Cách Học Tốt Môn Toán 11 | Bí Quyết Đạt Điểm Cao Toán 11

Toán 11 là một trong những phần khá quan trọng. Vì nó là nền tảng để theo bạn lên lớp 12 sau này. Nếu không nắm chắc các kiến thức cơ bản môn Toán lớp 11 thì khi lên 12 bạn rất cực. Thấu hiểu được điều đó, chúng mình đã tổng hợp lại tất các cách học tốt môn toán lớp 11. Cùng theo dõi nhe!

>>>> Xem thêm: Gia sư Lớp 11 môn Toán

1. Chương trình toán 11 gồm những phần nào?

1.1. Phần đại số

Chương 1: Hàm số lượng giác và các phương trình lượng giác

  • – Bài 1. Hàm số lượng giác
  • – Bài 2: Các phương trình lượng giác cơ bản
  • – Bài 3: Một số phương trình lượng giác cơ bản thường gặp
  • – Ôn tập chương 1: Hàm số lượng giác và các phương trình lượng giác

Chương 2: Tổ hợp và xác suất

  • – Bài 1: Quy tắc đếm
  • – Bài 2: Tổ hợp – Hoán vị – Chỉnh hợp
  • – Bài 3: Nhị thức Niu-ton
  • – Bài 4: Phép thử – Biến cố
  • – Bài 5: Xác suất của một biến cố
  • – Ôn tập chương 2: Tổ hợp và xác suất

Chương 3: Dãy số – Cấp số cộng – Cấp số nhân

  • – Bài 1: Phương trình quy nạp toán học
  • – Bài 2: Dãy số
  • – Bài 3: Cấp số cộng
  • – Bài 4: Cấp số nhân
  • – Ôn tập chương 3: Dãy số – Cấp số cộng – Cấp số nhân

Chương 4: Giới hạn

  • – Bài 1: Giới hạn dãy số
  • – Bài 2: Giới hạn hàm số
  • – Bài 3: Hàm số liên tục
  • – Ôn tập chương 4: Giới hạn

Chương 5: Đạo hàm

  • – Bài 1: Định nghĩa, ý nghĩa của đạo hàm
  • – Bài 2: Quy tắc tính đạo hàm
  • – Bài 3: Đạo hàm hàm số lượng giác
  • – Bài 4: Phép tính vi phân
  • – Bài 5: Đạo hàm cấp hai
  • – Ôn tập chương 5: Đạo hàm
  • – Ôn tập cuối năm phần đại số và giải tích

1.2. Phần hình học

Chương 1: Phép dời hình – Phép đồng dạng trong mặt phẳng

  • Bài 1: Phép biến hình
  • Bài 2: Phép tịnh tiến
  • Bài 3: Phép đối xứng trục
  • Bài 4: Phép đối xứng tâm
  • Bài 5: Phép quay
  • Bài 6: Khái niệm phép dời hình, hai hình bằng nhau
  • Bài 7: Phép vị tự
  • Bài 8: Phép đồng dạng
  • Ôn tập chương 1: Phép dời hình – Phép đồng dạng trong mặt phẳng

Chương 2: Đường thẳng, mặt phẳng trong không gian – Quan hệ song song

  • – Bài 1: Đại cương về đường thẳng, mặt phẳng
  • – Bài 2: Hai đường thẳng chéo nhau – Hai đường thẳng song song
  • – Bài 3: Đường thẳng – Mặt phẳng song song
  • – Bài 4: Hai mặt phẳng song song
  • – Bài 5: Phép chiếu song song – Hình biểu diễn của một hình không gian
  • – Ôn tập chương 2: Đường thẳng, mặt phẳng trong không gian – Quan hệ song song

Chương 3: Vector trong không gian và quan hệ vuông góc trong không gian

  • – Bài 1: Vector trong không gian
  • – Bài 2: Hai đường thẳng vuông góc
  • – Bài 3: Đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng
  • – Bài 4: Hai mặt phẳng vuông góc
  • – Bài 5: Khoảng cách
  • – Ôn tập chương 3: Vector trong không gian và quan hệ vuông góc trong không gian
  • – Ôn tập cuối năm phần hình học

2. Vì sao cần học tốt chương trình toán 11

Vì kiến thức toán 11 là kiến thức trọng tâm nên nếu bạn không nắm vững nó, khi lên lóp 12, bạn sẽ cảm thấy vô cùng “đuối”.

Hơn nữa, kiến thức lớp 11 khá nhiều và nặng, nếu bạn không tập trung ngay từ đầu, bạn sẽ rất dễ bị mất căn bản và tụt lại phía sau.

Mặt khác, chương trình học lớp 12 cũng không nhẹ, nhiều thầy cô cũng không thể nào dừng lại để nhắc kỹ về những kiến thức ở 11 được, họ chỉ có thể nói sơ và lướt qua. Như vậy, nếu bạn không học tốt chương trình toán 11, bạn sẽ rất dễ bị trượt dài trên con đường “mất căn bản”

3. Các bí quyết để học tốt toán 11

Dưới đây là các bí quyết giúp bạn học tốt toán 11, cùng tham khảo nhé!

3.1. Nắm chắc lý thuyết, định nghĩa

Khi bạn nắm chắc lý thuyết nghĩa là bạn đã thực sự hiểu về nó. Từ đó có thể vận dụng những kiến thức đó vào bài tập.

3.2. Luôn tóm tắt đề bài trước khi giải

Tóm tắt đề bài là cách để giúp bạn hiểu được đề bài đang nói gì, cho gì và yêu cầu tính gì. Khi đó, bạn có thể chọn cách giải cho phù hợp.

3.3. Lắng nghe và ghi chép những thông tin hữu ích

Như tất cả môn khác, lắng nghe và ghi chép đầy đủ những kiến thức trọng tâm sẽ giúp bạn hệ thống lại được kiến thức của mình. Đặc biệt, khi cần cũng dễ biết nó nằm ở đâu, phần nào để tham khảo.

3.4. Tự giác học

Đây được xem như là ý thức học tập của mỗi con người. Tự giác học cũng là lúc bạn tự mở mang kiến thức, đầu óc của mình để tìm tòi những thứ mình cần.

Hơn nữa, nếu bạn tự giác học nghĩa là bạn đang thực sự thích học chúng. Khi đó, đầu óc bạn cũng sẽ trở nên thoải mái hơn, không bị gò bó.

3.5. Làm thật nhiều bài tập và Phân dạng bài tập và giải từng bước 1

Bạn nên luyện tập thật nhiều. Vì chỉ có thể rèn luyện thì bạn mới có thể giỏi hơn mà thôi. Tuy nhiên, làm nhiều không có nghĩa là bạn cứ “ôm” mỗi một dạng bài. Bạn nên phân bài tập thành nhiều dạng, từ cơ bản đến nâng cao và giải từng bước một để hiểu tường tận về nó

Có một mẹo nhỏ là đừng nên bỏ qua những bài tập nhỏ nào trong sách giáo khoa. Vì chính nó là nền tảng, là căn bản để giúp bạn làm những dạng nâng cao đấy.

3.6. Không học dồn

Học dồn là điều tối kỵ trong học tập. Việc học dồn này không hề mang lại một hiệu quả gì cho học sinh cả. Khi học dồn, bạn vừa bị áp lực về thời gian, vừa bị áp lực về kiến thức nên không thể nào đạt kết quả được.

Học toán là cả một quá trình, không phải ngày một ngày hai vì kiến thức rất nhiều và rộng, nếu dồn lại chỉ học trong vài ngày hoặc một tuần thì không thể nào nắm chắc kiến thức được.

3.7. Học toán từ những sai lầm

Làm lại những bài tập đã sai sẽ giúp bạn phát hiện ra lỗ hổng kiến thức của mình. Từ đó có kế hoạch để học tập tốt hơn.

Hơn nữa, khi làm đi làm lại nhiều lần, bạn sẽ nhớ bài hơn và tránh được những lỗi sai mà mình đã từng mắc phải.

3.8. Tìm nhiều cách để giải một bài toán

Đây là cách để rèn cho bạn lối tư duy và nhìn nhiều mặt của vấn đề. Nó sẽ giúp bạn nhân ra ưu và nhược điểm của từng cách làm, từ đó lựa chọn những cách phù hợp nhất để làm những bài tương tự.

3.9. Tổng kết và củng cố kiến thức sau mỗi bài học, chương học

Sau mỗi chương học, bạn cần củng cố lại xem mình đã học được gì từ nó, ghi lại những kiến thức trọng tâm để giúp bạn nhớ chúng lâu hơn.

3.10. Phân chia thời gian học phù hợp

Bạn không nên dồn quá nhiều thời gian cho phần này mà bỏ lỡ phần kia. Tùy vào mức độ quan trọng, bạn có thể cân đo đong đếm thời gian mà mình dành cho nó.

Nếu đây là phần trọng tâm, hãy dành nhiều thời gian hơn cho nó, nếu đây chỉ là phần “râu ria”, không quan trọng, hãy đọc lướt qua nó, dành thời gian cho những thứ cần thiết hơn.

3.11. Sử dụng thành thạo máy tính

Hiện nay, đề thi đại học môn toán được ra dưới dạng trắc nghiệm nên kỹ năng bấm máy là cực kỳ cần thiết đối với mỗi người học sinh. Khi thành thạo máy tính, sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá thời gian trong việc làm bài đấy.

Hãy tìm hiểu những bí quyết về casio để tối ưu hóa thời gian làm bài nhé!

3.12. Học nhóm và trao đổi với nhau về những điều chưa biết

Học nhóm là cách tốt nhất để mọi người cùng nhau tiến bộ. Mỗi người giỏi một phần, khi cùng ngồi lại với nhau, người này sẽ giúp người kia phần họ chưa biết và ngược lại. Như vậy, vừa tăng tình thân, vừa tăng kiến thức

Như vậy, Trung tâm WElearn gia sư đã Mách Bạn Tất Cả Cách Học Tốt Môn Toán 11 Hay Nhất. Hy vọng những thông tin và hướng dẫn này có thể giúp bạn cải thiện kết quả học tập của mình. Chúc bạn thành công nhe!

Xem thêm các bài viết liên quan:

  • Cách Xác Định Tâm Đối Xứng Của Đồ Thị Hàm Số Bậc 3
  • Cách Tính Số Phức Mũ Cao – Toán 12
  • Top 10 Nhà Toán Học Việt Nam Nổi Tiếng Và Thành Công Nhất