Cách đi giày cao gót không bị đau chân

Để giày cao gót trở thành những trợ thủ đắc lực về phong cách, phái đẹp cần cảm thấy thoải mái, tự tin.Nếu bạn muốn không bị đau chân khi diện kiểu giày này, hãy tham khảo 9 cách khắc phục sau.

1. Sử dụng băng dán cá nhân khi đi giày cao gót

Urgo từ lâu đã được biết đến như cứu tinh của hội chị em khi diện những đôi giày mới. Độ mới đi kèm độ cứng của giày đến khiến những vùng chân như gót chân, mũi chân dễ bị trầy xước, phồng rộp hay chai sần. Một vài miếng urgo bé xinh, dán vào những khu vực xảy ra nhiều ma sát của chân sẽ giúp bạn hạn chế những tổn thương không đáng có. Urgo cũng giống như thần dược, giúp bạn diện giày cao gót dễ chịu, thoải mái hơn.

2.Sử dụng phấn rôm khi đi giày cao gót

Với thành phần chứa bột Talc có tác dụng giảm ma sát, chống dính, phấn rôm rất có tác dụng trong việc giúp chân bạn không bị cọ sát quá mạnh khi đi giày. Bên cạnh đó, tác dụng hút ẩm, khử mùi của bột Talc giúp chân bạn luôn khô thoáng khi đi chân trần, giảm mùi hôi nếu đi tất. Một vài hạt phấn rôm nhỏ bé lại có tác dụng lớn bất ngờ cho những tín đò của giày cao gót.

3. Dùng tất dày và máy sấy khi đi giày cao gót

Mua giày đúng size là điều căn bản của mua sắm. Tuy nhiên, nếu bạn có lỡ sở hữu một đôi giày hơi kích chân nhưng rất đẹp? Khoan vội bỏ đi, nhất là với giày da, Elly mách bạn một mẹo nhỏ: Bạn hãy đi một đôi tất, sau đó xỏ chân vào đôi giày chật từ 1-2 phút. Tiếp theo, bạn cởi giày rồi sử dụng máy sấy sấy đều quanh những vùng bên trong đôi giày và để nguội. Nhiệt độ cao cùng với việc bạn đã đi tất xỏ vào giày trước đó sẽ giúp phần da giày được nới ra 1 chút. Bạn sẽ thấy đôi giày chật bỗng vừa hơn, đi đỡ đau chân hơn. Lưu ý, cách đi giày cao gót không bị đau chân nhờ nới giày này chỉ nên áp dụng 1-2 lần với giày da. Không nên lạm dụng vì da giày sẽ bị bong tróc, cách này không tác dụng với các chất liệu khác.

4. Dùng lăn khử mùi khi đi giày cao gót

Giống như phấn rôm, trong thành phần của lăn khử mùi cũng có chứa bột Talc.Khi diện một đôi giày nữ mới, nếu không có phấn rôm, bạn có thể sử dụng lăn khử mùi xoa lên gót chân, mũi chân để giảm lực ma sát khi vận động. Tác dụng khử mùi vượt trội được cam kết bởi các nhà sản xuất cũng giúp chân bạn tiết ra ít mồ hôi hơn.Để tăng hiệu quả giảm chà xát, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm cho chân trước khi lăn khử mùi.

5. Dùng miếng lót giày bằng silicon

Một trong những phụ kiện giày dép được ưa chuộng hiện nay là lót giày silicon.Khác với những cách đi giày cao gót không bị đau chân phía trên, miếng lót silicon là sản phẩm chuyên dụng, hỗ trợ phái đẹp khi đi giày. Với thuộc tính dẻo, mềm những miếng lót mới còn khá mát, lót giày silicon không chỉ mang đến cảm giác êm ái, giảm đau nhức mà còn làm cho dáng đi trên giày cao gót đẹp hơn. Miếng lót giày bằng silicon sẽ là cứu cánh hợp lý cho cả những người mới tập đi giày cao. Ngoài miếng lót bằng silicon trên thị trường còn có các miếng lót khác bằng mút cũng khá mềm và êm.

6. Đặt túi nilon đựng nước vào giày cao gót

Nếu như biện pháp đi tất và dùng máy sấy chỉ nới được giày da, thì với việc đặt túi nilon nước vào trong giày có thể áp dụng được với cả những chất liệu làm giày khác nhau. Cách làm rất đơn giản như sau: -Bước 1: Lấy 2 túi nilon chứa đầy nước sạch, buộc chặt rồi để vào trong đôi giày. -Bước 2: Đặt đôi giày chứa túi nilon nước vào ngăn đá tủ lạnh qua đêm. Khi nước trong túi nilon đông thành đá, nó sẽ có tác dụng làm rộng giày. Đôi giày sau khi được tác động để rộng ra sẽ vừa chân hơn, hạn chế gây đau nhức lên các vùng chân nhạy cảm.

7.Dán băng dính vào ngón áp út và ngón giữa

Theo nghiên cứu của Mayo Clinic-Bệnh viện đa khoa số 1 nước Mĩ, việc đau nhức,tê buốt ngón chân khi sử dụng giày cao gót ở nữ giới là do đã tác động mạnh đến dây thần kinh nẳm ở giữa ngón giữa và ngón áp út của bàn chân. Một cách đi giày cao gót không bị đau chân nữa là trước khi xỏ giày, bạn nên cố định ngón chân giữa và ngón áp út lại với nhau. Điều này sẽ làm giảm bớt tác động lên dây thần kinh gây đau. Vì thế, bạn có thể sử dụng urgo bó hai ngón chân giữa và áp út, để mỗi khi đi giày cao, cảm giác ê nhức sẽ ít đi.

8. Làm giảm độ cứng của giày bằng xà phòng bánh và sáp nến

Đây là cách làm giảm đau chân khi đi giày cao gót của các mẹ,các bà ngày xưa. Sử dụng sáp nến và xà phòng bánh sẽ làm mềm đôi chút phần da giày, khi cọ vào gót chân hay mũi chân sẽ đỡ bị xước da hơn. Dù cách làm này đã cũ, nhưng bạn vẫn có thể áp dụng kết hợp với dán urgo.

9. Luôn chọn giày cao gót đúng size của mình

Một đôi giày nữ cao gót sang trọng, thanh lịch đến mấy cũng sẽ bớt sang, kém duyên đi rất nhiều nếu không vừa với đôi chân người đi. Nên việc chọn đúng size giày vừa chân là điều tối quan trọng. Một đôi giày nữ thời trang, vừa vặn, ôm trọn đôi bàn chân chính là cách đi giày cao gót không đau chân hiệu quả nhất.

Với 9 gợi ý về cách đi giày cao gót không đau chân , Elly hi vọng đã giúp bạn tìm được một vài cách phù hợp để vững bước, sải chân tự tin trên những đôi giày duyên dáng.