8 cách giảm phù nề chân hiệu quả mà bạn có thể tham khảo

Cách giảm phù nề chân hiện đang được nhiều người quan tâm vì trạng phù nề ở bàn chân và mắt cá chân đang ngày càng phổ biến, nhất là ở những người lớn tuổi. Vậy có tình trạng uống thuốc bị phù nề chân hay không? Cách chữa phù nề chân hiệu quả là gì? Hãy cùng Docosan tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về phù chân

cách giảm phù nề chân
Tổng quan về phù chân

Sự gia tăng bất thường của dịch thoát ra khỏi lòng mạch máu và tích tụ ở mô kẽ chi dưới (ở mắt cá chân, bàn chân và cẳng chân gây sưng nề vùng da ở đó nhưng không kèm theo cảm giác đau) được gọi là tình trạng phù nề chân.

Phù nề chân có thể xảy ra ở cả hai chân, có thể bao gồm cả vùng bắp chân hoặc thậm chí phù lên tận trên đùi. Do tác động của trọng lực, khu vực phù nề dễ phát hiện nhất chính là phần dưới của cơ thể (cụ thể ở đây là chi dưới – 2 chân).

Nguyên nhân phù chân

cách giảm phù nề chân
Người cao tuổi dễ bị phù chân hơn bình thường

Phù chân và mắt cá chân thường xảy ra trên những người có đặc điểm sức khỏe sau đây:

  • Thừa cân
  • Có cục huyết khối bị tắc ở chân
  • Người cao tuổi
  • Đang có tình trạng nhiễm trùng ở chân
  • Hệ tĩnh mạch chi dưới không thể hồi lưu máu trở về tim hoàn toàn (được gọi là suy tĩnh mạch, thường là do bệnh lý giãn tĩnh mạch)
  • Chấn thương hoặc phẫu thuật chi dưới, bàn chân hoặc mắc cá chân cũng có thể gây phù nề chân sau 1 thời gian kể từ khi phẫu thuật. Phù chân cũng có thể xảy ra đối với những bệnh nhân phẫu thuật các bệnh ung thư ở vùng chậu.
  • Các chuyến bay dài hoặc ngồi ô tô đường dài, đứng 1 chỗ lâu dài, thường dẫn đến phù cẳng chân, mắt cá chân, bàn chân.
  • Phù nề chân cũng có thể xảy ra ở những phụ nữ dùng estrogen hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Đa số phụ nữ bị phù chân khi mang thai. Nếu tình trạng phù chân diễn tiến nhanh và nghiêm trọng, có thể là dấu hiệu gợi ý tiền sản giật, một tình trạng nghiêm trọng biểu hiện bởi phù chân, huyết áp cao và nguy hiểm tính mạng của thai phụ.
  • Phù chân cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý suy tim, suy thận, suy gan, chúng khiến cho dịch không giữ lại trong lòng mạch được mà thoát ra ngoài mô kẽ, và theo chiều của trọng lực mà tích tụ ở chân.

Một số loại thuốc cũng có thể khiến chân phù nề, bao gồm các loại sau đây:

  • Thuốc chống trầm cảm, bao gồm thuốc ức chế Monoamine Oxidase và thuốc ba vòng
  • Thuốc điều trị tăng huyết áp nhóm chẹn kênh canxi.
  • Hormone như estrogen và testosterone
  • Steroid

Cách giảm phù nề chân tại nhà

cách giảm phù nề chân
Kê cao chân là 1 cách giảm phù nề chân tại nhà

Một số mẹo tại nhà có thể giúp giảm phù nề chân bao gồm:

  • Kê chân trên gối để chúng cao hơn tim khi bạn nằm, dịch sẽ không ứ đọng ở chân nữa (theo chiều trọng lực).
  • Tập thể dục, đặc biệt chú trọng vào đôi chân (chạy bộ, nhảy dây, đi bộ) giúp bơm dịch từ mô kẽ chân trở về tim.
  • Áp dụng chế độ ăn ít muối, có thể làm giảm tích tụ dịch và gây phù nề.
  • Mang vớ hỗ trợ (có bán sẵn ở hầu hết các hiệu thuốc và cửa hàng cung cấp dụng cụ y tế).
  • Tránh ngồi lâu, hãy thường xuyên nghỉ giải lao để đứng lên và di chuyển xung quanh.
  • Hạn chế mặc quần áo bó sát hoặc quấn vòng quanh đùi.
  • Giảm cân nếu cần thiết.
  • Chú ý hỏi bác sĩ về tác dụng phụ có thể gây phù nề chân của các loại thuốc mà họ kê toa cho bạn trước khi sử dụng chúng.

Khi nào cần liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất

Gọi cấp cứu nếu:

  • Bạn cảm thấy khó thở.
  • Bạn bị đau ngực, đặc biệt là cảm giác như bị đè nén hoặc căng tức.

Khám bác sĩ ngay lập tức nếu:

  • Bạn mắc bệnh tim, bệnh thận và tình trạng phù nề ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
  • Bạn có từng mắc bệnh gan và bây giờ bị phù chân.
  • Bàn chân bị phù của bạn có ấm hoặc có màu đỏ khi ấn vào.
  • Bạn bị sốt.
  • Bạn đang mang thai và bị phù ngày càng nhiều hoặc đột ngột bị phù.
  • Đồng thời nên đi khám bác sĩ ngay nếu những cách giảm phù nề chân không đem lại hiệu quả hoặc tình trạng phù vẫn ngày càng tăng.

Chẩn đoán phù nề chân

Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử và khám sức khỏe toàn diện, đặc biệt chú ý đến các cơ quan như tim, phổi, bụng, hệ thống hạch bạch huyết, chân và bàn chân.

Họ có thể hỏi những câu hỏi như sau:

  • Những vị trí nào của cơ thể bị phù? Mắt cá chân, bàn chân hay cả chân? Trên đầu gối hay thấp hơn?
  • Phù bắt đầu khi nào, ngày càng nặng hơn vào buổi sáng hay buổi tối?
  • Bạn đã áp dụng những cách giảm phù nề chân nào, có hiệu quả không?
  • Tình trạng phù chân của bạn có trở nên tồi tệ hơn trước không?
  • Có từng bị huyết khối ở chân hoặc thuyên tắc phổi chưa?
  • Có từng mắc bệnh giãn tĩnh mạch?
  • Những triệu chứng khác đi kèm.

Các xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân phù chân có thể được đề nghị như sau:

  • Xét nghiệm máu
  • Chụp X-quang ngực thẳng hoặc chụp X-quang tứ chi
  • Siêu âm Doppler mạch máu để kiểm tra hệ tĩnh mạch chân của bạn
  • Điện tâm đồ (ECG)
  • Tổng phân tích nước tiểu

Kết luận

Điều trị phù nền chân sẽ tập trung chủ yếu vào nguyên nhân gây phù nề. Bác sĩ của bạn có thể kê đơn thuốc lợi tiểu để giảm phù, tuy nhiên những thuốc này có thể có tác dụng phụ. Vì thế bạn hoàn toàn có thể áp dụng những cách giảm phù nề chân tại nhà mà không liên quan đến tình trạng bệnh lý nghiêm trọng trước khi điều trị bằng việc uống thuốc kê toa của bác sĩ

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu về 8 cách giảm phù nề chân hiệu quả mà bạn có thể tham khảo tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.

Nguồn tham khảo: healthline.com, medlineplus.gov