Cách huấn luyện gà rừng mồi là một trong những câu hỏi nhiều anh em đặt ra. Làm sao để có thể huấn luyện được một chú gà mồi ưng ý. Đòi hỏi người nuôi phải biết được cách chọn được một con gà mồi có tố chất đặc biệt. Cũng như người nuôi phải có được kinh nghiệm và kiến thức nuôi gà hiệu quả.
Dưới đây là bài biết giải đáp thắc mắc cho anh em về cách huấn luyện gà rừng mồi. Để có thể bẫy gà rừng thành công. Trước khi đi qua cách huấn luyện, chúng ta cùng nhau tìm hiểu cách chọn và nuôi gà rừng để làm gà mồi như thế nào nhé.
1. Huấn luyện gà rừng mồi nhằm mục đích bẫy gà
Gà rừng mồi thực chất là gà rừng thuần chủng. Chúng được bẫy và mang về nuôi. Được những người chăn nuôi huấn luyện trở thành gà mồi, gà dụ để bẫy những con gà rừng khác. Những con gà rừng này có tính hiếu chiến vô cùng cao.
Khi đặt các bẫy giò, những người thợ săn sẽ đạt gà rừng mồi ở giữa bẫy. Gà rừng mồi sẽ cất lên tiếng gáy và thu hút những con gà rừng khác tới. Những con gà mồi này chỉ gáy lên vài hồi, sau đó chúng sẽ im lặng để giữ sức.
Những người bẫy gà sẽ sử dụng âm thanh đã thu vào máy để hỗ trợ. Vì cần nhiều thời gian mới có thể bẫy được.
Trong tự nhiên thì gà rừng có ý thức lãnh thổ rất cao. Một khi phát hiện địa bàn của mình bị kẻ khác xâm nhập thì sẽ xù lông ra để đe dọa. Vì vậy khi mà bẫy gà cần phải lựa chọn đúng vào mùa sinh sản của chúng để có thể bẫy được nhiều gà nhất.
Những người thợ săn có cách huấn luyện gà rừng mồi đúng kỹ thuật. Chúng sẽ không bỏ chạy mà thay vào đó sẽ cất tiếng gáy để khiêu khích những con gà trong rừng. Những con bị khiêu khích sẽ háo chiến, lao vào đánh nhau với gà mồi và cuối cùng sẽ bị sập bẫy.
2. Cách chọn gà rừng mồi để huấn luyện
Không phải bất cứ con gà nào cũng có cách huấn luyện làm gà rừng mồi. Những con được chọn để làm gà rừng mồi phải đảm bảo có đủ các yếu tố nhất định. Dưới đây là 7 yếu tố để chọn được một con gà mồi hay có thể tham khảo nhé.
Chọn gà mồi phải có đủ sức khỏe tốt, đặc biệt là gà thuần chủng càng tốt.
Những con được chọn phải là những con có máu chiến và lì đòn. Theo như kinh nghiệm từ những người biết cách huấn luyện gà rừng rồi thì tính lì đòn của chúng sẽ được thừa hưởng từ bố mẹ.
Chọn những con có màu sặc sỡ thiên về tía hoặc là đỏ đậm. Bộ lông bóng mượt. Những con này thường sẽ có sức khỏe tốt, tính kiên trì, bên bỉ, có thể đứng lâu dưới thời tiết nắng nóng.
Chân chúng chúng sẽ là chân chì hoặc là chân xanh vỏ đậu. Những con có đặc điểm này thì độ thuần chủng càng cao.
Mồng gà thì không quá quan trọng nhưng nên chọn những con có mồng cờ.
Hình dáng gà mồi nên chọn những con linh hoạt, nhỏ gọn, nhanh nhẹn và cánh xòe…
Xương 2 bên hậu môn càng khít thì chúng càng khỏe. Sức chịu đựng và phục hồi nhanh nếu như trong quá trình đi bẫy có bị thương.
Đặc biệt tiếng gáy là yếu tố quan trọng dựa vào để chọn gà rừng mồi. Chọn những con có tiếng gáy vang, dứt khoát và phải có độ trầm. Tần suất gáy dày, khoảng cách giữa các lần gáy phải càng ngắn thì càng tốt.
3. Cách huấn luyện gà rừng mồi và chăm sóc chúng
3.1. Cách chọn gà rừng mồi
Cách huấn luyện gà rừng mồi cũng như chăm sóc chúng cần bỏ ra rất nhiều thời gian cũng như công sức người thợ săn. Tập tính của những con gà rừng là rất nhút nhát trước con người. Vì vậy nếu như một con gà rừng chưa qua huấn luyện để làm gà mồi thì khi gặp con đực chúng sẽ bỏ chạy ngay và luôn.
- Những con được chọn làm gà rừng mồi phải có độ tuổi tối thiểu từ 8-9 tháng, tốt nhất là 1 năm.
- Nên nhốt riêng gà rừng với những con khác.
- Chuồng phải rộng rãi, thông thoáng, nhốt chúng càng gần với môi trường tự nhiên càng tốt.
- Thức ăn lúc đầu nên kết hợp giữa mồi với những thức ăn khô. Sau khi chúng đã ăn quen rồi thì có thể giảm mồi xuồng. Tùy thuộc vào từng mục đích nuôi của người chăn nuôi.
3.2. Cách huấn luyện gà rừng mồi
Thời gian đầu, chúng ta huấn luyện gà rừng mồi bằng cách xích chân chúng lại. Có thể xích lên cây, buộc chúng đứng trên lốp xe máy tự chế. Hoặc sử dụng bội úp và để chúng ở nơi đông người, có người thường xuyên qua lại để có thể nhanh thuần.
Để giúp tăng khả năng háo chiến, hăng máu cho gà rừng mồi. Anh em nên nhốt chúng vào cái lồng đã được che lưới. Sau đó cho gà trống, gà chọi hoặc gà tre cột ngoài lồng để kích thích gà mồi. Chỉ nên để cho chúng gáy hoặc là soi nhau chứ không cho chúng đánh nhau.
Sau 1 thời gian bạn quan sát thấy nếu gà mồi đó tỏ ra lép vế và sợ sệt những con khác. Bạn nên loại ngay con đó, không sử dụng làm gà mồi nữa mà nên gây con mới. Đỡ bị mất nhiều thời gian hơn.
Sau khi gà rừng mồi đã quen với môi trường nuôi nhốt rồi. Anh em đem chúng ra ngoài bãi đất trống hoặc là những nơi gần bìa rừng để cho chúng tập làm quen với môi trường.
Trong thời gian đem gà rừng ra ngoài để huấn luyện. Anh em cần phải quan sát kỹ lưỡng để xem gà rừng đập cánh nhiều không, chúng có gáy nhiều hay ít. Nếu như chúng gáy cũng như đập cánh ít thì phải có biện pháp để chúng gáy và đập cánh nhiều hơn.
Một trong các cách huấn luyện gà rừng mồi cho chúng gáy và đập cánh chính là cho chúng đánh nhau với gà rừng trong tự nhiên. Nhưng không được cho chúng đánh nhau liên tục.
Chú ý là chỉ nên đưa gà mồi ra môi trường tự nhiên để luyện tập khi mà chúng không còn nhát người nữa và khi chúng hăng máu.
4. Kết luận
Trên đây là cách huấn luyện gà rừng mồi cũng như là kinh nghiệm chọn và chăm sóc và mồi cho anh em. Nếu như có ý định bẫy gà rừng thì anh em có thể tham khảo bài viết mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây nhé. Chúc anh em thành công trong việc huấn luyện và đào tạo gà rừng mồi.
Hãy tham khảo thêm thông tin khác liên quan đến gà, chăm sóc gà, giống gà hiện nay và cả cách huấn luyện gà chiến đá gà, đá gà cựa sắt tại chính trang web này nha.
Tổng hợp: Traiga.vn
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!