Mẹo hay Top cách giảm nhức răng cho bà bầu [Hot Nhất 2023]

Đau răng là một vấn đề sức khỏe mà hầu hết phụ nữ mang thai đều có nguy cơ phải đối mặt. Tuy nhiên, với nền y học tiên tiến ngày nay, các bác sĩ đã có không ít cách chữa đau răng cho bà bầu an toàn và hiệu quả.

Đối với hầu hết các cô gái, mang thai là một trách nhiệm thiêng liêng và tuyệt vời. Tuy nhiên, hành trình mang thai lại mang đến cho người phụ nữ vô vàn khó khăn, thử thách. Trong đó, đau răng được xem là thách thức kinh điển nhất.

Vì sao mang thai có thể dẫn đến cơn đau răng? Bà bầu bị đau răng phải làm sao? Bạn đã biết chữa đau răng cho bà bầu an toàn và hiệu quả chưa? Để giải đáp những thắc mắc này, mời bạn tìm hiểu qua bài viết của Hapacol dưới đây nhé.

1. Liệu mang thai có thể gây đau răng?

Theo các chuyên gia, mang thai thực sự có khả năng dẫn đến một số vấn đề liên quan đến răng và nướu. Thông thường, chúng chủ yếu phát sinh do sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu cũng như như cầu canxi của thai nhi. Do đó, trong thời gian này, bạn có thể tránh xa bất kỳ vấn đề nha khoa nào nếu như bạn:

  • Hấp thụ canxi đầy đủ cho cả bạn và bé.
  • Giữ thói quen vệ sinh răng miệng tốt.
  • Đến gặp nha sĩ đúng định kỳ.

Đau răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Một số kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa việc những tình trạng nghiêm trọng liên quan đến nướu phát sinh trong giai đoạn thai kỳ và mẹ bầu sinh non. Trong một nghiên cứu tiến hành trên 100 phụ nữ mang thai mắc các bệnh nha chu mãn tính, có đến 18 mẹ bầu được báo cáo đã sinh non.

Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng về vấn đề này. Nếu bạn biết cách chữa đau răng cho bà bầu hoặc chăm sóc mẹ bầu đúng phương pháp trong giai đoạn này, tỷ lệ rủi ro sinh non có thể giảm đáng kể.

2. Bà bầu bị đau răng: nguyên nhân do đâu?

Đối với trường hợp bà bầu bị đau răng, một số yếu tố dưới đây có khả năng là nguyên nhân thường thấy, bao gồm:

2.1. Đau răng do ốm nghén

Thực tế, ốm nghén có thể là một trong những lý do khiến bạn gặp rắc rối với cơn đau răng trong giai đoạn mang thai. Khi axit dạ dày trào đến khoang miệng, nó có nguy cơ khiến tình trạng sâu răng phát triển, từ đó dẫn đến đau răng.

2.2. Rối loạn hormone

Sự rối loạn nội tiết tố (hormone) trong cơ thể khi mang thai có thể khiến bạn dễ bị viêm nướu hơn bình thường, từ đó tạo tiền đề cho các vấn đề về răng và nướu khác nhau phát sinh.

2.3. Chế độ ăn uống hàng ngày

Khi đang mang thai, bạn sẽ cần thay đổi một số thói quen ăn uống hàng ngày, chẳng hạn như tăng lượng sữa hấp thụ trong mỗi ngày. Tuy nhiên, việc uống nhiều sữa hoặc dùng nhiều sản phẩm chứa đường có nguy cơ gây tăng khả năng một số vấn đề về răng miệng phát sinh.

2.4. Thiếu hụt canxi

Vào thời điểm này, nhu cầu canxi của cơ thể sẽ tăng lên đáng kể so với trước đó. Điều này có thể giải thích bởi không chỉ cơ thể bạn, ngay cả thai nhi cũng cần loại khoáng chất này để phát triển.

Do đó, nếu bạn không hấp thụ đủ lượng canxi thiết yếu trong thai kỳ, cơ thể sẽ tự động “bào mòn” lượng canxi có sẵn để lấp vào. Khu vực dễ bị tác động nhất là răng. Lúc này, cơn đau răng sẽ phát sinh.

2.5. Tăng sự nhạy cảm

Mang thai có thể làm cho nướu và răng của bạn nhạy cảm hơn rất nhiều. Đồng thời, điều này có thể dẫn đến một loạt vấn đề liên quan đến răng miệng khi bạn:

  • Đánh răng không đúng cách
  • Không đánh răng thường xuyên
  • Sử dụng bàn chải đánh răng không phù hợp

3. Cách chữa đau răng cho bà bầu: làm sao để an toàn?

Vì lo sợ thai nhi bị ảnh hưởng, một số mẹ bầu sẽ muốn trì hoãn việc điều trị nha khoa cho đến khi sinh con an toàn. Tuy nhiên, cũng có không ít phụ nữ mang thai muốn nhanh chóng chữa đau răng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng hơn có nguy cơ xảy ra.

Thực tế, các chuyên gia khuyến khích phụ nữ mang thai nên điều trị các vấn đề răng miệng càng sớm càng tốt. Họ đã có sẵn những cách chữa đau răng cho bà bầu an toàn và hiệu quả, chẳng hạn như:

3.1. Chụp X-quang nha khoa

Đôi khi nha sĩ sẽ cần dùng đến tia X nhằm xác định mức độ thương tổn ở răng. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu cho rằng việc chụp X-quang có nguy cơ gây tác dụng phụ đối với thai nhi.

Thực tế, nếu chụp X-quang không cần thiết cho việc điều trị, bác sĩ sẽ không yêu cầu bạn thực hiện quá trình này. Trong tình huống bắt buộc, nếu lo sợ bé bị ảnh hưởng, bạn có thể sử dụng tấm chắn làm bằng chì để bảo vệ thai nhi khỏi tác động xấu từ tia X.

3.2. Dùng thuốc giảm đau răng

Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn, ví dụ như paracetamol, có khả năng hoạt động như một cách chữa đau răng cho bà bầu trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (American Pregnancy Association) khuyến nghị tất cả mẹ bầu tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào. Điều này có thể giải thích do một số loại thuốc giảm đau răng có nguy cơ kéo theo rủi ro dị tật bẩm sinh cũng như một số biến chứng cho thai nhi khi bạn đang mang thai.

Ngoài ra, trong hầu hết trường hợp, ibuprofen và aspirin không được đánh giá an toàn cho phụ nữ mang thai. Mẹ bầu chỉ được phép sử dụng các loại thuốc này dưới sự chỉ định và giám sát chặt chẽ từ bác sĩ.

3.3. Áp dụng các mẹo chữa đau răng đơn giản

Mang thai sẽ khiến bạn phải thận trọng hơn về sức khỏe của bản thân. Đồng thời, khi nói đến việc xử lý các vấn đề về răng miệng, trước tiên bạn sẽ muốn thử một số biện pháp trị đau răng tại nhà. Các chuyên gia đã chọn lọc và đưa ra vài cách chữa đau răng cho bà bầu tại nhà an toàn, bao gồm:

Súc miệng với nước ấm

Để duy trì sức khỏe răng miệng, mọi người (bao gồm cả mẹ bầu) nên tập một số thói quen như:

  • Thường xuyên đánh răng hai lần mỗi ngày
  • Súc miệng với nước ấm
  • Sử dụng chỉ nha khoa

Đặc biệt, theo các chuyên gia, đối với tình huống răng quá nhạy cảm để vệ sinh răng theo cách thông thường, mẹ bầu có thể dùng biện pháp thay thế là súc miệng với nước ấm. Nước ấm không chỉ giúp bạn xoa dịu cơn đau răng mà còn loại bỏ phần lớn mảnh vụn thức ăn còn mắc kẹt trong các kẽ răng.

Để tăng thêm tính sát khuẩn, bạn có thể cho thêm một muỗng cà phê muối vào nước ấm trước khi súc miệng.

Sát trùng

Một số loại thuốc sát trùng không kê đơn có thể làm tê nướu, từ đó tạm thời thuyên giảm cơn đau ở khu vực này. Benzocaine có thể được thoa trực tiếp lên chiếc răng đau hoặc phần nướu bị ảnh hưởng .

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước, nhằm tìm hiểu xem việc sử dụng thuốc này có an toàn cho bạn và thai nhi không.

Mặt khác, một giải pháp sát trùng tự nhiên được ưa chuộng hơn là tinh dầu đinh hương cũng có tác dụng chữa đau răng tức thời.

Chườm ấm hoặc chườm lạnh

Một cách chữa đau răng cho bà bầu phổ biến khác là sử dụng nhiệt. Một chiếc khăn ấm hoặc túi chườm lạnh áp lên khu vực đau nhức có thể xoa dịu sự khó chịu này.

Tìm hiểu thêm: Ê buốt răng là gì? Cách điều trị khi bị ê buốt răng

4. Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng bà bầu bị đau răng?

Tuy đã nắm rõ cách chữa đau răng cho bà bầu, nhưng phần lớn phụ nữ mang thai đều muốn ngăn chặn tình huống này trước khi nó phát sinh.

Để phòng ngừa cơn đau răng xảy ra trong giai đoạn thai kỳ, bạn nên lưu ý các vấn đề như:

4.1. Bổ sung canxi và vitamin D

Trong giai đoạn thai kỳ, không chỉ bạn mà cả đứa trẻ đang phát triển từng ngày trong bụng bạn cũng cần canxi để hình thành xương và răng. Do đó, bạn đừng quên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình nhé, chẳng hạn như:

  • Phô mai
  • Ngũ cốc
  • Sữa và các sản phẩm làm từ sữa
  • Một số loại hải sản như cua, cá…

Ngoài việc chú trọng tăng cường canxi, mẹ bầu còn cần lưu ý đến vitamin D. Sự thiếu hụt loại vitamin này có khả năng khiến cơ thể khó hấp thụ canxi hơn. Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng những nhóm thực phẩm như sau:

  • Các loại cá béo như cá hồi, cá thu…
  • Trứng
  • Phô mai
  • Bơ thực vật

4.2. Một số lưu ý khi đánh răng

Khi đang mang thai, bạn sẽ cần lưu ý một số điều trong quá trình đánh răng để giảm thiểu nguy cơ phát sinh của bất kỳ vấn đề răng miệng nào, bao gồm:

  • Đánh răng chậm rãi và nhẹ nhàng.
  • Sử dụng bàn chải có đầu nhỏ hoặc bàn chải dành cho bé.
  • Nếu việc đánh răng khiến bạn cảm thấy buồn nôn, hãy cố gắng vượt qua bằng cách hướng sự tập trung của bản thân đến việc khác, thay vì ngưng đánh răng.

4.3. Chăm sóc răng miệng trước khi mang thai

Nếu bạn có dự tính mang thai, bên cạnh các biện pháp bảo vệ sức khỏe tổng thể khác, bạn cũng sẽ cần chú ý đến sức khỏe răng miệng. Các chuyên gia có một số lời khuyên cho bạn về vấn đề chăm sóc răng miệng trước khi mang thai, gồm:

  • Đi khám răng thường xuyên để có thể biết cách chăm sóc mọi vấn đề nha khoa.
  • Đánh răng hai lần mỗi ngày.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn kẹt lại trong các kẽ răng thay vì dùng tăm để xỉa.

Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bác sĩ luôn khuyến khích phụ nữ trước khi mang thai nỗ lực thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn cho cả mẹ và bé. Trong trường hợp vấn đề sức khỏe phát sinh, bạn hãy cố gắng sắp xếp công việc để đến bệnh viện kiểm tra sớm nhất có thể.

Nguồn tham khảo:

Remedies for a Toothache While Pregnant.

https://www.livestrong.com/article/120525-remedies-toothache-pregnant/.

Tooth Pain during Pregnancy – Causes and Remedies.

https://parenting.firstcry.com/articles/tooth-pain-during-pregnancy-causes-and-remedies/.

How to Relieve Tooth Pain When Pregnant.

https://healthfully.com/how-to-relieve-tooth-pain-when-pregnant-5925272.html.

  • Bình luận bằng Facebook
  • Bình luận