Sử dụng đồng hồ vạn năng để đo và kiểm tra tụ điện là phương pháp an toàn, hiệu quả và chính xác nhất được nhiều kỹ sư, thợ điện, thợ bảo trì áp dụng. Dưới đây là cách đo tụ điện bằng đồng hồ vạn năng chi tiết nhất mà bạn có thể tham khảo.
Tác dụng của việc kiểm tra tụ điện
Trước khi đi vào chi tiết các bước đo tụ điện bằng đồng hồ vạn năng, các bạn cần phải hiểu rõ được ý nghĩa và tác dụng của công việc này.
Trong thực tế, việc kiểm tra tụ điện thường xuyên sẽ giúp chúng ta xác định được sự thay đổi giá trị của điện dụng. Thông qua việc so sánh giá trị đo được với giá trị ban đầu, bạn có thể nhận biết sớm hệ thống mạch điện hay linh kiện của thiết bị điện có đang gặp lỗi/ bị hỏng hay không.
Ví dụ, tụ điện của máy móc, thiết bị như điều hòa, máy lạnh, quạt điện,… nếu bị hỏng sẽ có mùi khét, gây ra tiếng kêu to và âm thanh è è khó chịu, Thậm chí, nếu không được khắc phục kịp thời khiến tình trạng nặng hơn có thể khiến cho máy không hoạt động được.
Chính vì vậy, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra tụ cho thiết bị điện để đảm bảo nó hoạt động tốt nhất, đồng thời phát hiện sự cố và kịp thời sửa chữa trong thời gian sớm nhất.
Ngoài chức năng đo giá trị điện dung của thiết bị điện trong gia đình, việc kiểm tra tụ điện còn được thực hiện khi thử nghiệm cao áp để kiểm tra khả năng cách điện của lớp điện môi trong tụ điện. Từ đó, đảm bảo sản phẩm tụ điện điện tiêu chuẩn an toàn để đưa vào sử dụng.
Cách kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ vạn năng
Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ vạn năng kim
Bước 1: Tiến hành xả hết toàn bộ điện trong tụ trước khi tiến hành kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ vạn năng để đảm bảo an toàn, độ chính xác cao khi tiến hành đo và tránh các hỏng hóc, cháy nổ trong quá trình sử dụng.
Bước 2: Chọn đồng hồ vạn năng kim có chức năng đo tụ điện sau đó điều chỉnh về thang đo Ohm (luôn luôn lựa chọn Ohm ở mức cao hơn).
Bước 3: Đặt que đo vào 2 cực của tụ điện.
Bước 4: Quan sát kết quả đo được trên màn hình và so sánh kết quả.
-
Tụ bị hở: kim chỉ thị của đồng hồ sẽ không di chuyển
-
Tụ ngắn mạch: kim chỉ sẽ chỉ mức điện trở thấp
-
Tụ hoạt động tốt: ban đầu đồng hồ sẽ hiển thị mức điện trở thấp sau đó tăng dần lên đến vô hạn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Cách đo tần số bằng đồng hồ vạn năng nhanh chóng, dễ thực hiện
Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ vạn năng điện tử hiện số
Để thực hiện cách kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ điện tử dưới đây, bạn cần phải có một đồng hồ vạn năng số có thang đo từ 1000 Ohm ở trên.
Bước 1: Xả hết toàn bộ điện trong tụ để đảm bảo không bị quá tải trong quá trình đo
Bước 2: Sử dụng đồng hồ đo điện có chức năng đo và kiểm tra tụ rồi lựa chọn chế độ Ohm (luôn luôn lựa chọn Ohm ở mức cao hơn).
Bước 3: Đặt một que đo vào 2 cực của tụ điện, sau đó đổi que đo và tiếp tục thực hiện bắt đầu từ bước 2
Bước 4: Quan sát kết quả hiển thị trên màn hình:
-
Tụ điện còn hoạt động tốt: Màn hình của đồng hồ vạn năng sẽ hiển thị dãy số trong vài giây sau đó chuyển sang chế độ Open Line (OL)
-
Tụ điện hỏng: màn hình không hiển thị kết quả, không có sự thay đổi
Xem thêm: Hướng dẫn cách đo điện 3 pha bằng đồng hồ vạn năng đúng kỹ thuật
Kiểm tra tụ điện bằng chế độ kiểm tra điện dung có ở đồng hồ vạn năng
Có một phương pháp khác để đo tụ điện bằng đồng hồ vạn năng mà không phải ai cũng biết là sử dụng chế độ kiểm tra điện dung. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Xả toàn bộ điện trong tụ và tháo hết tụ điện ra khỏi mạch
Bước 2: Chọn thang đo điện dung trên đồng hồ vạn năng
Bước 3: Chạm lần lượt 2 que đo vào 2 cực của tụ điện
Bước 4: Theo dõi kết quả trên màn hình hiển thị và so sánh:
-
Tụ điện còn tốt: giá trị trả về gần với giá trị thực của tụ điện mà nhà sản xuất cung cấp
-
Tụ điện hỏng: giá trị đo thấp hơn nhiều lần hoặc không có kết quả hiển thị. Lúc này bạn cần thay mới tụ điện.
Xem thêm: Video hướng dẫn cách kiểm tra tụ điện chi tiết dưới đây:
Top 3 đồng hồ vạn năng đo tụ điện được ưa chuộng
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1020R
Kyoritsu 1020R nổi bật với khả năng đo điện áp AC/DC lên đến 1000V cùng nhiều chức năng đo điện khác như đo điện áp, điện trở, điện dung, kiểm tra thông mạch,… Nhờ đó, thiết bị có thể đáp ứng tốt nhu cầu kiểm tra tụ bằng đồng hồ vạn năng của người sử dụng cũng như thực hiện kiểm tra, sửa chữa điện, thiết bị điện tử, điện lạnh,… dễ dàng.
Thông số kỹ thuật:
-
DC V: 6.000/60.00/600.0/1000V (Dải tự động); ±0.5%rdg ±3dgt (6/60/600V); ±0.8%rdg ±3dgt (1000V)
-
AC V: 6.000/60.00/600.0/1000V (Dải tự động); ±1.0%rdg ±3dgt [40 – 500Hz] (6/60/600V); ±1.3%rdg ±3dgt [40 – 500Hz] (1000V)
-
Điện trở (Ω): 600.0Ω/6.000/60.00/600.0kΩ/6.000/40.00MΩ (Dải tự động); ±0.5%rdg ±4dgt (600Ω); ±0.5%rdg ±2dgt (6/60/600kΩ/6MΩ); ±1.5%rdg ±3dgt (40MΩ)
-
Điện dung: 60.00/600.0nF/6.000/60.00/600.0/1000µF; ±2.0%rdg ±5dgt (60/600nF); ±5.0%rdg ±5dgt (6/60/600/1000µF)
-
Tần số: 99.99/999.9Hz/9.999/99.99kHz ±0.1%rdg ±3dgt
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1009
Kyoritsu 1009 sở hữu dải đo dòng điện xoay chiều 10A, đo điện áp AC/DC tối đa 600V với độ chính xác cao 1.5%. Ngoài ra, thiết bị này còn có thể đo được tần số, điện trở, điện dung, tụ điện, kiểm tra điốt,… đa năng.
Đồng hồ vạn năng này sở hữu bộ đếm ở phạm vi 4000 điểm, chức năng hiển thị thông số đo rõ ràng kết hợp với màn hình LCD rộng cho phép người dùng đọc kết quả đo nhanh chóng, dễ dàng ở nhiều góc độ khác nhau.
Thông số kỹ thuật:
-
DC V: 400mV/4/40/400/600V
-
AC V: 400mV/4/40/400/600V
-
DC A: 400/4000µA/40/400mA/4/10A
-
AC A: 400/4000µA/40/400mA/4/10A
-
Điện trở (Ω): 400Ω/4/40/400kΩ/4/40MΩ
-
Kiểm tra điốt: 4V/0.4mA
-
Tần số: 5.12/51.2/512Hz/5.12/51.2/512kHz/5.12/10MHz
-
Tụ điện: 40/400nF/4/40/100µF
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2012RA
Kyoritsu 2012RA được sản xuất trên dây chuyền hiện đại của Nhật Bản nên có độ bền cao và được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại.
Với độ phân giải cực nhỏ (đạt tới 0.1A) kết hợp cùng công nghệ đo chính xác True RMS, thiết bị đảm bảo cho kết quả đo điện áp, điện trở, dòng điện, điện dung,… có độ chính xác cực cao, phù hợp với các công việc bảo trì ô tô, sửa chữa hệ thống điện, điện tử, lắp đặt điện dân dụng,…
Thông số kỹ thuật:
-
DC V: 600.0 mV / 6.000 / 60.00 / 600.0 V (trở kháng đầu vào: khoảng 10 MΩ) / ± 1.0% rdg ± 3 dgt
-
AC V: 6.000 / 60.00 / 600.0 V (trở kháng đầu vào: khoảng 10 MΩ) / ± 1.5% rdg ± 5 dgt (45 đến 400 Hz)
-
AC A: 60,00 / 120,0 A / ± 2,0% rdg ± 5 dgt (45 đến 65 Hz)
-
Điện trở (Ω): 600 ohms / 6.000 / 60.00 / 600.0 kΩ / 6.000 / 60.00 MΩ Độ chính xác: ± 1.0% rdg ± 5 dgt (600/6/60/600 kΩ); ± 2.0% rdg ± 5 dgt (6 MΩ); ± 3.0% rdg ± 5 dgt (60 MΩ)
-
Kiểm tra điốt: 2 V ± 3.0% rdg ± 5 dgt Điện áp mạch mở: khoảng 2,7 V
-
Điện dung: 00,0 nF / 4.000 / 40,00 F / ± 2,5% rdg ± 10 dgt
Hy vọng với cách đo tụ điện bằng đồng hồ vạn năng mà Kyoritsuvietnam.net hướng dẫn trên đây, các bạn sẽ thực hiện thành công cũng như lựa chọn được cho mình chiếc đồng hồ vạn năng phù hợp để phục vụ công việc.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!