Cách đăng ký mã OTP bảo hiểm xã hội – Thuế Ánh Dương

Hiện nay, để tra cứu thông tin về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)… thì bạn cần phải biết cách đăng ký mã OTP bảo hiểm xã hội. Công ty hoặc cá nhân người lao động chủ động thực hiện thủ tục này.

Tại sao phải đăng ký mã OTP bảo hiểm xã hội?

Hiện nay, khi tiến hành tra cứu thông tin về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)… và thực hiện các thủ tục hành chính khác trên Cổng dịch vụ công Quốc Gia hoặc Hệ thống BHXH Việt Nam, thì bạn bắt buộc phải dùng đúng số điện thoại đã đăng ký để nhận mã OTP.

Mục đích của việc này là để bảo mật thông tin cá nhân và thông tin về quá trình đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp… Vì thế, thông tin về số điện thoại phải được đăng ký chính xác, trùng khớp thì mới có thể thực hiện việc tra cứu và thủ tục khác.

Thủ tục đăng ký số điện thoại nhận mã OTP dành cho công ty

Đối tượng thực hiện thủ tục: công ty, doanh nghiệp.

Thủ tục đăng ký số điện thoại với cơ quan BHXH được hướng dẫn bởi Công văn 5147/BHXH-QLT, về việc Phối hợp triển khai thực hiện một số nội dung về thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và cấp thẻ BHYT.

Trình tự thủ tục đăng ký mã OTP (công ty)

Đối với người lao động đang tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, công ty đăng ký qua 03 bước sau:

Bước 1: Người lao động cung cấp số điện thoại cho đơn vị;

Bước 2: Đơn vị lập Mẫu TK1-TS

Bước 3: Đơn vị gửi hồ sơ điện tử theo mã thủ tục 122QD1259N cho cơ quan BHXH

Trường hợp, đơn vị khi có phát sinh tăng mới lao động mà chưa cung cấp số điện thoại cho cơ quan BHXH, công ty thực hiện:

Bước 1: Đơn vị hướng dẫn người tham gia kê khai tờ khai TK1-TS với đầy đủ thông tin và số điện thoại di động của cá nhân người tham gia;

Bước 2: Đơn vị gửi hồ sơ điện tử theo mã thủ tục 122QD1259N đến cơ quan BHXH;

Trường hợp đơn vị có số lao động lớn thì lập danh sách D02-TS bổ sung số điện thoại di động của người lao động vào cột ghi chú, trên sheet import_SMS có trường (SDT) số điện thoại, gửi hồ sơ điện tử theo mã thủ tục 122QD1259N đến cơ quan BHXH.

Tại Công văn 2242/BHXH-CNTT do BHXH Thành phố Hồ Chí Minh ban hành ngày 08/11/2018 cũng hướng dẫn: Cơ quan BHXH các quận, huyện khi giải đáp vướng mắc tra cứu quá trình tham gia BHXH, BHYT, BHTN (C13-TS) của người lao động, hướng dẫn người lao động tra cứu bổ sung thông tin số điện thoại tại các cơ quan BHXH trên địa bàn theo mẫu TK1-TS (thủ tục hồ sơ một cửa số 608).

Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc

Cách đăng ký mã OTP bảo hiểm xã hội dành cho cá nhân

Đối tượng thực hiện thủ tục: người lao động đã nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm tự nguyện.

Đối với người lao động đã nghỉ việc:

Bước 1: Người lao động kê khai Mẫu TK1-TS;

Bước 2: Người lao động gửi trực tiếp cơ quan BHXH nơi cư trú để bổ sung hoặc điều chỉnh số điện thoại cá nhân.

Đối với người tham gia BHXH tự nguyện:

Người tham gia BHXH mang theo Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân và tờ khai TK1-TS tới cơ quan BHXH nơi đóng BHXH để đăng ký số điện thoại.

Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan BHXH nơi cư trú

Cách nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp. Không thể đăng ký số điện thoại với cơ quan BHXH qua hình thức online (qua mạng).

Thời gian giải quyết:

Trong thời hạn 10 ngày thì cơ quan bảo hiểm xã hội nhập thông tin số điện thoại của bạn, bạn sẽ tra cứu được quá trình tham gia BHXH, BHYT dựa vào mã số OTP được gửi về qua số điện thoại đã đăng ký.

Sau Khi đăng ký thành công số điện thoại với cơ quan bảo hiểm xã hội thì bạn truy cập vào trang web: tiến hành điền đầy đủ thông tin để tra cứu tổng thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội của mình.

Dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội trọn gói cho công ty

Đăng ký bảo hiểm cho công ty mới thành lập

Thủ tục giải thể công ty với cơ quan bảo hiểm