Tổng hợp Top cách hỏi khéo tiền lương hot nhất hiện nay 2023

Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu khi ứng tuyển vị trí này?. Đây chắc hẳn không còn là câu hỏi xa lạ đối với các ứng viên. Thế nhưng, việc trả lời khéo léo để “lật bài ngửa” với nhà tuyển dụng thì không phải ai cũng làm được. Deal lương được xem là một trong những thách thức lớn nhất trong buổi phỏng vấn trực tiếp giữa doanh nghiệp và ứng viên.

Vậy cách deal lương như thế nào hiệu quả? Những câu nói nào nên liệt vào “danh sách đen” không nên nói khi nhắc đến vấn đề lương, thưởng? Cùng TopCV.vntìm hiểu những tuyệt chiêu deal lương vừa giúp đạt mức thu nhập mong muốn vừa tránh nhà tuyển dụng nghĩ ứng viên yêu sách!

Deal lương là gì? Tổng quan lương Gross – Net

Deal lương (hay đàm phán lương) là quá trình thương lượng về mức lương, các chế độ đãi ngộ giữa nhà tuyển dụng và ứng viên thông qua buổi phỏng vấn trực tiếp. Cuộc thảo luận về vấn đề lương thưởng sẽ dừng lại cho đến khi cả 2 bên cùng đi đến thỏa thuận cuối cùng.

Quá trình này sẽ giúp ứng viên đạt được mức thu nhập xứng đáng với năng lực và vị trí công việc sắp đảm nhận. Thực tế, cùng làm những công việc như nhau nhưng mỗi người sẽ có mức lương khác nhau, phần lớn dựa vào khả năng deal lương của họ. Hài lòng về mức lương, nhân sự sẽ tập trung, vui vẻ cống hiến, làm tốt công việc, đồng thời, họ có thể lên kế hoạch chi tiêu hợp lý hơn.

Deal lương là gì? Cách deal lương khéo léo, hiệu quả
Deal lương là gì? Cách deal lương khéo léo, hiệu quả

Lương Gross – Lương Net

Đa số người lao động đều chưa hiểu rõ về lương gross và lương net nên vô tình khiến bản thân chịu thiệt khi deal lương. Vì thế, trước khi tìm hiểu cách deal lương, bạn đọc cần phân biệt rạch ròi giữa 2 khái niệm này.

Cụ thể, lương gross là tổng thu nhập người lao động nhận được, bao gồm lương cứng, trợ cấp, phụ cấp, hoa hồng, bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân. Người lao động sẽ phải trích một phần tiền lương gross để đóng bảo hiểm xã hội và thuế thu nhập cá nhân hàng tháng.

Trong khi đó, lương net chính là mức lương người lao động được nhận sau khi đã trừ hết các khoản như thuế TNCN, BHXH,….

Lưu ý, đa số các nhà tuyển dụng thích deal lương gross, còn ứng viên thì ngược lại. Vì thế, ứng viên nên hỏi kỹ mức lương nhà tuyển dụng đưa ra là gross hay net trong quá trình phỏng vấn. Bởi lương gross nghe có vẻ nhiều nhưng trừ các khoản phí thì có thể lương thực nhận ít đi đáng kể.

>>> Xem thêm: Công cụ tính lương Gross sang Net/Net sang Gross

Cách deal lương hiệu quả với nhà tuyển dụng

Đừng chỉ mỉm cười, gật đầu cho qua khi được hỏi về lương. Điều này không những không tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng mà còn tự ứng viên đánh mất quyền lợi cải thiện thu nhập của mình. Dưới đây, TopCV sẽ chỉ ra cho bạn đọc cách deal lương khéo léo trong buổi phỏng vấn.

Ứng viên không nên chỉ mỉm cười, gật đầu cho qua khi được hỏi về lương
Ứng viên không nên chỉ mỉm cười, gật đầu cho qua khi được hỏi về lương

Xác định mức lương mong muốn

Để deal được mức lương như mong muốn, đầu tiên, ứng viên phải nghiên cứu thật kỹ về công việc ứng tuyển bao gồm:

  • Yêu cầu công việc: Cùng một vị trí nhưng mỗi doanh nghiệp sẽ có những yêu cầu riêng. Nếu khối lượng công việc nhiều, yêu cầu cao, khả năng áp lực khi làm việc thì ứng viên nên suy nghĩ đến việc deal mức lương cao hơn.
  • Đánh giá năng lực của bản thân: Khi hiểu về công việc, ứng viên nên đối chiếu với năng lực của bản thân xem mức độ phù hợp. Năng lực càng cao thì khả năng deal lương thành công hơn. Còn nếu thấy bản thân chưa thực sự xuất sắc thì nên thỏa thuận mức lương vừa phải.
  • Nghiên cứu mức lương của vị trí ứng tuyển hiện tại: Ứng viên có thể tìm hiểu lương trung bình của vị trí ứng tuyển trên thị trường hiện tại qua Internet hoặc người quen đã và đang làm công việc đó. So sánh để biết khoảng lương công ty mình nộp CV đưa ra đang ở mức nào. Từ đó, giúp ứng viên dễ đàm phán với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn.
  • Tìm hiểu chế độ đãi ngộ: Nếu vị trí ứng tuyển đang có mức lương thấp hơn mong muốn cũng đừng vội vàng phản biện. Ứng viên hỏi kỹ nhà tuyển dụng về chế độ phúc lợi và thời hạn review lương. Trường hợp lương cứng không quá cao nhưng thưởng hấp dẫn hoặc có đợt xét tăng lương định kỳ thì cũng đáng để suy nghĩ.

Chuẩn bị các câu trả lời và luyện tập trước

Buổi phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng rất quan trọng, ngoài việc chuẩn bị kỹ lưỡng kiến thức chuyên ngành, ứng viên phải trang bị những kỹ năng deal lương tinh tế bằng cách sử dụng những lập luận thuyết phục. Ngoài ra, ứng viên nên soạn ra vài công hỏi và tự luyện tập trước buổi phỏng vấn. Điều này sẽ giúp các ứng viên tự tin hơn rất nhiều và tránh mắc lỗi khi phỏng vấn thật sự.

Trình bày những ưu điểm, năng lực nổi bật

Nhìn vào CV, nhà tuyển dụng chỉ nắm được những thông tin rất sơ lược. Vì thế, để tăng khả năng deal lương thành công, ứng viên hãy “show” ra những ưu điểm, năng lực nổi bật của bản thân. Tuy nhiên, không cần quá phô trương vì nhà tuyển dụng chỉ quan tâm những gì mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà thôi.

Để tăng khả năng deal lương thành công, ứng viên hãy “show” ra những ưu điểm của bản thân
Để tăng khả năng deal lương thành công, ứng viên hãy “show” ra những ưu điểm của bản thân.

Đàm phán lương với nhà tuyển dụng

Dù thu nhập là yếu tố quan tâm tiên quyết nhưng ứng viên không nên vội vàng đề cập từ đầu. Thay vào đó, hãy dành thời gian tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và cho họ thấy bạn là ứng viên tiềm năng nhất. Khi thấy năng lực nổi bật, nhà tuyển dụng sẽ dành lời khen cho bạn, việc thỏa thuận lương sẽ thuận lợi hơn.

Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng chắc hẳn sẽ có sẵn mức lương để thương lượng trước khi phỏng vấn diễn ra. Vì thế, ứng viên đừng vội vàng chốt con số cụ thể khi chưa chắc chắn, hãy đá “quá bóng” đó về phía đối phương. Một điểm nữa trong cách deal lương hiệu quả là cam kết những gì bản thân đóng góp cho công ty, để nhà tuyển dụng thấy bạn là người cầu tiến, nhiệt huyết và nghiêm túc với công việc.

Ngoài ra, trong quá trình đàm phán lương, nhà tuyển dụng sẽ để ý đến thái độ của ứng viên để đưa ra đánh giá. Bởi thế, trước các câu hỏi phỏng vấn, ứng viên nên bình tĩnh, kiềm chế, không để cảm xúc lấn át quá đà. Nếu quá vội vàng, hấp tấp và đòi hỏi quá cao so với năng lực thì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên tham lam, thực dụng và đề cao bản thân quá mức.

Một vài lưu ý dành cho ứng viên khi deal lương
Một vài lưu ý dành cho ứng viên khi deal lương

Một vài lưu ý khi deal lương

Không nên đưa ra mức lương quá cao

Úng viên không nên chủ động nhắc đến lương thưởng trước khi nhà tuyển dụng đề cập đến. Bởi đây là vấn đề thiết yếu, chắc chắn nhà tuyển dụng đã chuẩn bị và sẽ nhắc đến trong buổi phỏng vấn. Nếu hỏi trước, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ ứng viên thực dụng, chỉ quan tâm đến tiền bạc thay vì những gì sẽ cống hiến cho công ty.

Bên cạnh đó, nhiều người nghĩ rằng cách deal lương hiệu quả là đưa ra mức cao hơn hơn bình thường để nhà tuyển dụng “mặc cả” dần xuống là vừa. Thế nhưng chính điều này khiến ứng viên bị đánh giá tệ hơn và bị gọi là “kẻ tham lam vô đáy”.

Khéo léo khi nhắc về lương cũ

Một điều cần lưu ý trong cách deal lương chính là ứng viên không nên chủ động nhắc về mức lương ở công ty cũ. Trường hợp nhà tuyển dụng hỏi rõ thì nên khéo léo trả lời. Bởi nhiều doanh nghiệp sẽ dựa vào đó mà hạ mức lương định đề xuất ban đầu xuống một chút nhưng vẫn cao hơn công ty cũ và khiến ứng viên hài lòng.

Thực tế, mức lương các ngành nghề luôn được điều chỉnh thường xuyên, phù hợp với sự phát triển của thị trường việc làm ở từng thời điểm. Có thể sau một thời gian thất nghiệp, mức lương ở vị trí cũ của bạn không còn khả dụng hoặc được tăng lên đáng kể mà bạn không biết. Vì thế, không nên trình bày quá chi tiết về thu nhập cũ khi được hỏi.

So sánh lương với công ty khác

Đây được đánh giá là cách deal lương mang lại rủi ro cao. Chẳng doanh nghiệp nào thích bị đem ra so sánh với các công ty đối thủ. Có thể mức lương trung bình cho vị trí đang tuyển dụng cao hơn nhưng nhà tuyển dụng muốn thử thách nên sẽ tìm cách làm khó ứng viên. Nếu không tinh ý, vội vàng so sánh với công ty khác thì ứng viên sẽ làm phật lòng nhà tuyển dụng.

Thái độ lịch sự

Trong quá trình phỏng vấn, vài ứng viên không giữ được bình tĩnh trước các câu hỏi của nhà tuyển dụng, đặc biệt về vấn đề lương thưởng. Dù không hài lòng mức lương nhà tuyển dụng đưa ra, ứng viên cũng nên kiềm chế cảm xúc, không phản ứng quá khích, buông lời chê bai, dè bỉu lương thấp. Điều này sẽ khiến ứng viên để lại ấn tượng xấu trong mắt nhà tuyển dụng.

Bên cạnh đó, nếu nhà tuyển dụng đưa ra mức lương thấp hơn một chút so với mong muốn thì đừng vội từ chối ngay. Hãy xem xét những khía cạnh như tài chính của bản thân có đang cần gấp công việc để trang trải sinh hoạt phí hoặc cần tiền giúp đỡ gia đình hay không?

Ứng viên đừng vội từ chối ngay mức lương nhà tuyển dụng đưa ra
Ứng viên đừng vội từ chối ngay mức lương nhà tuyển dụng đưa ra

Bí quyết deal lương cho từng đối tượng

Đối với ứng viên nhảy việc, có kinh nghiệm

Nếu là người đã từng đi làm, ứng viên sẽ có nhiều lợi thế hơn trong việc deal lương, nhất là khi vị trí mới tương đương với vị trí cũ. Vì thế, khi nhận được mô tả công việc của đơn vị tuyển dụng gửi, ứng viên nên tìm hiểu kỹ khối lượng công việc để đánh giá mức độ và hiệu suất của bản thân.

Xác định được năng lực của bản thân, ứng viên bắt đầu deal lương. Cụ thể, hãy deal mức lương mong muốn tăng từ 15-25% so với thu nhập ở vị trí cũ.

Ngược lại, nếu vị trí mới khác so với công việc cũ, ứng viên nên cân nhắc kỹ trước khi deal mức lương cao. Ứng viên có thể tham khảo mức lương cho vị trí đang ứng tuyển từ phía nhà tuyển dụng, từ đó đưa ra mức deal bằng hoặc cao hơn không quá 10%.

Ứng viên chưa từng đi phỏng vấn

Với trường hợp này, việc deal lương là thách thức khá lớn vì ứng viên mới ra trường, ít kinh nghiệm, kiến thức về lương bổng và sự chuẩn bị còn hạn chế.

Thời gian thích hợp nhất để ứng viên vừa ra trường để đàm phán về vấn đề lương bổng là từ 3-6 tháng thử việc. Lúc này, ứng viên sẽ có độ chín nhất định, hiểu được những mong đợi từ doanh nghiệp, đồng thời, thể hiện được năng lực của bản thân và đảm bảo cam kết về trách nhiệm.

Những điều không nên nói khi deal lương

Cũng là câu nói nhưng nói vào thời điểm nào cho đúng rất quan trọng. Dưới đây là một vài câu nói “cấm kỵ”, ứng viên nên tránh sử dụng khi đàm phán về lương:

  • Tôi cần: Nghe đủ thấy ứng viên chỉ chú trọng quyền lợi của bản thân mà quên nhắc đến những giá trị sẽ mang đến cho doanh nghiệp. Nói ra quá nhiều yêu cầu mang lại lợi ích cá nhân sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ ứng viên chỉ muốn nhận không muốn cho đi. Thay vì nói “Tôi cần”, ứng viên có thể nói “Tôi sẽ”, như một lời cam kết cố gắng cống hiến cho công ty.
  • Tôi nghe người khác nói lương cao hơn ở vị trí này: Tìm hiểu và so sánh mức lương giữa các công ty khác nhau là quyền lợi của ứng viên nhưng không nên nói thẳng với nhà tuyển dụng. Điều này sẽ khiến họ nghĩ rằng bạn đang quá thực dụng và không mang lại giá trị gì.
  • Tôi ghét phải thương lượng để được mức cao hơn: Có thể ứng viên đã hài lòng với mức lương nhà tuyển dụng đưa ra nhưng không nên nói câu này. Bởi như thế sẽ thể hiện ứng viên là người thiếu chuyên nghiệp, không biết tận dụng cơ hội tốt để cải thiện quyền lợi.
  • Có rất nhiều công ty khác đang cố gắng mời tôi về: Khi nghe câu nói này từ ứng viên, nhà tuyển dụng sẵn sàng kết thúc buổi phỏng vấn ngay lập tức. Thay vào đó, họ thích tuyển dụng những nhân sự khiêm tốn, có thái độ tôn trọng và nghiêm túc với công ty.
  • Mức lương cao nhất tôi có thể nhận được là bao nhiêu?: Mặc dù câu hỏi chỉ có ý muốn nắm rõ mức lương doanh nghiệp trả nhưng nếu không đúng thời điểm sẽ khiến họ hiểu nhầm ứng viên đang quá quan tâm đến tiền bạc. Điều này, vô tình khiến đánh giá sai lệch về bạn nên hãy thận trọng trước khi định nói câu này nhé.

>>> Xem thêm: Đàm phán lương: Nên và không nên hỏi gì?

Tạm kết

Deal lương luôn là vấn đề khiến nhiều ứng viên đau đầu do không có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng. Với những thông tin trên, TopCV hi vọng giúp các ứng viên giải quyết các thắc mắc về cách deal lương, những điều nên và không nên nói để quá trình đàm phán diễn ra suôn sẻ. Nếu đang muốn tìm những công việc với mức thu nhập hấp dẫn thì đừng quên truy cập vào TopCV.vn. Tại đây, ứng viên sẽ tìm thấy việc làm lương cao đa ngành nghề tại những tập đoàn, doanh nghiệp nổi tiếng thông qua sự hỗ trợ của 2 bộ lọc là Lĩnh vực/Ngành nghề và Địa điểm.

Ngoài ra, TopCV còn cung cấp cho ứng viên công cụ tạo CV số 1 Việt Nam với kho mẫu CV chuyên nghiệp phù hợp với mọi ngành nghề. Nhờ đó, ứng viên dễ dàng gia nhập vào hệ sinh thái kết nối tuyển dụng giữa doanh nghiệp và ứng viên.