Bác sĩ Hoàng Văn Lý, Trưởng khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Hữu Nghị, cho biết, đau vai gáy cấp là bệnh cơ xương khớp thường gặp, xảy ra khi thời tiết chuyển mùa từ thu sang đông hoặc từ xuân sang hạ. Thời điểm này, số người bệnh đau vai gáy cấp thường tăng khoảng 20 đến 30%.
Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp. Người có tiền sử thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm, người ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, làm việc trên máy tính nhiều giờ liền, căng thẳng, không có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn… dễ mắc bệnh này. Khi thay đổi môi trường đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại, thói quen nằm ngủ gối đầu quá cao… cũng gây đau vai gáy.
Cơn đau xuất hiện đột ngột, có thể đau cổ gáy một bên hoặc cả hai bên. Cơn đau từ vùng cổ, gáy lan xuống vai và cánh tay. Sờ vào vùng cổ, gáy thấy khối cơ co cứng, gờ lên và ấn vào rất đau. Người bệnh không thể quay cổ hoặc quay cổ rất khó khăn do cổ bị cứng và đau.
Người bệnh đau là do hiện tượng cơ co chèn ép các đầu mút dây thần kinh cảm giác. Mặt khác, cơ co cứng chèn ép các mạch máu đi trong khối cơ. Lưu lượng máu đến và đi từ khối cơ giảm, các chất trung gian chuyển hóa như acid lactic, acid pyrovic bị ứ đọng cũng gây đau cơ.
Bệnh cấp tính và không gây ảnh hưởng đến tính mạng, có thể tự khỏi. Tuy nhiên thời gian kéo dài, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và công việc nếu không được điều trị kịp thời.
Y học cổ truyền có nhiều phương pháp điều trị đau vai gáy không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, cứu điếu ngải… Trong đó phương pháp chườm ngải, tức sử dụng muối rang và ngải cứu, hiệu quả, đơn giản và dễ thực hiện tại nhà.
Trong Đông y, ngải cứu là vị thuốc khu phong trừ thấp, ôn thông kinh lạc. Ngải cứu kết hợp với sức nóng của muối rang làm cho khí huyết lưu thông, giãn các mạch máu ngoại vi, có tác dụng giãn cơ, giảm đau.
Cách thực hiện: Dùng một kg muối hạt, rang nóng cho vào túi vải buộc đầu, dàn đều, sau đó rải một lớp ngải cứu tươi lên trên, cuối cùng dùng miếng vải hoặc khăn mặt trải che lên lớp ngải, tạo thành gối, gối lên cổ.
Thực hiện 1-2 lần trong một ngày. Hơi nóng từ muối rang và vị thuốc ngải cứu giúp các cơ ở vai gáy giãn ra, các đầu mút thần kinh được giải phóng và tuần hoàn mạch máu được lưu thông, các chất trung gian chuyển hóa được đào thải, bệnh hết đau. Khi gối nguội, chỉ cần xóc lại túi muối để những hạt còn ấm bên trong đảo ra bên ngoài.
Muối hạt có thể tái sử dụng nhiều lần khi đựng trong túi sạch, chỉ cần thay đổi lớp ngải cứu bọc bên ngoài. Khi chườm, chú ý điều chỉnh nhiệt độ vừa với cảm giác da, tránh gây bỏng.
Theo bác sĩ Lý, phương pháp chườm ngải cứu đã có từ lâu. Từ xưa các thầy thuốc đông y sử dụng viên gạch nung nóng sau đó phủ lớp ngải cứu lên trên mặt viên gạch để chườm vào phần đau ở vai gáy. Phương pháp này phức tạp và cầu kỳ, vì vậy ngày nay dùng muối rang thay cho gạch nung.
Ngoài ra, có thể dùng tay xoa bóp vùng cổ cho cơ mềm ra, hoặc đan hai tay vào nhau sau đó chà xát mạnh vào vùng vai gáy cho đến khi da cổ nóng lên cũng có tác dụng giãn cơ, giảm đau.
Bác sĩ Lý cho rằng không nên quá phụ thuộc vào thuốc chữa bệnh, bỏ quên chăm sóc sức khỏe cá nhân. Người làm việc phải ngồi lâu một tư thế, sau mỗi 45 phút nên dành 5 phút nghỉ ngơi, dùng tay xoa bóp vùng cổ, gáy, vận động quay cổ nhẹ nhàng để giảm nguy cơ đau vai gáy.
Thường xuyên tập thể dục thể thao để phòng bệnh. Khi ngủ không gối đầu quá cao, ngủ ở nơi thoáng mát, tránh nơi có nhiều gió, gió lùa, nhiệt độ quá lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Chi Lê
- Ngải cứu – món ăn có dược tính cao
- Chữa đau xương khớp nhờ ngải cứu
- Ăn trứng gà ngải cứu có thể sảy thai
- Ngải dại có thể dùng thay ngải cứu?
- Ngải cứu – vị thuốc của chị em
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!