Hoa ngũ sắc là một loại hoa mọc hoang dại ở khắp nơi, loại hoa này có đủ chủng loại màu sắc khác nhau như tên gọi của chúng. Và ghép cành là một trong những phương pháp mà người chơi hoa ngũ sắc thường hay thực hiện để tạo ra những gốc hoa đẹp, độc đáo và cây ra hoa dày đặt hơn. Sau đây là cách ghép cành hoa ngũ sắc đơn giản, tỉ lệ sống trên 90% mà Thegioicay.vn muốn giới thiệu đến các bạn, mời các bạn tham khảo nhé.
Cây hoa ngũ sắc là cây gì?
Hoa ngũ sắc là một loại cây có rất nhiều tên gọi khác nhau như cây bông ổi, cây tràm ổi, cây mã anh đơn, cây hoa cứt lợn…Loài hoa này có tên khoa học là Lantana camara L, thuộc họ cỏ roi ngựa. Chúng có nguồn gốc xuất xứ từ vùng đất Trung Mỹ và hiện nay được trồng phổ biến khắp nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam chúng ta.
Cây ngũ sắc thuộc loại cây thân gỗ, có kích thước nhỏ, cao tầm từ 0,5 – 1m, thân thường hay có gai lưa thưa và cành mọc tua tỏa um tùm, vươn lên rất mạnh mẽ. Lá cây ngũ sắc kiểu hình trái xoan và có nhiều lông trên bề mặt.
Điều đặc biệt ở loại cây là có hoa rất đẹp, có rất nhiều màu sắc rực rở và ra hoa quanh năm. Hoa ngũ sắc rất ưu nắng, thời tiết càng nắng thì hoa càng ra nhiều và màu sắc càng rực rở hơn. Cây có sức sống tốt, có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở bất kể điều kiện nào, kể cả đất khô cằn đến đất nhiễm phèn thì cây cũng sống tốt.
Quả hoa ngủ sắc kết thành chùm như chùm hoa vậy, quả nhỏ như hạt tiêu và khi còn non có màu xanh nhưng khi chín lại có màu đen, có vị ngọt và thơm ngon, bên trong có hạt. Loại quả này còn xa lạ với trẻ em thành thị nhưng đây lại là món đặc sản của trẻ chăn trâu vùng quê đấy.
Tác dụng của loại hoa ngũ sắc
Hoa ngũ sắc là một loài hoa đẹp với đa dạng màu sắc cho nên thường được dùng để trồng làm cảnh ở trước sân, trồng tiểu cảnh hay tạo dáng bonsai để trang trí cho khu vườn nhà bạn, tại các nơi vui chơi giải trí công cộng, công viên…
Ngoài công dụng để làm cảnh, tạo không gian sống đẹp thì loài hoa này còn là vị thuốc đông ý chữa một số bệnh thông thường như hạ sốt, cầm máu, sát trùng vết thương… Hay còn kết hợp với một số thuốc nam khác để chữa các bệnh như lao phổi, ho ra máu bằng phương pháp phơi khô sắc lấy nước uống.
Ý nghĩa của hoa ngũ sắc
Như các bạn đã biết loại cây này có sức sống vô cùng mãnh liệt, chúng có thể sinh trưởng phát triển trên mọi loại đất từ khô cằn, cho đến ẩm ướt. Vì thế, chúng biểu tượng cho sự bền bỉ, kiên cường, bất khuất trước mọi khó khăn trong cuộc sống và vượt qua mọi thử thách của con người.
Loại hoa này thể hiện sự hài hòa và vẻ đẹp của cuộc sống chúng ta như sự yêu thương trân quý những gì bản thân mình đang có được, thêm vào đó nó như thôi thúc chúng ta cố gắng phấn đấu để đạt được mục tiêu nào đó qua sắc hoa vô cùng nổi trội và mạnh mẽ.
Về mặt phong thủy học cho rằng cây hoa ngũ sắc mang đến một luồng sinh khí, năng lượng vô cùng tích cực. Nó giúp điều hòa vượng khí quanh nhà, giúp cho gia chủ có được cuộc sống thanh bình, hạnh phúc, may mắn trong cuộc sống.
Cách ghép cây hoa ngũ sắc đơn giản với tỷ lệ sống lên đến 90%
Ghép cành hoa ngũ sắc để tạo ra một gốc cây có thêm nhiều màu khác nhau trên cùng một gốc hay đơn giản chỉ để cho cây ra hoa dày hơn, nhiều hơn so với gốc cây chưa được ghép cành. Và phương pháp ghép đơn giản dễ thực hiện nhất hiện nay là cách ghép nêm, chúng tôi sẽ giới thiệu cụ thể việc ghép cành hoa ngũ sắc bằng phương pháp này như sau.
Chuẩn bị dụng cụ ghép
Dụng cụ để ghép cành hoa ngũ sắc rất đơn giản bạn có thể mua sắm ở bất kỳ nơi đâu.
- Bạn cần có một con dao rọc giấy và một số lưỡi dao dự phòng.
- 2 con dao lam ( lưỡi dao cạo râu).
- Túi nilon có kích thước 1 lít ( tính theo thể tích chứa nước), túi hình dạng trụ tròn nhé.
- Băng keo quấn, chọn băng keo điện.
- Và một số thanh tre bằng chiếc đũa nhằm cố định mối ghép.
Chọn gốc ghép ( phôi ghép)
Gốc ghép là gốc nguyên sinh nguyên thủy của cây ngũ sắc mà dân chơi cây cảnh còn gọi là phôi ghép. Trước tiên bạn chọn gốc ngũ sắc phải to, khỏe, có nhiều u nần sẽ càng đẹp và rất được ưu chuộng.
Thứ hai, bạn chọn một số gốc có dáng thế thông dụng, hay dáng thế kiểu độc lạ, kiểu bonsai để đào về trồng thì sẽ có giá trị hơn nhiều so với các gốc mọc um tùm không có dáng thế gì.
Sauk khi chọn được gốc ghép ưng ý thì bạn cho giâm vào chậu và tiến hành chăm sóc cho gốc ghép sống, bắt đầu mọc mầm non và khi thấy vết cắt trên thân kéo da, liền sẹo lại thì chúng ta mới tiến hành ghép cành cho gốc hoa ngũ sắc này.
Chọn chồi ghép ( bo ghép)
Chồi ghép hay còn gọi là bo ghép là các cành hoa ngủ sắc của các giống hoa khác có màu hoa đẹp và khác so với hoa của gốc được ghép. Bo ghép thường được chọn là những cành khỏe, không quá non và cũng không quá già.
Kinh nghiệm cho thấy, bạn nên chọn chồi ghép có đoạn dài từ 3 – 5 cm và có từ 2 cặp lá, lá phải to, tươi khỏe. Không nên chọn chồi ghép quá dài sẽ khó sống và dễ gãy trong quá trình ghép. Chọn chồi ở giai đoạn cây bắt đầu chuẩn bị ra hoa là chồi khỏe nhất, tỉ lệ ghép sẽ thành công cao.
Và điều tất nhiên là chồi ghép phải được chọn lấy từ các giống cây ngũ sắc có hoa đẹp, to, lâu tàn và nở rộ hơn so với hoa của gốc ghép. Thường thì hoa ngũ sắc Thái sẽ đáp ứng được đầy đủ yếu tố này, cho nên dân chơi cây cảnh chọn để ghép với phôi ngũ sắc thường của Việt Nam.
Quy trình ghép cành hoa ngũ sắc như sau:
Bước 1: Tách vỏ gốc ghép
Bạn dùng dao rọc giấy ấn nhẹ vào phần vỏ của vị trí ghép ( tính từ mặt cắt xuống thân ) tầm 1, 5 cm, tiếp theo bạn cũng cắt vị trí thứ 2 tương tự và nạy nhẹ lưỡi dao để phần vỏ này tách hở ra với phần thân một tí.
Tiếp theo, bạn thực hiên ở điểm tiếp theo và thường làm từ 1 đến 2 điểm ghép trên 1 phôi là được. Chú ý bạn không nên tách vỏ quá dài hay làm dập nát vỏ mà nên thực hiện một cách nhẹ nhàng, tỉ mĩ để khi ghép lại thì mới dễ liền da và mối ghép mới thành công được.
Bước 2: Cắt gọt phôi ghép
Sau khi chọn được phôi ghép xong thì bạn dùng lưỡi lam cắt bỏ đi 2/3 chiếc lá trên phôi, phôi có bao nhiêu lá thì cắt hết như vậy. Mục đích của việc này là để cho chồi ghép không bị mất nước.
Tiếp theo, đây là thao tác cực kỳ quan trọng quyết định lớn đến sự thành công của mối ghép. Đó là bạn phải thực hiện một cách dứt khoát vát đầu dưới của bo ghép, vát sao cho vết cắt phải sắc và chỉ có độ nghiêng nhất định.
Bước 3. Thực hiện ghép cành
Bạn lấy bo ghép đã được vát xéo cắm vào vị trí chuẩn bị trước của gốc ghép, nếu gốc ghép lớn thì ghép 2 mối ghép, nếu gốc bé thì nên ghép 1 mối. Bạn cắm sao độ sâu vừa tới đủ vị trí vỏ cây đã nạy sẵn.
Nên cắm nhẹ nhàng nhưng đủ chặt, đảm bảo cành bám vào thân, chú ý hướng mép vát ôm sát vào thân gốc ghép. Sau đó bạn dùng băng keo quấn chặt quanh mối ghép từ 2 – 3 vòng. Thế là bạn đã hoàn thành việc ghép cành vào gốc ngũ sắc.
Bước 4: Chăm sóc mối ghép
Sau khi ghép xong bạn dùng các thanh tre nhỏ bằng chiếc đũa ăn cơm và buộc vào đầu mối ghép, buộc sao cho khỏi chạm vào cành mới ghép là được. Sau đó dùng túi nilon đã chuẩn bị sẵn trùm kín cành ghép và buộc chặt miệng bao lại.
Mục đích của việc trùm bao nilon lại là để cho nước mưa khỏi vào làm hỏng mối ghép và để giữ ẩm cho cành mới được ghép không bị mất nhiều nước.
Những lưu ý sau khi ghép cành ngũ sắc
Sau khi bạn ghép xong bo ghép vào phôi ngũ sắc thì bạn cần chú ý một số điểm sau để mối ghép có thể thành công và cây phát triển mạnh:
- Bạn nên đưa chậu ngũ sắc mới ghép vào vị trí mát, nơi có bóng râm, không được để trực tiếp ngoài nắng.
- Sau tầm 10 – 13 ngày thì bạn chú ý xem cành ghép đã đâm chồi chưa, nếu thấy có chồi non nhú ra thì bạn mở hé dần miệng túi nilon để cây có thể làm quen dần với không khí và nhiệt độ bên ngoài.
- Sau đó bạn quan sát nếu thấy mầm bắt đầu mạnh dần lên thì tháo bỏ luôn bao nilon ra. Và chưa tháo vội các que tre đổ cố định túi lúc trước để tránh và chạm vào bo ghép làm hỏng mầm
- Nhớ tưới nước đều đặn cho gốc được ghép, mắt ghép mới đâm chồi nên không cho ra nắng trực tiếp ngay mà nên để vị trí nắng hanh để cây quen dần rồi sau đó vài ngày mới cho ra nắng.
- Khi mầm từ mắt ghép đã lên đuộc tầm 5 cm và có 2 mắc lá thì bạn nên cắt ngọn đi để cây để nhánh ra và cứ như thế bạn thực hiện dần thì cây sẽ đuộc rất nhiều nhánh và đương nhiên sẽ sai hoa sau này.
Với những gì mà Thegioicayla.vn đã chia sẽ về cách ghép cành hoa ngũ sắc đơn giản ở trên, thì chúng tôi tin rằng các bạn có thể nắm bắt được các kỹ thuật cơ bản này để có thể dễ dàng tạo cho mình một chậu hoa ngũ sắc tuyệt đẹp cho ngôi nhà bạn. Chúc bạn thành công với việc ghép cành hoa ngũ sắc nhé! Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi wesite này của chúng tôi. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!