịu trách nhiệm sử dụng bản vẽ chì làm mẫu để tạo ra bản viền mực của cuốn comic.
– Không chỉ đơn giản là viền theo đường chì, người lên mực đưa ra những lựa chọn đường chì nào là cần thiết cho sản phẩm hoàn chrnh và có thể sửa những lỗi nhỏ của giai đoạn vẽ chì.
– Người lên mực dùng nhiều kỹ thuật tinh tế để tạo hiệu ứng sáng tối cho bản comic.
– Một số họa sĩ bỏ qua hoàn toàn công đoạn vẽ chì mà vẽ bằng mực ngay.
GIAI ĐOẠN 4C: TÔ MÀU
– Bản đã lên viền mực sẽ được chuyển cho người tô màu để thêm màu sắc vào những hình vẽ trắng đen, họ hầu hết đều sử dụng máy tính để tô màu.
– Cái trọng tâm của giai đoạn này là màu sắc không được phá đi bản viền mà thay vào đó phải bổ sung và tô điểm cho nó.
– Cách làm ra một quyển truyện tranh trắng đen sẽ bỏ qua bước này.
GIAI ĐOẠN 5: VIẾT CHỮ
– Sau khi art của cuốn comic được hoàn thành, một người viết chữ sẽ đặt các bóng và ô thoại vào các khung tranh, sau đó soạn chữ.
– Từ giai đoạn sắp xếp khung hình trở về sau, việc chọn vị trí thích hợp cho các bóng và ô thoại được cân nhắc để chúng không làm xấu hay che mất art của comic.
-Người viết chữ thường sử dụng máy tính dù cũng có người lại viết tay.
GIAI ĐOẠN 6: CHỈNH SỬA
-Dù có hoạt động xuyên suốt quá trình sáng tác, ở công đoạn này người chỉnh sửa sẽ kiểm tra lần cuối cùng để sửa hoặc giải quyết bất kì vấn đề nội dung nào trước khi xuất bản.
– Comic điện tử hay webcomic có thể không cần một người chỉnh sửa hay phải in ấn gì. Bởi thế những giai đoạn sau đây có thể được gộp lại hoặc bỏ qua.
GIAI ĐOẠN 7: IN ẤN
– Nếu comic được bán theo cuốn, nó sẽ được giao nộp cho một người phụ trách in, nơi sẽ in ra một số lượng nhất định dựa trên lượng doanh thu ước tính.
– Quá trình này có thể mất vài tuần tùy theo độ lớn của đơn hàng.
– Nhiều nha in nhận những đơn đặt nhỏ. Comic tự xuất bản có thể được tài trợ thông qua việc tự góp vốn hoặc gây quỹ bằng những phương thức như Kickstarter.
-Nếu ngân sách để làm ra một quyển truyện tranh của bạn quá hạn hẹp bạn có thể photo comic của mình ở một công tuy chuyên dịch vụ in ấn, như FedEx chẳng hạn.
GIAI ĐOẠN 8: MARKETING
– Marketing là một quá trình tiếp diễn xuyên suốt các giai đoạn sản xuất comic
– Marketing có nhiều dạng: ấn bản cho các trang báo, quảng cáo (in ra và đăng trên web), gửi bản sao cho truyền thông và giới thiệu tại các sự kiện.
– Đối với một tác giả solo, marketing lại là một chuyện khác. Mạng xã hội có thể được dùng để xác định những độc giả tiềm năng cho comic của bạn. Nếu bạn chăm hoạt động trên web, dần dần sẽ thu hút được chú ý.
GIAI ĐOẠN 9: PHÂN PHỐI
– Khi đơn hàng đầu tiên của comic đã được tin xong, nó cần phải được đem ra thị trường bằng cách nào đó.
– Các nhà phân phối – dẫn đầu là Diamon Comics – có một mạng lưới chuyển giao những cuốn comic tới các cửa hàng địa phương ở khắp nước Mỹ ( cái dở là bạn phải bán cho nhanh)
– Có những phương thức khác trong việc làm ra một quyển truyện tranh để phân hối, như những buổi gặp mặt hoặc buôn bán trực tiếp trên mạng.
Phân biệt kịch bản hoàn chỉnh và kịch bản cốt truyện (phong cách Marvel.)
Có hai cách để tác giả chuẩn bị kịch bản để người vẽ chỉ sử dụng sáng tác. Cách thứ nhất, kịch bản hoàn chỉnh, chính là cách truyền thống mà nhiều người cho rằng các kịch bản phim và truyện hay sử dụng. Họ soạn ra toàn bộ diễn giải của từng hành động một cách đầy đủ chi tiết, thường được phân tích đến từng khung tranh. Đây là phong cách rất kỹ lưỡng của việc viết kịch bản, để lại rất ít sự mập mờ cho họa sĩ.
Kịch bản phong cách Marvel (hay kịch bản cốt truyện) được Stan Lee phát triển những năm 1960 cùng với những cộng tác viên của ông nhằm giúp các tác giả xử lí nhiều bộ comic cùng một lúc. Kịch bản chỉ chạm đến cái nhịp chung của cốt truyện và hành động, giao lại công đoạn chuyển thể sang hình ảnh trên trang giấy cho người vẽ chì. Sau khi bước vẽ đã hoàn tất, tác giả sẽ ấn định lời thoại và chữ trên các trang vẽ đã hoàn thành.
Nếu bạn mới hợp tác với họa sĩ lần đầu, hay đang lo lắng rằng hình ảnh trong đầu bạn có thể không được truyền tải như ý muốn nếu dùng kịch bản cốt truyện, hãy dùng kịch bản hoàn chỉnh. Nếu bạn đang vật lộn với nhiều dự án khác nhau, hoặc bạn tin tưởng khả năng kể chuyện của họa sĩ của bạn, hãy cân nhắc dùng kịch bản cốt truện. Cái quan trọng nhất trong việc làm ra một quyển truyện tranh là bạn chọn được một phong cách kịch bản có thể truyền tải hình chính xác ảnh trong đầu của bạn xuyên suốt quá trình phát triển.
Nguồn: Makingcomics
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!