Cúng đưa ông bà về nhà ăn Tết vào ngày 25 tháng Chạp chính là một nét văn hóa thể hiện lòng hiếu thảo của người Việt Nam. Vậy cách cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp đúng nghi thức như thế nào? Hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời bạn nhé.
Ý nghĩa của tục cúng đưa ông bà 25 tháng Chạp
Lễ cúng ngày 25 tháng Chạp hằng năm còn gọi là lễ cúng đưa ông bà về nhà ăn Tết. Đây là nghi thức quan trọng và được người Việt Nam duy trì từ bao đời nay. Người Việt Nam luôn tin tưởng rằng, dù đã đi xa thế giới này, nhưng linh hồn của tổ tiên, ông bà vẫn luôn bên cạnh con cháu và có thể về nhà ngự trên bàn thờ gia tiên nếu được kêu cầu, đưa rước. Chính vì thế, mỗi độ Tết đến, xuân về, nhà nhà lại thực hiện nghi lễ này vào dịp 25/12 Âm lịch. Tục lệ này nhằm thể hiện mong muốn đưa rước ông bà, tổ tiên về nhà để “ăn Tết” cùng với con cháu trong gia đình. Đây là một trong những nghi lễ thể hiện tấm lòng thành kính, luôn sống hướng về cội nguồn, sống hiếu thảo, có trước, có sau của người Việt Nam.
Cách cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp đúng nghi thức
Cách cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp đúng nghi thức như thế nào? Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn nghi thức cúng rước ông bà vào ngày này để bạn tham khảo nhé:
Mâm cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp gồm những gì?
Cũng như nhiều lễ cúng khác, mâm cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp sẽ có sự khác nhau tùy vào vùng miền, địa phương hay hoàn cảnh, điều kiện của mỗi gia đình. Mâm cúng không nhất thiết phải quá to, quá hoành tráng nhưng cần thể hiện được tấm lòng hướng về cội nguồn của gia chủ.
Mâm cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp có thể gồm các lễ vật như sau:
- 1 bình hoa tươi
- 1 đĩa trái cây
- Đèn cầy hoặc nến
- Trà, nước, rượu
- 1 đĩa bánh kẹo
- Vàng mã…
Ngoài ra, các gia đình cũng có thể chuẩn bị thêm 1 mâm lễ chay hoặc 1 mâm lễ mặn với những món ăn quen thuộc giống mâm cỗ Tết. Tuy nhiên nếu không có điều kiện thì chỉ cần chuẩn bị những lễ vật ở trên là được rồi.
Cách cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp đúng nghi lễ
Nghi lễ cúng đưa ông bà 25 tháng Chạp cũng giống như nhiều nghi lễ khác. Gia chủ chuẩn bị đầy đủ lễ vật, đặt lên bàn thờ gia tiên, nếu có mâm cỗ thì đặt ở bàn rồi đặt phía trước bàn thờ.
Sau đó, gia chủ cần ăn mặc chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng, thắp nhang, nến hoặc đèn cầy lên bàn thờ rồi lạy và đọc bài cúng ngày 25 tháng Chạp để mời tổ tiên, ông bà về tại gia chung nhà mình.
Khi làm lễ, gia chủ cần khấn to, rõ ràng và mở cửa chính, cửa sổ ra nhé. Khi hương cháy hết 2/3 thì gia chủ có thể xin hạ lễ.
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được cách cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp đúng nghi thức. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
>>> Tham khảo thêm:
- Văn khấn lễ tất niên 29 Tết – Bài cúng chiều 29 Tết đúng nghi lễ
- 2 Bài cúng rước ông bà, văn khấn rước ông bà tổ tiên ngày 29 Tết
- Cách cúng rước ông bà 29 Tết đúng nghi thức
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!