Rượu hay còn gọi là ethanol, là một trong những thành phần chính có trong các loại đồ uống có cồn như bia, rượu. Để đo được nồng độ cồn cần phải dùng đến máy thổi nồng độ cồn. Nhưng vẫn có nhiều người thắc mắc về cách tính nồng độ cồn trong máu và không biết nó dựa trên những tiêu chuẩn nào. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, tham khảo ngay nhé!
Cách tính nồng độ cồn trong máu
Nồng độ cồn trong máu (BAC – Blood Alcohol Concentration) được tính toán dựa trên giới tính, số cân nặng, độ rượu và lượng rượu, bia uống vào. Nồng độ này tính trong quãng thời gian 30-70 phút sau khi uống rượu bia. Không có thực phẩm nào có thể giải được BAC, cách duy nhất là thời gian.
Cách tính nồng độ cồn trong máu
Nồng độ cồn trong máu được đo bằng độ “BAC” là viết tắt của cụm từ Blood Alcohol Concentration). Theo Alcohol, BAC có thể đo được trong vòng 30 – 70 phút sau khi uống rượu bia. Cách duy nhất để giải độ BAC là thời gian và không có loại thực phẩm nào có thể giải được.
Các bạn có thể tham khảo cách tính nồng độ cồn bằng công thức:
Nồng độ cồn trong máu: C = 1,056*A:(10W*R)
– Trong đó, A là số đvc uống vào, W là cân nặng, R là hằng số hấp thụ rượu theo giới tính (r = 0,7 với nam và r = 0,6 với nữ). – Ví dụ: Nam giới nặng 70 kg, uống 200 ml rượu 40 độ thì độ cồn trong máu là 0,136 g/100 ml, mất hơn 9 tiếng mới hết lượng cồn trong máu.
Với cách tính nồng độ cồn trong máu này, bạn chỉ cần dựa trên các yếu tố như giới tính, số cân nặng, độ rượu và thể tích uống vào. Độ rượu là đơn vị dùng để đo nồng độ rượu tính bằng số ml rượu nguyên chất có trong 100ml dung dịch (hỗn hợp rượu và nước). Nồng độ cồn càng cao thì trong rượu càng có chứa nhiều cồn và ngược lại.
Thời gian nồng độ cồn tồn tại trong cơ thể là bao lâu
Trên thực tế, việc dung nạp, chuyển hóa và thời gian đào thải hết chất cồn trong rượu bia ra ngoài còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng rượu, bia uống vào, trọng lượng cơ thể, các đặc điểm sinh học cơ thể, chức năng gan, tình trạng sức khỏe, uống lúc no hay lúc đói, uống nhâm nhi hay uống liên tục…
Thời gian nồng độ cồn tồn tại trong cơ thể là bao lâu
Đối với những người bình thường, khoảng 1 giờ sau khi uống rượu bia thì gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn (1 đvc tương đương với 220ml bia nồng độ cồn 5%, 100ml rượu vang nồng độ cồn 13,5%, 30ml rượu mạnh có nồng độ cồn 40%). Tuy nhiên, để đào thải hết hoàn toàn 1 đơn vị cồn trong cơ thể thì cần phải mất khoảng 1 – 2 giờ nữa.
Ngược lại, đối với những người có cơ chế chuyển hóa chậm hơn hoặc chức năng gan suy yếu thì việc đào thải cồn cũng sẽ diễn ra lâu hơn so với người bình thường. Còn nếu uống nhiều và uống liên tục thì lúc này khó có thể xác định được chính xác nồng độ cồn trong cơ thể nếu không xét nghiệm máu. Khi đó, lượng rượu bia mà gan không dung nạp kịp sẽ chuyển hóa thành chất độc ngấm vào máu và cơ thể.
Khi nào thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn trong máu
Việc xét nghiệm nồng độ cồn trong máu (BAC) sẽ được thực hiện trong một số trường hợp nhất định. Dưới đây là 2 lý do chính khiến người sử dụng rượu bia phải kiểm tra nồng trong máu, cụ thể là:
Về mặt pháp luật
Một trong những lý do liên quan đến pháp luật phổ biến nhất đó là việc vi phạm nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép của các tài xế lái xe. Khi cảnh sát giao thông thấy có dấu hiệu nghi ngờ người điều khiển phương tiện giao thông như ô tô, xe máy, xe đạp…có sử dụng rượu bia. Ngoài ra, xét nghiệm cách tính nồng độ cồn trong máu còn được thực hiện sau khi xảy ra tai nạn giao thông và cảnh sát điều tra sẽ kiểm tra xem gười điều khiển phương tiện có sử dụng rượu bia có uống bia rượu trước khi gây tai nạn cho người khác và để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thực hiện đo nồng độ cồn trong máu khi tham gia giao thông
Thông thường, người điều khiển phương tiện có thể được kiểm tra nồng độ cồn ngay tại chỗ bằng cách sử dụng máy đo nồng độ cồn. Trong trường hợp nếu người điều khiển phương tiện từ chối kiểm tra thổi vào máy đo nồng độ cồn, người đó có thể được yêu cầu xét nghiệm máu để đánh giá nồng độ.
Ngoài ra, việc xét nghiệm nồng độ cồn trong máu còn được thực hiện trong trường hợp gặp tai nạn lao động. Lúc này, người lao động gặp tai nạn sẽ được đưa đến các cơ sở y tế để kiểm tra xem có sử dụng rượu bia trước khi dẫn đến tai nạn không. Việc này nhằm mục đích giúp các công ty bảo hiểm thực hiện các điều kiện để người bị tai nạn lao động có thể hưởng bảo hiểm thân thể hoặc bảo hiểm nhân thọ.
Về lý do y tế
Việc xét nghiệm nồng độ cồn trong máu có thể sẽ gặp trong trường hợp bệnh nhân đang trong trạng thái bất tỉnh, đầu óc không tỉnh táo hoặc có dấu hiệu bị say rượu, ngộ độc rượu khi được đưa tới bệnh viện. Dựa trên mẫu xét nghiệm và cách tính nồng độ cồn trong máu, bác sĩ sẽ biết được nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng này có phải là do bệnh nhân có sử dụng rượu bia hay không. Từ đó, đưa ra những hướng xử lý hiệu quả và hợp lý. Trong trường hợp này, các bác sĩ thường kiểm tra nồng độ cồn bằng cách thổi vào máy đo nồng độ cồn, nhưng khi người bệnh bất tỉnh thì sẽ lấy máu để thay thế.
Với những chia sẻ về cách tính nồng độ cồn trong máu trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn và biết điều chỉnh lượng cồn nạp vào cơ thể để tránh gây những ảnh hưởng không nên.
Thủy Phan
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!