20 bài tập cho mắt nhược thị tại nhà giúp đôi mắt sáng rõ hơn

Bên cạnh việc thăm khám, điều trị nhược thị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì việc áp dụng một số bài tập cho mắt nhược thị ngay tại nhà cũng là cách kết hợp cải thiện thị lực mang lại hiệu quả tích cực. Hãy dành một chút thời gian để cải thiện mắt nhược thị với những bài tập đơn giản, dễ thực hiện sau đây.

Công dụng của bác bài tập mắt nhược thị là gì?

Bên cạnh việc điều trị nhược thị theo chỉ định của bác sĩ thì một số một số bài tập cho mắt giúp bạn cải thiện và kiểm soát điều này. Thực hiện các bài tập này mỗi ngày giúp tăng cường cơ mắt, và huấn luyện não và mắt yếu hơn có thể làm việc với nhau hiệu quả (1).

Tuy nhiên, đối với trẻ em, nếu chỉ sử dụng các bài tập cho mắt không thể loại bỏ được mắt nhược thị mà cấn kết hợp với các kỹ thuật khác nữa và bé cũng cần phải đeo kính chứ không thể bỏ ngay được.

Việc luyện tập ở trẻ nhỏ cần sự theo dõi sát sao của bố mẹ, cũng như khuyến khích, nhắc nhở, theo dõi trẻ thực hiện thường xuyên giúp trẻ có thể phục hồi thị lực trong thời gian nhanh nhất.

Ngoài ra, để giúp trẻ phục hồi thị lực trong thời gian điều trị, cha mẹ nên hỏi thêm ý kiến chuyên gia cũng như cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.

Trong bài viết này, Wit Ecogreen sẽ gợi ý cho bạn những bài tập cho mắt nhược thị được các bác sĩ nhãn khoa khuyến khích áp dụng.

Hướng dẫn bài tập cho mắt nhược thị chuẩn khoa học

Mắt nhược thị ở người lớn hoặc trẻ em đều có thể được cải thiện phần nào với các bài tập sau đây. Mỗi ngày chỉ cần dành ra 15-20 phút để tập luyện. Để bắt đầu, hãy phóng to các ảnh động được hiển thị bên dưới. Mỗi bài tập cần lặp lại 2-3 phút, mỗi ngày nên tập 2 lần.

1. Đảo mắt theo chiều kim đồng hồ

Cách tập như sau: Che mắt bình thường lại, và tập trung vào chấm đỏ di chuyển mắt theo chấm này theo chiều kim đồng hồ.

bài tập mắt nhược thị 1

2. Đảo mắt ngược chiều kim đồng hồ

Bài tập này tương tự như bài tập trên, mắt nhìn theo chấm đỏ, nhưng đảo mắt ngược với chiều kim đồng hồ.

Đảo mắt ngược chiều kim đồng hồ

3. Đảo mắt theo chiều lên xuống

Cách tập như sau: Mắt vẫn tập trung vào chấm đỏ và cho mắt di chuyển lên xuống theo đường thẳng. Ngoài ra, bạn có thể di chuyển trái phải nếu muốn tập thêm.

Đảo mắt theo chiều lên xuống

4. Chuyển động lốc xoáy sang phải

Cách tập như sau: Mắt tập trung vào chấm đỏ rồi chuyển động mắt theo hình lốc xoáy sang bên phải (theo chiều kim đồng hồ).

Chuyển động lốc xoáy sang phải

5. Chuyển động lốc xoáy sang trái

Cách thực hiện bài tập như sau: Mắt nhìn vào chấm đỏ, rồi từ từ di chuyển theo hình lốc xoáy như bài tập trên nhưng theo hướng ngược lại (ngược chiều kim đồng hồ).

Chuyển động lốc xoáy sang trái

6. Đảo mắt theo đường zíc zắc

Cách tập như sau: Mắt nhìn một góc trên cùng bên trái, rồi di chuyển sang bên phải, sau đó lại kéo qua trái như hình zíc zắc.

Đảo mắt theo đường zíc zắc

7. Vẽ hình cánh bướm

Cách tập như sau: Hướng mắt ở góc trên cùng bên trái rồi di chuyển mắt xuống dưới góc bên phải. Rồi tiếp tục di chuyển mắt xuống góc dưới bên trái rồi đưa mắt lên góc trên cùng bên trái nơi bạn bắt đầu để kết thúc.

Vẽ hình cánh bướm

8. Đảo mắt theo đường chéo

Bài tập được thực hiện như sau: Đặt mắt ở góc bên trái dưới cùng, rồi di chuyển góc trên cùng bên phải. Sau đó, đưa mắt về vị trí ban đầu.

Đảo mắt theo đường chéo

9. Đảo mắt lượn sóng

Bài tập như sau: Nhìn chấm đỏ ở góc trái phía dưới cùng rồi đảo mắt thành một đường lượn sóng, nhấp nhô lên xuống.

Đảo mắt lượn sóng

10. Đảo mắt theo dấu vô cực

Bài tập như sau: Hướng mắt vào giữa màn hình rồi đưa mắt chuyển động theo chấm đỏ thành hình dấu vô cực.

Đảo mắt theo dấu vô cực

11. Đảo mắt theo hình xoắn ốc

Cách tập như sau: Mắt nhìn vào chấm đỏ từ bên ngoài và di chuyển từ từ vào trung tâm khung hình theo hình xoắn ốc.

Đảo mắt theo hình xoắn ốc

12. Chấm tròn kích thước giảm dần

Bài tập như sau: Mắt vẫn tập trung vào chấm đỏ, và di chuyển theo chấm đỏ theo kích thước giảm dần.

Chấm tròn kích thước giảm dần

13. Vẽ hình bán nguyệt hướng xuống

Bài tập như sau: Tập trung vào chấm tròn và di chuyển theo hình bán nguyệt hướng xuống.

Vẽ hình bán nguyệt hướng xuống

14. Vẽ hình bán nguyệt hướng lên

Bài tập như sau: Tập tương tự như hình trên nhưng theo hướng ngược lại, đi lên.

Vẽ hình bán nguyệt hướng lên

15. Đảo mắt theo chiều ngang

Bài tập như sau: Tập trung mắt ở góc trên cùng bên trái và di chuyển mắt theo chiều ngang đến góc trên cùng bên phải. Tiếp tục di chuyển nhưng lấy điểm bắt đầu ở giữa và cuối khung hình.

Đảo mắt theo chiều ngang

Nguồn tham khảo : Brightside

Thực hiện các bài tập mắt cho người bị nhược thị cùng các phụ kiện

1. Bài tập với đèn nến

Bài tập được thực hiện như sau: Cho con ngồi trong phòng tối và chỉ thắp một cây nến sáng. Sau đó dặn trẻ ngồi tĩnh tâm và nhìn thẳng vào ngọn nến đang cháy và không được chớp mắt cho dù nước mắt giàn giụa, chỉ được chớp mắt khi mắt quá mỏi. Mỗi lần làm khoảng 5 phút và duy trì 3 lần mỗi ngày. Với bài tập này nên cho trẻ thực hiện vào buổi tối là tốt nhất (2).

2. Bài tập với bút

Bài tập này thực hiện khá đơn giản như sau: Bé cầm cây bút đưa thẳng trước mặt, rồi di chuyển sang phải, sang trái, và mắt bé phải dõi theo sự di chuyển đó liên tục. Khi nào quá mỏi thì bé nên dừng lại nghỉ ngơi và thư giãn. Trong lúc này, cha mẹ nên giúp bé thực hiện các động tác massage mắt giúp bé được thư giãn. Nên thực hiện di chuyển bút từ trái sang phải khoảng 10 lần trong mỗi lần tập, nên tập 2-4 lần mỗi ngày.

bài tập nhược thị với dụng cụ

Những bài tập cho người nhược thị trên các phần mềm khá phong phú

3. Bài tập với dây

Với bài tập này cần có 1 người bên cạnh để hỗ trợ cho trẻ. Một người (mẹ hoặc bố) ngồi đối diện với bé, khoảng cách giữa 2 người là 1m. Mẹ cầm đầu dây cho con có thể đặt mũi lên được, cách dây đến mũi chừng 1 cm.

Đầu dây còn lại cho bé cầm, và đồng thời cầm tấm bìa di chuyển để kiểm tra thị lực. Mẹ cần quan sát và chỉnh lại cho con sao cho tấm bìa phải kề sát sợi dây, di chuyển từ xa đến gần, cho đến khi bạn không còn đọc được chữ trên tấm bìa thì dừng lại. Lúc này hãy lấy bút đánh dấu vào điểm dừng trên dây, điểm dừng càng xa thì thì cho thấy thị lực của bé càng tốt.

4. Bài tập với màn hình máy tính

Phương pháp này, bé sẽ được thực hiện các bài tập khá vui nhộn như: hứng trứng gà, tìm gà bay… Bé có thể chọn lựa bài tập mà mình thích. Những bài tập này giúp mắt vận động, kích xạ phản ứng và điều tiết mắt nhanh hơn. Các phần mềm này có nhiều bài tập khác nhau giúp bệnh nhân điều trị, phù hợp với tình trạng nhược thị nặng hay nhẹ của bé.

Lúc đầu, bé sẽ làm quen với những bài tập nhẹ nhàng sau đó sẽ tăng dần độ khó. Nên duy trì tập luyện thường xuyên 15-60 phút mỗi ngày. Nên cho bé thực hiện 15 phút mỗi lần. Không nên tự ý kéo dài bài tập vì ánh sáng xanh nguy hại phát ra từ màn hình máy tính có thể gây tổn thương thị giác của trẻ, làm tình trạng nhược thị trầm trọng hơn.

5. Tập mắt với các thiết bị chuyên dụng

Các bé sẽ được chơi các trò chơi như: vẽ, xếp hình, chơi cờ caro, đánh cờ tướng… Tùy vào độ tuổi, bé sẽ lựa chọn trò chơi phù hợp với mình. Thông qua các trò chơi này, tế bào thần kinh trong võng mạc và hệ thống trung khu thần kinh thị giác được kích thích nhanh hơn, giúp mắt điều tiết tốt hơn.

Tiếp theo, các em sẽ được làm quen với thị lực chuyên dụng để tăng điều tiết thể của thể mi (là phần nằm giữa mống mắt và hắc mạc, nhô lên ngay ở màng bồ đào). Thể mi có nhiệm vụ điều tiết mắt, giúp thị lực mắt tốt hơn, có thể nhìn thấy các vật thể xa và tiết ra thủy dịch nhờ tế bào lập phương ở mi. Sau đó, các em sẽ được chơi tâng bóng bàn, để giúp các cơ vận nhãn và điều tiết tốt hơn.

Hướng dẫn chữa trị bệnh nhược thị hiệu quả

Theo các chuyên gia nhãn khoa, bệnh nhược thị nên được điều trị càng sớm càng tốt, nếu để lâu thì việc điều trị khó khăn và không thể chữa hết. Qua việc thăm khám, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực và từ đó có sự can thiệp hợp lý như(3):

  1. Phẫu thuật thủy tinh thể, điều trị lác mắt, sụp mí
  2. Đeo kính thuốc điều chỉnh
  3. Sử dụng thuốc Atropin theo chỉ định của bác sĩ
  4. Lên phác đồ điều trị nhược thị: bịt mắt lành, tập chỉnh quang bằng các bài tập luyện như bịt một mắt lành và tập nhìn bằng mắt bị bệnh, hoặc có thể tra thuốc mắt lành suy yếu, kích thích thị giác của mắt bệnh. Phương pháp này giúp hoạt động thị giác phát triển thị giác tích cực, hoặc kích thích chức năng võng mạc, luyện tập thị giác 2 mắt…

Tùy vào trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể. Bạn cần trao đổi với bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất. Yếu tố quan trọng trong việc điều trị nhược thị cho trẻ là cần xác định rõ nguyên nhân, mức độ bệnh cũng như cách chăm sóc, kết hợp các bài tập cho mắt nhược thị giúp việc điều trị sớm đạt kết quả.