Thay vì mua rau ở bên ngoài không biết rõ nguồn gốc xuất xứ thì bạn hoàn toàn có thể tự trồng xà lách ở nhà một cách dễ dàng mà không cần phải lo ngại về vấn đề an toàn thực phẩm. Hãy cùng tìm hiểu cách trồng rau xà lách tại nhà nhé!
Xà lách là loại rau quen thuộc, phổ biến trong nhiều món ăn và được nhiều người yêu thích. Trong xà lách có rất nhiều chất xơ và vitamin A, K, C hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa. Việc sở hữu một vườn xà lách ngay tại nhà sẽ giúp gia đình bạn yên tâm hơn về vấn đề sức khỏe.
1Chuẩn bị
Thời điểm trồng xà lách
Xà lách là loại rau dễ sống, dễ thích nghi với mọi điều kiện về đất trồng nên có thể trồng quanh năm, sau khi trồng khoảng từ 35 – 40 ngày là bạn đã có thể thu hoạch.
Thời điểm trồng xà lách
Vị trí trồng xà lách
Xà lách nên được trồng ở nơi thoáng mát, có nhiều ánh sáng. Có thể đặt chậu ở ban công, trước sân, hiên nhà,…
Loại đất để trồng xà lách
Nên chọn loại đất sạch đã qua xử lý, được bày bán ở các cửa hàng nông nghiệp để có đầy đủ dưỡng chất trong đất cho cây phát triển. Ngoài ra bạn cũng có thể trộn xơ dừa đã xử lý vi sinh với đất dinh dưỡng theo tỉ lệ 1:1. Phân bón sử dụng các loại phân hữu cơ đã được ủ hoai kĩ và đã qua xử lý.
Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ
Khay trồng: Bạn nên sử dụng thùng xốp có kích thước tối thiểu là 40×60 vì lớp đất cần phải cao khoảng 10cm để rễ phát triển tốt hơn. Đục các lỗ ở dưới đáy thùng để thoát nước.
Hạt giống: Bạn nên mua hạt giống ở những cơ sở, đại lý uy tín chuyên về nông nghiệp để đảm bảo chất lượng của rau. Sau khi sử dụng nếu còn dư thì hàn kín miệng bì lại bảo quản ở nơi thoáng mát hoặc để trong ngăn mát của tủ lạnh.
2Cách trồng xà lách
Bước 1: Chuẩn bị chậu và đất
Cho đất trồng vào thùng xốp sao cho đất cao khoảng 10cm để rễ phát triển, san bằng bề mặt đất.
Bước 2: Gieo hạt giống
Hạt xà lách có lớp vỏ mỏng nên không cần ngâm ủ mà có thể gieo thẳng trực tiếp lên đất. Rắc hạt lên đất với khoảng cách đều nhau, gieo theo hàng, lưu ý không nên gieo hạt quá sát nhau. Sau đó phủ 1 ít đất lên phía trên, tưới thêm một chút nước rồi đặt chậu vào nơi có bóng râm cho hạt dễ nảy mầm.
>> Tham khảo thêm: Cách trồng măng tây cho người mới bắt đầu hiệu quả, năng suất
3Cách chăm sóc rau xà lách
Tưới nước: xà lách được tưới 2 lần/ ngày vào sáng sớm và chiều mát. Vào mùa mưa thì tránh tưới nước nhiều, điều chỉnh lượng nước để cây không bị còi cọc, kém phát triển. Đối với các cây rau còn nhỏ, vào mùa mưa nên che chắn để không bị úng.
Tỉa thưa và sang khay: Khi rau xà lách đã có 2 cặp lá, bạn có thể nhổ ăn dần hoặc nhổ trồng sang khay khác để cây phát triển nhanh hơn, tốt hơn. Khi sang khay chú ý khoảng cách giữa các cây cùng hàng là 10cm, giữa hàng trên và hàng dưới là 15cm.
4Giai đoạn thu hoạch
Sau khoảng 35 – 40 ngày thì xà lách đã có thể thu hoạch. Khi thu hoạch dùng tay tách các lá xà lách từ phía dưới gốc. Không dùng kéo để thu hoạch vì kéo sẽ dễ làm rách các lá.
Phần đất trồng sau khi thu hoạch có thể được xử lý bằng cách bón vôi nông nghiệp và để dưới nắng trong 3 ngày nhằm tránh các loại nấm mốc, sâu bệnh, thêm phân bón vào cho đất và chuẩn bị trồng tiếp lứa xà lách mới.
Rau xà lách có thể được bảo quản bằng tách các lá xà lách ra khỏi thân rồi rửa sạch, trong lúc rửa chú ý thao tác nhẹ nhàng để rau không bị dập. Sau khi rửa xong để rau thật ráo nước. Xếp xà lách lên các miếng khăn giấy rồi gấp nhẹ lại, cho vào túi zip, kéo kín miệng và để vào tủ lạnh, không để quá nhiều rau vào một túi để có thể bảo quản được lâu hơn. Với cách này thì bạn có thể giữ được rau xà lách tươi ngon trong khoảng 1 – 2 tuần.
Cách trồng rau xà lách cũng không quá khó đúng không nào. Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ về cách trồng xà lách sẽ hữu ích đối với bạn. Chỉ với một chút kiên trì là bạn đã có thể tự trồng cho mình rau xà lách sạch. Chúc các bạn thành công!
Chọn mua xà lách tươi ngon tại Bách hóa XANH:
Chọn mua rau xà lách tươi ngon tại Bách hóa XANH:
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!