Lưu ngay Top cách điều trị viêm gan b hiệu quả nhất hàng đầu 2023

Viêm gan B là bệnh nhiễm trùng virus có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả ở trẻ sơ sinh. Đây là bệnh có thể gây tổn thương gan thầm lặng trong thời gian dài trước khi xuất hiện triệu chứng. Điều này khiến nguy cơ xảy ra biến chứng xơ gan, ung thư gan cũng tăng cao.

Tại sao bệnh viêm B lại nguy hiểm?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), viêm gan B là bệnh lý nhiễm virus tấn công gan; có thể gây nhiễm trùng cấp tính hoặc mạn tính. Bệnh có thể lây nhiễm qua đường máu, dịch thể, tình dục, mẹ sang con. WHO ước tính rằng có khoảng 1,5 triệu ca nhiễm viêm gan B mới mỗi năm.(4)

Nếu nhiễm viêm gan B ở tuổi trưởng thành, trường hợp chuyển đến viêm gan mạn tính chiếm dưới 5%. Trong khi đó nếu trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ mắc bệnh thì nguy cơ lên tới 95%. Có khoảng 1 trong 20 người lớn mắc bệnh viêm gan B trở thành “người mang mầm bệnh” – nghĩa là nhiễm virus mạn tính. Những người này có thể lây truyền viêm gan B cho người khác trong suốt cuộc đời.

Hầu hết trong giai đoạn đầu viêm gan B không gây ra triệu chứng cụ thể nên được xem là “căn bệnh thầm lặng”. Siêu vi có thể âm thầm tấn công gan trong nhiều năm. Nếu không bị được phát hiện và chữa viêm gan B, virus gây bệnh có thể lây truyền qua nhiều thế hệ trong gia đình cũng như ngoài cộng đồng. Điều này khiến bệnh trở nên nguy hiểm vì người bệnh có thể vô tình lây nhiễm cho nhiều người khác.

Thực tế vẫn có một số người bệnh cấp tính có thể gặp phải các biểu hiện như vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, suy nhược, buồn nôn, đau bụng, chán ăn, đau khớp hay sốt nhẹ,… Các triệu chứng này thường xuất hiện khoảng từ 60 tới 150 ngày sau khi nhiễm virus, trung bình là 3 tháng.

Người bị viêm gan cấp tính cũng có thể bị suy gan cấp tính. Ngoài ra nếu không được điều trị viêm gan B có thể dẫn tới biến chứng xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan (ung thư gan nguyên phát) khiến người bệnh có nguy cơ cao tử vong.

viêm gan b có chữa được không
Virus viêm gan B có thể âm thầm tổn thương gan mà không ra triệu chứng rõ rệt

Cách điều trị viêm gan B theo hướng dẫn của bộ y tế

Theo Quyết định số 3310/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành vào ngày 29/07/2019, việc điều trị viêm gan B có các nội dung chính như sau:(2)

1. Viêm gan B cấp tính

Đối với viêm gan B cấp tính, điều may mắn là hơn 95% trường hợp người lớn bị nhiễm bệnh có thể khỏe trở lại mà không cần thuốc kháng virus.

Các phương pháp hỗ trợ cho tình trạng cấp tính bao gồm:

  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế làm việc nặng/ gắng sức sau khi phát hiện bệnh
  • Kiêng rượu bia, giảm chất béo khi ăn uống. Trong trường hợp nôn ói nhiều/ không thể ăn uống, người bệnh sẽ được nuôi dưỡng tạm thời qua đường tĩnh mạch
  • Không nên dùng các thuốc chuyển hóa qua gan
  • Trong trường hợp bệnh diễn biến nặng hơn cần đảm bảo hô hấp/ tuần hoàn ổn định, tiêm vitamin K1 hoặc điều chỉnh chống phù não, lọc huyết tương,… dựa theo đánh giá từ bác sĩ

Chỉ định sử dụng thuốc kháng virus được thực hiện trong trường hợp chữa viêm gan B thể tối cấp; viêm gan B cấp có kèm theo 2 trong 3 vấn đề sau: bệnh não gan/Bilirubin toàn phần huyết thanh > 3 mg/dL hay > 51 µmol/L hoặc INR > 1,5; cuối cùng là thời gian mắc bệnh kéo dài > 4 tuần với xu hướng bilirubin tăng.

2. Viêm gan B mạn tính

Việc điều trị viêm gan B mạn tính có lựa chọn ban đầu là nhóm thuốc kháng virus nucleot(s)ide analogues (NAs). Với NAs, bệnh có thể cần điều trị điều trị lâu dài hoặc suốt đời. Để kiểm soát bệnh hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ điều trị.

Điều trị viêm gan B theo bộ y tế: đối với việc dùng điều trị dùng thuốc kháng virus, cần dựa vào 3 yếu tố nồng độ là ALT (enzyme Alanine Aminotransferase, được tìm thấy phần lớn ở tế bào gan), tải lượng HBV-DNA (tải lượng virus viêm gan B ở trong máu) và mức độ xơ hóa gan. Việc chẩn đoán xơ hóa gan tùy theo tình huống cụ thể mà có thể cần đến các phương pháp chẩn đoán không xâm lấn hoặc sinh thiết.

Nếu người bệnh viêm gan B nhưng không bị xơ hóa gan, việc điều trị chỉ diễn ra khi người bệnh đáp ứng 2 tiêu chuẩn về tổn thương tế bào gan và virus tăng sinh. Với phụ nữ mang thai và trẻ em là các đối tượng nhạy cảm, nếu muốn điều trị viêm gan B mạn cần xem xét cẩn thận và loại trừ các yếu tố gây tổn thương gan khác.

thuốc điều trị viêm gan b
Sử dụng thuốc kháng virus khi điều trị viêm gan B cần có chỉ định từ bác sĩ

3. Viêm gan B sau khi phơi nhiễm

Điều trị dự phòng sau khi phơi nhiễm viêm gan B là điều cần thiết. Sau khi phơi nhiễm với dịch thể, máu của người bệnh; nếu chưa tiêm phòng, không chắc chắn đã tiêm hay chưa, hoặc chưa có miễn dịch bảo vệ, thì cần tiêm HBIG (Globulin miễn dịch kháng viêm gan B) ngay, càng sớm càng tốt . Nếu tiêm 7 ngày sau khi phơi nhiễm qua đường mẹ truyền sang con hoặc đường máu; 14 ngày qua đường tình dục thì sẽ không còn hiệu quả.

4. Nhiễm đồng thời cả virus viêm gan B và viêm gan C

Viêm gan C là bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao, cũng có khả năng gây ra các tổn thương xơ hóa ở gan dẫn đến biến chứng xơ gan hoặc ung thư gan. Trong trường hợp vừa mắc viêm gan B và C, người bệnh sẽ cần điều trị viêm gan C và điều trị viêm gan B theo từng trường hợp cụ thể.

Cách chữa viêm gan b tại nhà với thực đơn dinh dưỡng

Trong quá trình điều trị viêm gan B, dinh dưỡng đóng vai trò hỗ trợ quan trọng giúp chăm sóc và phục hồi sức khỏe cho gan nói riêng và nâng cao sức khỏe tổng quan nói chung. Các triệu chứng bệnh cũng có khả năng được kiểm soát tốt hơn nhờ vào dinh dưỡng.

Nếu không xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh – với tính chất chính là ưu tiên thực phẩm giàu dinh dưỡng ít calo – sẽ khiến việc điều trị viêm gan B gặp khó khăn và kém hiệu quả hơn.

1. Thực phẩm tốt cho người bị viêm gan B

    • Trái cây và rau củ: Đây là nhóm thực phẩm quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Tăng cường chất xơ từ rau củ quả, đặc biệt là các loại rau lá xanh không chỉ mang tới việc kiểm soát viêm gan tốt hơn (do giảm lượng axit béo trong gan) mà còn giúp bạn giảm lượng thức ăn kém lành mạnh như thịt mỡ hay đồ ngọt.(3)
    • Ngũ cốc: Giúp tăng lượng protein duy trì khối lượng cơ bắp. Bạn nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt/ nguyên cám (gạo lứt, yến mạch,…) sẽ tốt hơn so với ngũ cốc tinh chế (bánh mì, bánh quy, gạo trắng,…) để nhận được nhiều giá trị dinh dưỡng mà không chứa hàm lượng calo cao.
    • Thực phẩm giàu protein: Thịt nạc, sữa, các loại hạt,… là những nguồn protein dồi dào. Tuy nhiên người đang xơ gan mất bù cần chú ý không tiêu thụ quá nhiều protein để tránh các biến chứng như tình trạng não gan. Lượng protein cần thiết chỉ nên giới hạn từ 1 đến 1,5 gam protein cho mỗi kg (kg) trọng lượng cơ thể.
    • Cà phê: Trong các loại đồ uống, cà phê có khả năng làm giảm nguy cơ hình thành xơ gan ở người bị viêm gan mạn tính. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ ra hiệu quả tốt có ở cà phê phin hơn là các thức uống cà phê khác.
    • Các loại dầu cá: Các loại dầu cá chứa nhiều axit béo omega-3 tốt cho sức khỏe. Một nghiên cứu vào năm 2021 cho biết những người có chế độ ăn cá béo 2 lần/ tuần có nguy cơ bị ung thư gan thấp hơn 54%. Một số loại cá người bệnh có thể tham khảo là cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá thu… (Fish oil = dầu cá, oily fish = cá béo)
viêm gan b lành tính có chữa được không
Chất xơ là nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe gan

2. Thực phẩm cần hạn chế

    • Rượu: Uống rượu và các đồ uống có cồn khác khiến gan chịu tổn thương nặng nề hơn. Nếu bị viêm gan B thì càng cần tránh uống rượu bia.
    • Thực phẩm mặn: Người có bệnh lý về gan không nên tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa nhiều muối như thức ăn nhanh, đồ kho, mắm các loại,… Nếu viêm gan B mạn tính đã tiến triển thành xơ gan và gây ra tình trạng tích nước (gọi là cổ trướng) thì bệnh nhân cần hạn chế lượng natri tiêu thụ mỗi ngày dưới 1000mg.
    • Thực phẩm nhiều đường: Người bị viêm gan nói chung và viêm gan B nói riêng nên cẩn thận tiêu thụ lượng đường vừa phải trong chế độ ăn uống của mình. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng virus viêm gan B, C có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường, do đó người bệnh được khuyến nghị nên tiêu thụ ít hơn 10% calo mỗi ngày từ đường.
    • Thực phẩm giàu sắt: Gan có vai trò chuyển hóa và bài tiết sắt. Cho nên khi gan bị viêm, sắt có thể trở nên ứ đọng càng làm tăng nguy cơ tổn thương gan. Do đó người bị viêm gan B nên giảm lượng thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan, hàu, đậu lăng,…

Người bị viêm gan b nên ăn gì và kiêng ăn gì? cần tăng cường các loại dưỡng chất nào, nên ăn rau củ hay thịt cá nào tốt cho người bệnh.

Chi phí điều trị viêm gan B

Tùy vào đối tượng, tình trạng bệnh và cơ sở y tế mà chi phí cho chữa viêm gan B có sự khác nhau; trung bình trong khoảng 1 triệu đồng mỗi tháng.

Địa chỉ chữa viêm gan B tốt nhất?

Khi muốn khám và điều trị viêm gan B, người bệnh nên tìm hiểu các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa về nội tiêu hóa – gan mật với các thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu điều trị.

Bên cạnh đó người bệnh cũng nên cân nhắc về chất lượng dịch vụ đi kèm nhằm mang lại sự tiện lợi và thoải mái hơn vì đây là bệnh lý có thể cần thời gian chữa bệnh kéo dài. Hiện tại việc chữa viêm gan B đã được Bảo hiểm y tế Nhà nước chi trả giúp giảm một phần gánh nặng chi phí điều trị viêm gan B cho người bệnh. Người bệnh nên điều trị tại các bệnh viện lớn để được áp dụng bảo hiểm; tránh tìm tới những địa chỉ kém uy tín để không gặp phải cảnh “tiền mất tật mang” không đáng có.

Các câu hỏi thường gặp về phương pháp chữa bệnh viêm gan B

1. Viêm gan B có chữa được không?

Mặc dù hiện tại bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng hiện tại có thuốc giúp khống chế siêu vi. Điều quan trọng là cần phát hiện bệnh sớm – nhất là ở trẻ nhỏ – và bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định điều trị từ bác sĩ.(1)

viêm gan b có tự khỏi không

2. Viêm gan B thể người lành mang bệnh có chữa khỏi được không?

Viêm gan B thể người lành mang bệnh là 1 trong 2 thể của viêm gan B mạn tính, còn gọi là thể không hoạt động. Tuy chưa thể chữa khỏi nhưng người bệnh viêm gan B thể người lành mang bệnh sẽ không có triệu chứng bệnh, bệnh cũng không gây tổn hại gan đáng kể; chỉ là virus viêm gan vẫn tồn tại trong dịch tiết và máu của người bệnh.

Không cần thiết phải dùng thuốc khi điều trị viêm gan B thể người lành mang bệnh. Thay vào đó người bệnh nên chú ý thăm khám gan định kỳ, xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp để ngăn chặn virus phát triển.

3. Viêm gan B có tự khỏi không?

Có nhiều giai đoạn viêm gan B khác nhau, trong đó có giai đoạn có thể tự khỏi sau 4-8 tuần. Đó là khi người bệnh bị viêm gan B cấp – lúc này bệnh có thể hồi phục tự nhiên.

4. Sắp có thuốc chữa khỏi viêm gan B chưa?

Việc điều trị viêm gan B hiện tại chỉ chủ yếu vào khả năng giảm tải lượng virus và giảm nguy cơ biến chứng. Tuy nhiên các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu để tìm ra phương pháp điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, giúp người bệnh không còn phải chịu cảnh “sống chung với lũ”.

Về thuốc chữa viêm gan B dứt điểm, gần đây nhất vào năm 2015, các nhà khoa học Úc đã thông báo điều chế thành công thuốc và đã thí nghiệm chữa khỏi viêm gan B mạn tính ở chuột. Việc thử nghiệm ở người cũng đã tiến hành nhưng cho tới nay thuốc vẫn chưa được bán ra thị trường. Tuy nhiên đây vẫn là tính hiệu đáng mừng cho thấy việc có thuốc viêm gan B sẽ sớm được áp dụng rộng rãi.

Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là đơn vị y tế uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về gan từ nhẹ đến nặng (Gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp tính, viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan, bệnh gan do ký sinh trùng…). Trung tâm quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội – Ngoại – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh về gan với các chuyên gia tại Trung tâm Nội soi & Phẫu thuật nội soi tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin Quý khách vui lòng liên hệ:

Viêm gan B là bệnh lý về gan âm thầm và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm và điều trị viêm gan B đúng cách cũng như điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh thì hầu hết người bệnh vẫn có thể sống khỏe mạnh với tuổi thọ cao.