Bánh trôi, bánh chay là hai loại bánh cổ truyền của người Việt Nam. Hai loại bánh này thường được dùng trong dịp Tết Hàn Thực (mùng 3 tháng 3 âm lịch) hàng năm, hay còn gọi là “ngày bánh trôi bánh chay”. Bài viết hôm nay chia sẻ với bạn cách làm bánh trôi, bánh chay ngũ sắc, đảm bảo món bánh của bạn sẽ trở nên vô cùng bắt mắt và ngon miệng.
Bánh trôi, bánh chay ngũ sắc được làm khéo léo tại nhà. Ảnh: Internet
Bánh trôi, bánh chay khá giống nhau về mặt hình thức, đều được làm bằng gạo nếp và được vo thành những viên tròn. Tuy nhiên, bánh trôi có nhân là đường phên và ăn kèm với dừa nạo, mè rang. Đối với bánh chay, nhân bánh sẽ là đậu xanh sên mềm và ăn với nước đường gừng.
Bài viết chia sẻ với bạn công thức làm nên hai loại bánh này. Ngoài ra, bánh sẽ được biến tấu thêm màu sắc để món ăn thêm hấp dẫn.
Nguyên liệu chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay ngũ sắc
- 500g bột nếp
- 30g lá dứa
- 2g hoa đậu biếc khô
- 2g hoa bụp giấm khô (atiso đỏ)
- 50g bí đỏ
- 100g mè trắng rang
- 50g đậu xanh không vỏ
- 30g dừa nạo
- 100g đường phên
- 10g gừng tươi thái sợi
- 30ml sữa đặc
Các bước thực hiện món bánh trôi, bánh chay ngũ sắc
Tạo màu cho vỏ bánh
- Màu vàng: chuẩn bị bí đỏ gọt vỏ, cắt nhỏ, luộc chín và xay nhuyễn với máy xay sinh tố (không cần lọc bỏ bã).
- Màu xanh lam: cho hoa đậu biếc khô ngâm với 85ml nước sôi để lấy màu.
- Màu xanh lá: rửa sạch lá dứa, cắt nhỏ và xay với 100ml nước. Sau đó, lọc hỗn hợp qua khăn để vắt lấy khoảng 85ml nước cốt lá dứa.
- Màu hồng: ngâm hoa bụp giấm cùng với 85ml nước sôi để ra nước cốt.
- Màu trắng: là màu tự nhiên của bột nếp.
Nhồi bột
Chia bột nếp thành 5 phần bằng nhau, hòa với các màu đã tạo ở bước trên vào. Tỉ lệ bột và nước màu là 100g bột nếp : 85ml màu.
Dùng tay nhào bột đều tay để hòa thành một khối mềm dẻo, cảm giác ướt nhưng không dính tay là đạt. Bọc kín từng khối bột với màng bọc thực phẩm/túi nilon để bột không bị khô và ủ khoảng 30 phút.
Chia bột ra các phần bằng nhau để tạo màu. Ảnh: Internet
Làm nhân bánh
Bánh trôi
Phần đường phên cắt thành những khối vuông khoảng 1 – 2 cm.
Bánh chay
Ngâm đậu xanh với nước từ 2 – 3 tiếng giúp đậu nhanh mềm hơn, cho nước vào nồi đậu sao cho ngập mặt đậu và nấu đậu với lửa nhỏ. Đun cho đến khi nước cạn là đậu chín.
Dùng muỗng tán nhuyễn đậu xanh, tiếp theo trộn vào 20g dừa nạo và 30g sữa đặc. Cho hỗn hợp đậu lên chảo chống dính và sên với lửa nhỏ cho đến khi đậu dẻo mịn và khô ráo. Tiếp đến, chia đậu thành những phần bằng nhau và vo tròn thành từng viên.
Vo đậu xanh thành những viên tròn để làm nhân bánh. Ảnh: Internet
Nặn bánh
Sử dụng phần bột đã nhồi chia thành từng phần nhỏ, mỗi phần là một viên bánh.
Đối với bánh trôi: bột bánh nặn thành viên có đường kính khoảng 2 cm. Các bạn ấn dẹp bánh trong lòng bàn tay và cho phần đường phên vào giữa. Khép kín miệng bột lại và vo thành hình tròn.
Đối với bánh chay: tương tự như cách tạo hình bánh trôi, nhưng bánh chay có đường kính khoảng 3 – 3,5 cm và nhân bánh là đậu xanh đã sên.
Các bước nặn bánh trôi, bánh chay ngũ sắc. Ảnh: Intenet
Luộc bánh và nấu nước đường
Chuẩn bị nồi khoảng 1,5 lít nước và 1 tô nước lạnh. Đun sôi nước với lửa to, khi nước sôi mạnh thì hạ lửa và thả bánh vào luộc.
Bánh nổi lên mặt nước là bánh đã chín, để bánh trong nồi luộc thêm 1 – 2 phút thì vớt bánh ra và cho vào tô nước lạnh để bánh không dính vào nhau. Bánh nguội bớt thì cho bánh ra đĩa.
Tận dụng nước luộc bánh để làm nước đường gừng ăn cùng với bánh chay. Nồi nước luộc bánh bạn cho thêm 50g đường và cho gừng sợi vào, đun đến khi nước đường chuyển màu vàng nhẹ thì tắt bếp.
Vớt bánh ra khi bánh đã chín. Ảnh: Internet
Yêu cầu thành phẩm
Bạn có hai cách dùng bánh khác nhau. Cách dùng bánh trôi, bạn chỉ cần rắc mè rang và dừa bào sợi lên mặt bánh là có thể thưởng thức. Và bánh chay sẽ ăn kèm với nước đường gừng.
Bánh trôi, bánh chay ngũ sắc có vỏ ngoài dẻo mịn, kết hợp với nhân đường thốt nốt ngọt lịm bên trong hay nhân đậu xanh béo bùi. Mùi thơm của mè rang hay độ ngậy của dừa khiến món ăn như tăng thêm phần hấp dẫn. Còn khi bạn dùng bánh chay với nước đường, bánh sẽ có thêm vị ấm của gừng.
Dùng bánh chay với nước đường gừng.
Một số mẹo vặt khi làm món bánh trôi, bánh chay ngũ sắc
- Khi nhồi bột, cho nước từ từ vào bột để có thể điều chỉnh vì lượng nước sẽ có thể thay đổi tùy thuộc vào độ hút nước của bột.
- Bạn hãy nắn bánh có kích thước vừa phải, nếu bánh quá to ăn sẽ mau ngán. Bên cạnh đó, cần miết phần vỏ và phần nhân bánh dính chặt vào nhau để lúc luộc bánh không bị vỡ.
- Ngoài các nguyên liệu trên, bạn có thể dùng các thực phẩm tạo màu khác như chanh dây (màu vàng), quả gấc (màu đỏ), bột trà xanh, màu củ dền,…
- Bạn nên tận dụng màu tự nhiên từ các loại rau củ quả để tốt cho sức khỏe thay vì dùng các ống màu thực phẩm.
Gói cẩn thận vỏ bánh và nhân bánh để khi luộc không bị nứt. Ảnh: Internet
Tuy cách thực hiện có nhiều công đoạn nhưng thành quả đạt được là những chiếc bánh vô cùng đẹp mắt và thơm ngon. Hãy cùng gia đình làm nên những chiếc bánh trôi, bánh chay ngũ sắc dâng cúng tổ tiên vào những ngày lễ truyền thống. Ngoài ra, bạn có thể xem thêm các công thức món ăn khác như: cách làm bánh ít trần nhân đậu xanh, cách làm bánh khoai mì hấp nước cốt dừa,…
Để có thêm thông tin chi tiết về khóa học Bánh Việt của Dạy Làm Bánh Á Âu, bạn hãy gọi đến số hotline 1800 6148 (miễn phí cước gọi) hoặc điền vào form đăng ký bên dưới để được tư vấn miễn phí.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!