Cách cúng đưa ông Táo về trời ngày 23 tháng Chạp đúng thủ tục

Hằng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp (tháng 12 Âm lịch), mỗi gia đình lại thường làm lễ cúng đưa ông Công, ông Táo về trời (cúng Táo quân). Đây là một nét đặc sắc trong văn hóa của người Việt đã được lưu truyền và gìn giữ bao đời nay. Thế nhưng, có không ít người, nhất là những người trẻ vẫn chưa thật sự biết cách cúng đưa ông Công ông Táo về trời ra sao cho đúng. Trong bài viết này, META sẽ giúp các bạn nắm được cách cúng đưa ông Táo về trời ngày 23 tháng Chạp đúng thủ tục. Mời bạn cùng theo dõi nhé!

>>> Xem thêm: Nguồn gốc tục lệ cúng ông Táo và ý nghĩa ngày ông Công ông Táo

Hướng dẫn cách cúng đưa ông Táo về trời đúng nhất

Cách cúng ông Công ông Táo thực tế không quá phức tạp. Khi làm lễ cúng này, bạn cần quan tâm đến những yếu tố như vị trí cúng, thời gian cúng, lễ vật, văn khấn và các hóa vàng.

Cúng ông Công ông Táo ở bếp hay trên ban thờ?

Theo tín ngưỡng dân gian, ông Công, ông Táo chính là các vị thần trông coi việc bếp núc. Vì thế, có rất nhiều người cho rằng lễ cúng ông Công, ông Táo nên được thực hiện dưới bếp. Thế nhưng, theo các chuyên gia nghiên cứu về tâm linh, tín ngưỡng thì quan niệm này hoàn toàn sai lầm.

Các chuyên gia cho rằng, lễ cúng Táo quân cần được thực hiện ở ban thờ – nơi sạch sẽ, tôn nghiêm. Thông thường, các gia đình sẽ có bàn thờ ông Táo riêng và các thủ tục cúng ông Công ông Táo sẽ được thực hiện tại đây. Tuy nhiên, nếu trong gia đình bạn không có bàn thờ ông Táo, bạn có thể thực hiện lễ cúng tại bàn thờ gia tiên hay thần linh.

Còn nếu trong trường hợp, trong nhà không có bất kỳ một bàn thờ nào, bạn có thể chuẩn bị 1 chiếc bàn sạch cùng một các mâm sạch để bày đổ cúng và đặt ở khu vực nhà bếp. Song bạn cần lưu ý, nếu đặt mâm cúng ở nhà bếp, bạn nên đặt trên cao, tuyệt đối không được để dưới đất. Nếu cẩn thận thì bạn có thể dùng rượu trắng hoặc rượu gừng lau qua phần sàn nhà bếp trước khi cúng nhé.

Thời điểm cúng đưa ông Táo về trời

Cúng đưa ông Táo về trời là một tục lệ truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam. Theo tiến sĩ Văn hóa học Nguyễn Thị Hồng thì lễ cúng ông Công ông Táo không nên thực hiện quá sớm. Có khá nhiều gia đình còn thực hiện thủ tục cúng ông Công ông Táo từ rằm tháng Chạp (15/12 Âm lịch). Tuy nhiên, điều này lại hoàn toàn không nên. Cũng theo tiến sĩ Hồng, lễ cúng Táo quân có thể thực hiện sớm nhất là từ ngày 20 tháng Chạp. Nhưng tốt nhất thì lễ cúng nên được diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp. Theo quan niệm dân gian, 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp chính là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về chầu trời. Vì thế, việc cúng tiễn ông Táo cần được tiến hành trước giờ này.

>>> Xem chi tiết: Cúng đưa ông Táo về trời lúc mấy giờ, ngày nào đẹp?

Cách cúng ông Công ông Táo

Đồ cúng đưa ông Táo về trời gồm những gì?

Đồ cúng ông Táo về trời thường được chuẩn bị khá đơn giản. Quan niệm dân gian xưa cho rằng, đồ lễ cúng ông Công, ông Táo thông thường chỉ cần các loại bánh, kẹo và nước trà với mong muốn các ông có thể “ngọt giọng”, nói những điều hay, điều tốt trình báo lên Ngọc Hoàng. Lễ cúng Táo quân thường không nhất thiết phải làm cả mâm cỗ. Cón nếu các gia đình có điều kiện, muốn làm cả cỗ mặn thì cần lưu ý, mâm cỗ này không được đặt trên ban thờ, mà phải đặt ở một cái bàn nhỏ bên dưới.

Ngoài ra, lễ vật cúng ông Công, ông Táo thường phải có 3 chiếc mũ ông Công, trong đó có hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Những đồ lễ này sẽ được hóa (đốt đi) sau lễ cúng ông Táo. Trên thực tế, bạn cũng không cần thiết phải sắm đồ vàng mã này.

Bên cạnh đó, theo quan niệm dân gian, để ông Táo có phương tiện về chầu trời nên người dân thường cúng thêm cả cá. Tuy nhiên, tùy thuộc từng địa phương, vùng miền mà cách chuẩn bị “phương tiện” cho Táo quân lại khác nhau, cụ thể như:

  • Tại miền Bắc: Người ta thường cúng 3 con cá chép (cá vàng) sống, 3 con cá này sẽ được đặt trong chậu nước với ngụ ý là “cá chép hóa rồng” để có thể đưa ông Táo về trời an toàn. Sau lễ cúng, người ta sẽ phóng sinh cá xuống sông, hồ.
  • Tại miền Trung: Người dân miền Trung thường sẽ cúng thêm 1 con ngựa bằng giấy với cương, yên đầy đủ.
  • Tại miền Nam: Hầu như người miền Nam chỉ cúng mũ, áo và đôi hài bằng giấy.

Cách cúng đưa ông Táo về trời

Cách cúng đưa ông Táo về trời

Bạn thắp 3 nén hương (hoặc 5, 7, 9 nén tùy ý, nhưng nhìn chung là số lẻ), sau đó, bạn vái ba vái và khấn bài cúng ông Công ông Táo. Sau khi hương tàn 2/3 thì bạn xin phép hạ lễ hoá vàng. Sở dĩ cần đợi hương tàn hết 2/3 là bởi có quan niệm cho rằng nếu hương còn thì hoá vàng mới giúp các ông Táo nhận được.

Cách hoá vàng ông Công ông Táo & thủ tục thả cá chép

Tại miền Bắc, hầu hết các gia đình sẽ tiến hành hóa vàng rồi lấy tro đó rải xuống sông, hồ, đồng thời phóng sinh cá chép để đưa ông Táo về trời. Tuy nhiên, bạn cần chú ý khi thả cá tuyệt đối không được vứt mạnh cá xuống hồ hay đứng từ trên cao ném cá xuống bởi việc làm này rất dễ khiến cá bị dập bụng mà chết, đi ngược lại với ý nghĩa phóng sinh vốn dĩ rất tốt đẹp. Ngoài ra, bạn cũng không nên thả cả túi nylon xuống vì sẽ gây ô nhiễm sông hồ.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý, khi hóa vàng nên hóa sớ đầu tiên rồi mới tới quần áo, mũ mã, tiền vàng. Đặc biệt, không nên chọc mạnh khi hóa vàng bởi theo quan niệm dân gian làm như vậy sẽ khiến đồ vàng mã bị rách.

Thả cá chép

Lưu ý về cách cúng ông Công ông Táo

  • Khi cúng đưa ông Táo về trời, bạn nên ăn mặc chỉnh tề, nghiêm trang.
  • Lúc làm lễ nên mở hết các cửa sổ, cửa chính của ngôi nhà để được thông thoáng, thoát khí, đón điều may mắn và tiễn đi điều xui xẻo.
  • Khi đọc văn khấn, bạn nên đọc to, rõ ràng.
  • Lễ cúng 23 tháng Chạp mang ý nghĩa tiễn ông Công ông Táo về trời để báo cáo những việc lớn, việc nhỏ trong năm của gia chủ với Ngọc Hoàng. Vì vậy, khi làm lễ này, bạn không nên cầu xin phú quý, sung túc mà chỉ nên khấn xin các vị Táo quân bẩm báo những việc tốt đẹp trong năm lên thiên đình.
  • Nhiều người có quan niệm chuẩn bị lễ cúng thật linh đình, mua sắm thật nhiều vàng mã thì sẽ tốt và nhận được nhiều lộc, nhiều may mắn. Tuy nhiên, đây lại là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bất kể một lễ cúng nào cũng đều đề cao sự thành tâm, vì vậy, không phải cứ mâm cao cỗ đầy, sắm thật nhiều đồ lễ mới tốt. Thay vào đó, các gia đình chỉ nên sắm lễ, vàng mã vừa phải để tránh tốn kém, lãng phí không cần thiết.

Cách cúng ông Công ông Táo

Trên đây là hướng dẫn cách cúng đưa ông Táo về trời ngày 23 tháng Chạp đúng thủ tục. Hi vọng bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích để thực hiện lễ cúng này một cách trọn vẹn nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Đừng quên thường xuyên truy cập website META.vn để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích bạn nhé!

>>> Tham khảo thêm:

  • Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất
  • Rước ông Táo về nhà ngày nào? Cách rước ông Táo về nhà bài bản nhất
  • Rút, tỉa chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo?
  • Ý nghĩa và cách thỉnh bài vị ông Táo chuẩn nhất
  • Siêu mẹo dọn nhà đón Tết nhà nhà nên biết
  • Cúng tất niên là gì? Cúng tất niên cần lễ vật, đồ cúng gì?
  • Cây nêu ngày Tết được dựng vào ngày nào, hạ vào thời điểm nào?
  • Cách cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp đúng nghi thức
  • Văn khấn đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp, bài cúng ngày 25 tháng Chạp chuẩn nhất

Nếu có nhu cầu trang bị các vật dụng nhà bếp, đồ gia dụng, bạn vui lòng truy cập website META.vn hoặc liên hệ với chúng tôi theo số hotline dưới đây: